Vào tháng 9/2017, hai đối tượng thuê nhà ở khu vực Đông Dương, thành phố Tây An. Nơi này sau đó trở thành địa điểm tổ chức các hoạt động mại dâm. Thủ đoạn của nhóm đối tượng là dụ dỗ bé gái chưa đủ tuổi thành niên. Sau đó, chúng đe dọa các bé phải bán dâm. Hồ sơ án cho biết nạn nhân nhỏ tuổi nhất mới 12 tuổi. Cô bé bị ép phải bán dâm hơn 30 lần cho đến khi được cứu. Các bé gái còn lại sinh năm 2002 đến 2004.
Theo lời khai của một số nạn nhân, các cô gái từng có ý định bỏ trốn nhưng không thành. Mỗi lần bị bắt về, các bé lại bị đánh đập, ngược đãi. Chúng có thể đánh các bé bằng dây lưng, sử dụng gậy đánh thẳng vào đầu, uy hiếp chặt ngón tay hay để tàn thuốc vào miệng các bé.
Nhóm đối tượng cầm đầu sử dụng các trang mạng để kéo khách mua dâm. Cảnh sát cho biết gia đình Tiểu Linh trình báo cơ quan chức năng. Cảnh sát đã đóng giả là một vị khách cần phục vụ để tiếp cận thông tin về nhóm đối tượng. Cô bé 12 tuổi được cứu ngay ở phòng một khách sạn. Cảnh sát đã bắt giữ toàn bộ đối tượng có liên quan.
Chiều 28/3, Thẩm phán Tòa án nhân dân Tây An tuyên án đối tượng cầm đầu chịu mức án 8 năm 6 tháng tù giam và phạt 50.000 NDT. Hai đối tượng còn lại lĩnh án 7 năm và 2,5 năm tù giam cùng phạt tiền. Bản án đang gây nhiều tranh cãi tại Trung Quốc vì công chúng cho rằng chưa đủ sức răn đe.
Cùng thời điểm, Tây An xét xử một vụ án mại dâm trẻ em khác với 5 bị cáo. Nhóm đối tượng này bị xử phạt từ 6 năm đến 13 năm tù.
Các nhà chức trách liên tục đưa ra cảnh báo về nạn mại dâm trẻ em ở Trung Quốc. Cơ quan chức năng cho biết cần rà soát gắt gao hồ sơ các gia đình và yêu cầu cha mẹ nắm rõ thông tin cùng các kênh liên lạc trò chuyện của con cái.
Hà Thanh
Theo đánh giá mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, hiện tượng học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia mại dâm chiếm 2% trong những vụ vi phạm tệ nạn mại dâm.
" alt=""/>Bé gái 12 tuổi bị ép bán dâm 30 lầnTheo ông Dũng, từ tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã cùng Bộ Công an ký kế hoạch về làm sạch dữ liệu. Cụ thể, dữ liệu ngân hàng phải được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu căn cước công dân.
Điều này được thực hiện bằng nhiều biện pháp kiểm tra, offline (với thiết bị tại quầy), online (kiểm tra với CSDL căn cước công dân và VNeID)... Khi đã có dữ liệu làm sạch rồi, chỉ cần so sánh với khuôn mặt của người giao dịch. Do đó, việc xác thực sinh trắc học các giao dịch thanh toán bằng khuôn mặt người dùng hoàn toàn khả thi.
“Nhiều công ty công nghệ đang làm việc với các ngân hàng. Tôi tin là điều này khả thi. Ngày 1/7 phải làm, nếu không các ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bởi đây là quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”, ông Dũng khẳng định.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, có 2 đối tượng chưa triển khai việc xác thực khuôn mặt khi giao dịch. Đó là khách hàng có tài khoản thanh toán là người nước ngoài và những người thực hiện giao dịch chuyển khoản có giá trị dưới 10 triệu.
Về vấn đề bảo mật, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, dữ liệu ngân hàng luôn phải được bảo mật ở mức độ cao. Đây là điều mà các ngân hàng phải thực hiện liên tục, thường xuyên chứ không chỉ khi Quyết định số 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực.
Ở góc độ một người làm nghề, theo ông Dũng, trước kia các chương trình mobile banking tại Việt Nam thuần là đi mua của nước ngoài. Khi gặp vấn đề, muốn sửa đổi, có khi riêng việc đàm phán hợp đồng đã mất đến 1 tháng.
Với việc có rất nhiều công ty công nghệ trong nước đã phát triển được các giải pháp eKYC (xác thực điện tử), nếu có vấn đề phát sinh, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xử lý được ngay. Trên cơ sở đó, việc tất cả giao dịch ngân hàng có giá trị trên 10 triệu đồng bắt buộc phải kiểm tra khuôn mặt người giao dịch là hoàn toàn khả thi.