Tiên phong với công nghệ LED
Kế thừa “chiếc áo khoác” màu đen truyền thống từ dòng ThinkPad của IBM, Lenovo ThinkPad T400 - được công bố vào khoảng quý III năm ngoái - trông khá đơn giản nhưng không bớt đi vẻ lịch lãm bên ngoài. Máy có độ dày vừa phải, cầm khá nhẹ và chắc tay (trọng lượng khoảng 2,1kg). Như vậy, ngay từ dáng vẻ bên ngoài, ThinkPad trông đã khá “nam tính” và khẳng định đối tượng khách hàng hướng đến là doanh nhân, công chức.
Bàn phím của Lenovo ThinkPad T400 cũng vẫn giữ được thiết kế như của các dòng máy ThinkPad trong gần 20 năm qua. Các phím ở dạng full-size, sắc nét và dễ gõ, khi gõ cũng tạo cảm giác nhẹ nhàng. T400 sử dụng 2 hệ thống chuột trỏ: Một là bàn di chuột cảm ứng (touchpad) khá nhạy nằm ở chính giữa ngay phía trước bàn phím, và một là “đặc sản” không thể thiếu của các dòng ThinkPad: Nút di chuột màu đỏ có tên gọi “TrackPoint” nằm nổi bật ngay trung tâm bàn phím. Đủ để cho người dùng không cần phải dùng thêm chuột ngoài.
Một ưu điểm lớn của ThinkPad T400 so với các dòng ThinkPad thế hệ trước chính là ở màn hình sử dụng công nghệ tiên tiến LED, khiến màn hình 14 inch (độ phân giải 1.440x900 pixel) trở nên thanh thoát và cảm giác rộng hơn, mang lại hình ảnh có độ sáng cao và rất sắc nét. Hiển thị màu của màn hình này rất tốt nên xem đoạn video hình ảnh biến đổi nhanh vẫn không bị cảm giác nhòe hình. Còn khi độ sáng được tăng hết cỡ thì bạn vẫn có thể nhìn rõ màn hình ngay ở dưới ánh nắng mặt trời. Màn hình LED còn giúp ThinkPad T400 tiết kiệm tới 30% điện năng tiêu thụ so với màn hình LCD thường.
Hệ thống loa của ThinkPad T400, qua thử nghiệm thấy âm thanh khá ấm và truyền cảm, khi vặn volume lên mức cao nghe nhạc không thấy bị chói hay méo tiếng. Nếu cắm headphone, cảm giác âm thanh còn thú vị hơn.
ThinkPad T400 đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức nghe và nhìn của người dùng, với ổ quang DVD đọc ghi DVD hỗ trợ hai lớp, nhưng với những ai cần tính năng giao tiếp, hội họp hình ảnh thì dòng máy này lại khuyết khi không có một camera gắn ở phía trên màn hình như nhiều dòng máy khác.
" alt=""/>Lenovo ThinkPad T400 dành cho doanh nhânBạn biết không, Đạt đã theo mẹ vượt 60km đường đèo để đi học tiếng Anh ở trung tâm Apax Hạ Long. Câu chuyện đó của em không chỉ xúc động mà còn mang đến một bài học tràn đầy cảm hứng.
Hành trình tìm đến với tiếng Anh của cậu bé 8 tuổi
“Trường con chưa dạy tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học nhưng do quá đam mê thích thú, con đã năn nỉ mẹ được đi học. Cho dù mưa hay nắng, con vẫn cùng mẹ cố gắng đến học ở trung tâm thành phố. Ước mơ của con là được học tại Anh nên ngay từ bây giờ con phải rất cố gắng. Con sẽ cố gắng làm được và mọi người cũng vậy”.
![]() |
Cậu bé Nguyễn Thành Đạt dù bị ngã gãy chân nhưng vẫn muốn đến lớp tiếng Anh gặp thầy gặp bạn |
Clip nói tiếng Anh và câu chuyện mơ ước của Đạt trong cuộc thi “Hãy tin ở con” do Apax tổ chức đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Một cậu bé 8 tiếng nói tiếng Anh tưởng chừng là điều bình thường nhưng bạn sẽ phải khâm phục và xúc động nếu biết vì muốn học tiếng Anh, Đạt đã phải khóc, cầu xin mẹ nhiều lần. Vì để học tiếng Anh, hai mẹ con phải đi gần 3 tiếng đồng hồ, qua rất nhiều suối, đập, đường núi ngoằn ngoèo.
Mỗi lần đi học là một lần vất vả. Nhưng cậu bé ấy luôn mỉm cười hạnh phúc.
![]() |
Ngôi nhà lụp xụp của hai mẹ con bé Đạt |
“Trung tâm cháu theo học có tổ chức một cuộc thi tiếng Anh. Lúc ấy hạn đã sát lắm rồi, nhưng bạn cùng lớp tham gia nên cháu rất háo hức. Tôi thấy cháu mới đi học, không đủ điều kiện nhưng cháu cứ nài nỉ: “Con chưa tham gia một cuộc thi như vậy bao giờ, mẹ cho con dự thi đi…”. Thương con, tôi cho cháu quay nhưng cũng không xác định điều gì. Hai mẹ con quay clip nhanh lắm, một buổi sáng là xong, chiều đó hết hạn nộp. Không ngờ cuộc thi kéo dài mà cháu cũng nhận được lời động viên, quan tâm của rất nhiều nơi, thậm chí nhận được cả học bổng của trung tâm Apax" - Chị Lê Thị Năm, mẹ của bé Thành Đạt kể.
Sự khác biệt đến từ tính chủ động
Trong chuyện học hành, yêu thích học là điều cốt lõi và cần thiết để tạo nền tảng vững chắc. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ nếu chúng ta không tự tin, chủ động thể hiện niềm say mê. Quay lại câu chuyện của Thành Đạt, nếu cậu bé lém lỉnh ấy không chia sẻ niềm đam mê tiếng Anh bất tận với mẹ, nếu em bỏ cuộc vì chặng đường đi học quá xa xôi, hay nếu 7 tháng trước bị gãy chân, cậu bé ấy bỏ cuộc, liệu chúng ta có biết ở một vùng cao hẻo lánh tại Hoành Bồ có một cậu bé nhỏ nhắn với nghị lực phi thường?
Thành công của Đạt đến từ chính nỗ lực dám làm, dám hành động. Dù khó khăn, e ngại, Đạt cũng không bỏ cuộc, không sợ thể hiện mình và dũng cảm nói ra.
Cuộc sống chỉ mang đến cho bạn 10% cơ hội, 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó
Bạn biết không? Cuộc sống đôi khi chỉ mang đến cho mình 10% cơ hội, 90% còn lại nằm ở cách chúng ta phản ứng với nó. Cánh cửa đến với tiếng Anh của bé Đạt tưởng như khép lại vì ngôi trường bé học không dạy môn ngoại ngữ này. Song với trái tim tỏa sáng tràn đầy năng lượng, em không ngừng nói ra mong muốn, nguyện vọng với mẹ. Sự nỗ lực đó đã thuyết phục được chị Năm - mẹ của em và cả trung tâm tiếng Anh bé theo học.
![]() |
Thành công của Đạt cho thấy: tự tin, chủ động, dám nói ra và chinh phục mơ ước là chìa khóa của mọi vấn đề. |
“Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, thay vì bỏ cuộc, chán nản khi gặp khó khăn, hãy chủ động đối diện với nó, hãy luôn hướng về phía trước để nhìn thấy cơ hội trong khó khăn và chúng ta có thể chiến thắng. Câu chuyện của Thành Đạt đã gửi đi thông điệp tích cực đó đến với những ai dám theo đuổi ước mơ, đam mê.
Hướng tới một thế hệ trẻ tự tin, chủ động
Một cậu bé 8 tuổi đã kể một câu chuyện về tự tin, chủ động. Còn chúng ta thì sao? Thế hệ trẻ là nhân tố dẫn dắt thành công, kiến tạo sự thịnh vượng của đất nước. Nếu những người trẻ vẫn mang trong mình tâm lý ỷ lại, sợ nói ra, sợ khó khăn thì đó sẽ là sự đi xuống của đất nước.
Sự chủ động cần xuất phát từ mỗi cá nhân. Chủ động sẽ giúp chúng ta trở nên độc lập, bản lĩnh, làm chủ cuộc đời và dám chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của mình. Để từ đó tự nhận ra, mình sẽ trở thành ai trong tương lai.
“Điều kỳ diệu của cuộc sống là sự tự tin và được dẫn dắt bởi những giấc mơ của bạn”. Hãy thắp sáng ước mơ bằng sự tự tin và đam mê, bạn nhé?
“Hãy tin ở con” là cuộc thi mở màn cho chuỗi sự kiện Nhà lãnh đạo - chủ đề của Apax năm 2019. Cuộc thi hướng đến đối tượng học sinh trên toàn quốc nhằm khuyến khích các em tự tin nói tiếng Anh, phát huy tính chủ động trong cuộc sống. Cuộc thi đã dành được nhiều quan tâm, hưởng ứng của phụ huynh, học sinh. Cậu bé Thành Đạt ở Quảng Ninh là một ví dụ. Xem thêm thông tin về cuộc thi “Hãy tin ở con”: https://www.facebook.com/apaxfestival/ |
Vũ Minh
" alt=""/>‘Hãy tin ở con’Trên thế giới, vấn đề thừa cân thường tập trung ở các nước phát triển. Người dân quốc gia giàu có tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển qua các thập kỷ, cân nặng của người dân tăng đôi chút, song tỷ lệ béo phì vẫn ngang bằng với những nước như Bangladesh, Afghanistan và Malawi.
Thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và đồ ngọt tại Nhật Bản rất phong phú. Tuy nhiên, lượng calo trung bình hàng ngày người dân nước này nạp vào cơ thể khoảng 2.700, thấp hơn nhiều so với mức 3.400 ở Anh và 3.700 ở Mỹ. Người Nhật có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh.
Theo các chuyên gia, yếu tố khiến tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản thấp là chính sách từ chính phủ và các thói quen văn hóa đã ăn sâu. Henry Dimbleby, cựu quan chức Bộ Thực phẩm của Anh, chỉ ra rằng Nhật Bản can thiệp mạnh mẽ vào phúc lợi về sức khỏe của các doanh nghiệp đối với nhân viên.
Theo luật, các công ty phải kiểm tra sức khỏe hàng năm cho tất cả nhân viên toàn thời gian trên 40 tuổi. Nam có vòng eo trên 85 cm và nữ có vòng eo trên 90 cm sẽ được tư vấn giảm cân. Luật này ban hành năm 2008 để giải quyết vấn đề béo phì gia tăng, dù mức tăng không cao so với tiêu chuẩn phương Tây.
Trong ngày đầu tiên nhận nhà, chị cảm nhận nó khá rộng rãi khi chưa có bất kỳ món đồ nội thất nào. Phía sau nhà là khoảng sân nhỏ, vừa đủ để chị tập tành trồng trọt.
Chị Trúc quan niệm bếp là trái tim của ngôi nhà. Thế nên, chị chọn cải tạo gian bếp trước tiên bằng cách đóng thêm kệ và lắp đặt giá treo tường. Tiếp đó, chị trang trí phòng làm việc, sắp xếp lại phòng giặt giũ và trồng trọt trên mảnh vườn sau hè.
“Mọi gian phòng trong ngôi nhà đều khá chật hẹp. Thế nhưng, sau khi cải tạo để tối ưu hoá không gian sử dụng, chúng tôi đã có thể cùng nhau nấu nướng trong căn bếp nhỏ, xem phim cuối tuần trong phòng ăn kiêm phòng làm việc và tổ chức những buổi tiệc nướng ấm cúng sau vườn”, chị Trúc miêu tả.
Ngoài những điều vẫn ổn, ngôi nhà đầu tiên ấy cũng mang đến nhiều bất cập trong quá trình sinh hoạt của vợ chồng chị Trúc. Vài lần, cả hai cân nhắc đến việc chuyển nhà để tìm nơi ở mới tốt hơn.
Thế nhưng, càng tìm, chị Trúc càng nhận ra “cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia đồi” và chẳng có nơi nào là hoàn hảo cả. Vì vậy, chị quyết định đầu tư hết tình yêu của mình vào ngôi nhà thuê hiện tại.
8X Sài thành tự tay đóng những chiếc kệ bằng gỗ, làm tranh từ hoa lá ngoài vườn, cắt thảo mộc treo ngược trong nhà…
Gần 6 năm sống trong căn nhà đầu tiên, chị Trúc cảm nhận: “Người có nhà cũng hạnh phúc như cây có đất. Nhà mua càng tốt, nhà thuê cũng không sao, miễn hai người cùng nhà luôn hỗ trợ nhau thì nhà nào cũng trở thành tổ ấm.
Cần rất nhiều gạch đá để xây nên ngôi nhà, nhưng chỉ cần tình yêu để hình thành tổ ấm.
Nhờ căn nhà nhỏ mà tôi học được cách tận dụng tối đa không gian sống và trân trọng những gì mình đang có thay vì than vãn và buồn bã.
Đối với tôi, nhà không phải nơi chốn mà là một cảm giác. Đó là nơi mang đến cảm giác quen thuộc, thân thương và bình yên, hạnh phúc”.
“Mang, vác” ký ức xây nhà mới
8X Sài thành cứ nghĩ cả cuộc đời sẽ gắn bó, an cư lạc nghiệp ở xứ sở hoa anh đào. Thế nhưng, gần 1 năm trước, chồng của chị Trúc chuyển công tác và điểm đến là TP.HCM.
Một lần nữa, chị Trúc khăn gói trở về nơi mình sinh ra và lớn lên nhưng mang theo sự tiếc nuối khu vườn nhỏ sau hè, gian bếp chưa đầy 3m2... ở Nhật.
Để cân bằng cảm xúc sau khi chia tay ngôi nhà đầu tiên, chị mang hết tình yêu gửi trọn vào căn nhà mới. Nơi ở mới của vợ chồng chị nằm trong một khu chung cư yên tĩnh, nằm cạnh rạch Bến Nghé, Quận 4. Đó cũng là một căn nhà thuê, chờ người phụ nữ khéo tay cải tạo thành tổ ấm.
Những ký ức ấm áp trong ngôi nhà cũ thôi thúc vợ chồng chị Trúc “mang, vác” tất cả món đồ có thể mang theo. Ngoài những món đồ nội thất cồng kềnh, các loại cây cảnh không thể đưa đi, vợ chồng chị được công ty hỗ trợ vận chuyển những vật dụng còn lại trong định mức chi phí được đưa ra về Việt Nam.
Thời điểm nhận thông báo về việc chuyển công tác cho đến khi rời đi chỉ hơn một tháng. Trong khoảng thời gian ngắn, chị Trúc cố gắng đóng gói hầu hết mọi thứ mang theo. Đó là những đồ vật chất chứa kỷ niệm mà gia đình chị có được bên nhau trong ngôi nhà thuê đầu tiên.
“Chồng tôi nói tiền không mua được ký ức. Thế nên, anh cùng tôi gói ghém nhiều vật dụng lỉnh kỉnh để mang về Việt Nam”, chị Trúc kể.
Cũng như ngôi nhà trước, chị Trúc quyết định cải tạo gian bếp mới đầu tiên. Bếp mới to hơn bếp cũ gần 4 lần nhưng chi phí cải tạo chỉ khoảng 4 triệu đồng, bao gồm: gỗ pallet ốp tường, gỗ thông đóng kệ, giấy dán mặt bếp, và các vật dụng linh tinh khác như sơn và ốc vít…
Dù cải tạo nhưng cách làm của chị Trúc không ảnh hưởng đến kết cấu, chẳng phải đục đẽo vào tường nhà. Chị chú trọng vào việc thay đổi gian bếp mới sao cho giống với nhà bếp trước đây nhiều nhất có thể.
Cũng giống như nhà cũ ở Nhật, chị Trúc bố trí khu pha chế ở phía ngoài hành lang để chồng không cần phải vào bếp mỗi khi muốn pha cà phê.
Hầu hết gia vị hiện tại đều được chuyển từ bếp cũ ở Nhật về, kể cả lọ đường hay hũ muối đang dùng dang dở.
Cách sắp xếp các ngăn tủ của căn bếp cũ cũng được chị áp dụng cho gian bếp mới. Kể cả chén dĩa, chị cũng cố gắng mang hết về Việt Nam.
Hộp thuỷ tinh và chai lọ cũng từ Nhật chuyển sang, nên từ ngày vào nhà mới, chị Trúc không phải bỏ thêm tiền mua sắm lại vật dụng bếp.
Hiện tại, chị Trúc chưa bận rộn chuyện con cái. Thế nên, chị tận dụng thời gian rảnh của bản thân vào việc chăm chút cho ngôi nhà mới.
Việc rời xa căn nhà đầu tiên gắn bó, chăm chút trong thời gian dài mang đến nhiều tiếc nuối với chị Trúc. Thế nhưng, khi nghĩ về những gì mình có thể làm cho ngôi nhà mới trong tương lai, người phụ nữ này lại thêm yêu tổ ấm trên quê hương.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mời độc giả gửi bài viết "Ngôi nhà đầu tiên" về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng! |