Theo TTCP, việc này không đúng với trình tự, thủ tục; trách nhiệm thiếu sót trên thuộc UBND huyện Hoài Đức và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan tham mưu giúp UBND TP Hà Nội trong công tác quản lý.
Cùng với đó, phương án đấu giá ban hành tại quyết định số 368 ngày 19/1/2018 của UBND huyện Hoài Đức có quy định đấu giá theo phương thức trả giá lên.
Tuy nhiên, trên thực tế, đã tổ chức đấu giá 269 thửa đất với hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng, không theo phương thức trả giá lên là không đúng với quy định tại Luật Đấu giá tài sản.
Ngày 19/1/2018, UBND huyện phê duyệt kế hoạch đấu giá. Nhưng ngày 15/1/2018, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thương thảo và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn thẩm định giá, thiếu sự công khai lựa chọn đơn vị thẩm định giá.
Đáng chú ý, TTCP nêu rõ, sau 1 năm ký hợp đồng UBND huyện Hoài Đức và đơn vị thẩm định giá vẫn chưa có nghiệm thu sản phẩm và thanh quyết toán, nhưng vẫn lấy kết quả làm cơ sở thẩm định giá.
Quá trình khảo sát giá, đơn vị thẩm định giá bỏ qua nhiều nội dung tham khảo giá, không tham khảo giá các vị trí đã đấu giá thành công trong khu vực; thông tin giá bất động sản trên sàn, chưa có chi phí đầu tư hạ tầng, quá trình thẩm định giá khởi điểm không có văn bản của các đơn vị liên quan...
Theo cơ quan thanh tra, việc ký hợp đồng với đơn vị đấu giá là Công ty CP Đấu giá và Thương mại Việt Nam nhưng Trung tâm phát triển quỹ đất đứng ra thu tiền đặt trước của khách hàng bằng hình thức khách chuyển tiền vào tài khoản của Trung tâm là không đúng quy định tại Luật Đấu giá tài sản.
Số tiền đặt trước của khách được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; việc đặt tiền trả trước chỉ được thu bằng tiền mặt khi thửa đất có giá trị dưới 5 triệu đồng. Tuy nhiên, việc Trung tâm phát triển quỹ đất vẫn thu tiền khách hàng nộp tiền mặt với số tiền 9,5 tỷ đồng là không đúng quy định.
TTCP nêu rõ theo quy chế đấu giá, mỗi hộ gia đình chỉ được 1 cá nhân tham gia đấu giá. Tuy nhiên, tại phiên đấu giá ngày 11/2/2019 khu Trũng Trên - Đìa Các, có 7 hộ gia đình có 2 đến 3 người cùng hộ khẩu, phô tô chia tách hộ khẩu để tham gia trong cùng một phiên đấu giá. Việc này, theo cơ quan thanh tra là vi phạm quy định về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định 216 của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng chú ý, đơn vị tổ chức phiên đấu giá thiếu chặt chẽ trong công tác phát hành hồ sơ tài liệu, có nhiều phiếu thu không có chữ ký của người nộp tiền và người thu tiền. Nguyên nhân do việc giám sát thiếu chặt chẽ của chủ tài sản, đơn vị được giao tổ chức đấu giá là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức và Công ty CP Đấu giá và Thương mại Việt Nam.
Tại khu đấu giá Cổ Bổng, TTCP chỉ rõ có việc ký hợp đồng đấu giá trước khi phê duyệt giá khởi điểm.
Cụ thể, ngày 16/2/2016, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 714 về việc xác định giá khởi điểm làm cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất làm nhà ở tại khu Cổ Bồng, xã Di Trạch.
Nhưng này 22/1/2015, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức đã ký hợp đồng với Công ty CP đấu giá và Thương mại Việt Nam. Việc này chưa đúng quy định. Thậm chí, 2 đơn vị này còn tự ý hoãn tổ chức đấu giá 4 lô đất khi chưa được cấp thẩm quyền chấp thuận là tùy tiện.
Trước những vi phạm trong công tác tổ chức đấu giá đất của huyện Hoài Đức nêu trên, TTCP đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện tổ chức đấu giá đất các khu đất có diện tích trên 5.000 m2 và giá trị trên 30 tỷ đồng để bảo đảm thực hiện đúng quy định và kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện. TTCP cũng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Hoài Đức kiểm điểm trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến những thiếu sót nêu trên; rà soát, chấn chỉnh lại công tác tổ chức đấu giá đất, đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức kiểm điểm trách nhiệm trong quá trình tổ chức đấu giá đã để xảy ra sai sót, thiếu chặt chẽ, tham mưu và trình phương án đấu giá sai quy định. Cơ quan thanh tra cũng đề nghị xử lý vi phạm đối với đơn vị tổ chức phiên đấu giá là Công ty CP Đấu giá và Thương mại Việt Nam do đã không tuân thủ nguyên tắc trong đấu giá, ban hành quy chế đấu giá và thực hiện hiện phiên đấu giá không đúng quy định. |
Vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên chồng bà Khánh là ông Vũ Văn Lật đã lặn lội vào Nghệ An làm nghề mộc. Không may, ông bị bệnh sốt rét, không cứu chữa kịp thời nên qua đời vào năm 1985.
Cũng bởi cái nghèo, bà Khánh không có đủ tiền lo ma chay cho chồng, đành nhờ những người làm cùng chôn cất ông Lật ở nơi đất khách quê người. Phải tới 10 năm sau, khi các con đã khôn lớn, trưởng thành, bà mới mang hài cốt của chồng về quê an táng.
Con trai thứ hai của bà là Vũ Văn Long (53 tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh, động kinh, phong giật từ khi mới chào đời. Trong khi vẫn đang vất vả chăm anh Long thì con dâu cả của bà Khánh phát hiện mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối. Số tiền con trai lớn đi làm xa gửi về cho mẹ và vợ chữa bệnh không đủ, bản thân bà Khánh cũng mắc nhiều bệnh tuổi già khiến cuộc sống chật vật, sức khỏe của bà suy kiệt nghiêm trọng.
Sau khi hoàn cảnh gia đình bà Vũ Thị Khánh được Báo VietNamNet chia sẻ, bà đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài nước.
Nhận được món quà kịp thời từ bạn đọc báo, bà Khánh vô cùng xúc động, nước mắt tuôn rơi. "Tôi vô cùng xúc động và biết ơn, đây là tình cảm không gì sánh bằng”, bà nói.
" alt=""/>Bạn đọc giúp đỡ gia đình bà Vũ Thị Khánh vượt qua khó khăn