
Mọi loại áo đấu của Messi bị cấm trên khán đài trong trận Paraguay với Argentina tại vòng loại World Cup 2026 (Ảnh: Getty).
Trả lời báo chí, ông Villasboa giải thích về quyết định này: "Chúng tôi đã đưa ra cảnh báo với toàn thể người hâm mộ, chúng tôi sẽ không cho phép sử dụng áo đấu không phải của đội tuyển Paraguay, hoặc thậm chí là áo đấu trung lập không phải của đối thủ. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của Paraguay trên sân nhà".
Đây không phải lần đầu tiên Liên đoàn bóng đá Paraguay (APF) cấm áo đấu của đối thủ trên sân nhà của mình. Lệnh cấm tương tự cũng được nước này thực hiện trong trận đấu với Brazil hôm 11/9. Quyết định này dường như đem lại hiệu quả khi Paraguay đã đánh bại đội từng 5 lần vô địch thế giới với tỷ số 1-0.
Argentina đang dẫn đầu bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ với 22 điểm sau 10 lượt trận, hơn đội nhì bảng Colombia 3 điểm. Trong khi đó, Paraguay đang đứng ở vị trí thứ 6 và đang rất cần điểm số để cải thiện vị trí hiện tại.
Messi đã có 13 lần đối đầu với Paraguay trong quá khứ, ngôi sao 37 tuổi đã ghi được 5 bàn cùng 6 đường kiến tạo, với thành tích 6 thắng, 5 hòa và 2 thua. Hiện tại tiền đạo của Argentina dẫn đầu danh sách ghi bàn ở vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ với 6 bàn thắng.
Đội tuyển Argentina sẽ có 2 trận trong tháng 11 bao gồm cuộc đối đầu với Paraguay ngày 15/11 và Peru ngày 20/11.
Bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ (Ảnh: FIFA).
Djokovic vẫn đang tìm kiếm Huy chương vàng Olympic (Ảnh: Getty).
Tay vợt người Tây Ban Nha tung ra nhiều cú đánh thuận tay xoáy mạnh và bẻ giao bóng của Djokovic để cân bằng tỷ số 4-4. Đám đông người hâm mộ Philippe-Chatrier vỡ òa cảm xúc, như tiếp thêm động lực chiến đấu cho Nadal.
Tuy nhiên, Djokovic không dễ dàng để đối phương quật khởi. Tay vợt người Serbia bẻ game 9 để vượt lên dẫn 5-4 và nhanh chóng tìm lại sự bình tĩnh để kết thúc trận đấu với game 10 giao bóng.
Với chiến thắng mới nhất, Djokovic đã vươn lên dẫn 31-29 trước Nadal ở thành tích đối đầu. Nole có thể coi như đã phục thù thành công trước Nadal ở đấu trường Olympic. Nadal từng đánh bại Djokovic trên đường giành Huy chương vàng Olympic Bắc Kinh 2008, đó là năm Djokovic giành Huy chương đồng.
Tay vợt số 2 thế giới đã giành được 15 trận thắng đơn tại Olympic, ngang bằng kỷ lục của Steffi Graf về số trận thắng ở nội dung đánh đơn nhiều nhất tại Olympic kể từ Seoul 1988. Djokovic chưa giành được huy chương Olympic, tiếp theo anh sẽ đấu với Dominik Koepfer của Đức hoặc Matteo Arnaldi của Italy ở vòng 3.
Nadal vẫn chưa thể trở lại với phong độ đỉnh cao (Ảnh: Getty).
Nadal đã thua Alexander Zverev ở vòng 1 tại Roland Garros vào tháng 5 và sau đó bỏ lỡ mùa giải trên sân cỏ. Tay vợt 38 tuổi đã trở lại thi đấu tại sự kiện ATP 250 ở Bastad vào đầu tháng này và lọt vào trận chung kết. Sau đó, anh vượt qua Marton Fucsovics trong ba set ở vòng đầu tiên tại Olympic vào tối hôm qua (28/7).
Tuy nhiên, Nadal vẫn còn ở xa với trình độ cao nhất anh từng thể hiện, tay vợt người Tây Ban Nha rõ ràng không thể theo kịp được trình độ của Djokovic trong thời gian dài. Djokovic ghi 23 winner, đánh hỏng 17 lần, trong khi Nadal chỉ có 12 winner và mắc 19 lỗi tự đánh hỏng.
" alt=""/>Djokovic dễ dàng đánh bại Nadal tại OlympicĐội tuyển Indionesia từng mạnh hơn đội tuyển Nhật Bản (Ảnh: Reuters).
Thời điểm năm 1968 là thời điểm mà bóng đá Nhật Bản vừa gây tiếng vang với tấm Huy chương đồng (HCĐ) Olympic Mexico (ngày đó, nội dung bóng đá nam ở Olympic dành cho các đội tuyển quốc gia, chứ chưa dành cho đội U23 tăng cường như hiện nay). Tuy nhiên, Nhật Bản sau kỳ Olympic tại Mexico 1968 vẫn thua Indonesia tại Merdeka Cup.
Tiếp tục ngược dòng lịch sử, Indonesia từng tham dự vòng chung kết (VCK) World Cup 1938 tại Pháp. Họ cũng là đội bóng duy nhất thuộc Đông Nam Á cho đến tận ngày nay từng tham dự một kỳ VCK World Cup.
Thậm chí, với việc tham dự World Cup 1938, Indonesia còn là đội bóng châu Á đầu tiên góp mặt tại giải đấu này, trước cả Hàn Quốc (từ năm 1954), Triều Tiên (năm 1966), Iran (từ năm 1978), UAE (1990), Saudi Arabia (từ năm 1994) và Nhật Bản (từ năm 1998).
Đội tuyển Indonesia tham dự World Cup 1938 tại Pháp (Ảnh: Wiki).
Năm 1938, đội tuyển Indonesia mang tên đội tuyển Đông Ấn thuộc Hà Lan (Dutch East Indies). Lẽ ra, họ phải đá trận play-off tranh vé vớt với Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản giờ chót rút khỏi trận đấu này.
FIFA khi đó chọn đội tuyển Mỹ thay thế Nhật Bản, dự kiến trận play-off giữa Đông Ấn thuộc Hà Lan - Mỹ sẽ diễn ra ngày 29/5/1938. Tuy nhiên, Mỹ sau đó cũng rút lui và đội tuyển Đông Ấn thuộc Hà Lan đến thẳng World Cup.
Ngày 5/6/1938, các cầu thủ Đông Ấn thuộc Hà Lan trở thành những cầu thủ đầu tiên của bóng đá châu Á bước ra sân cỏ tại World Cup, trong trận đấu diễn ra trên sân Stade Municipal (Reims, Pháp).
Đội tuyển Đông Ấn thuộc Hà Lan thua Hungary 0-6, bị loại chỉ sau một trận đấu. Nguyên nhân là vì khi đó chưa có quy định đấu vòng tròn tại vòng bảng. Các đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp sau một lượt trận.
Bóng đá Indonesia vì thế có một số mối lương duyên với bóng đá Nhật Bản. Vào lúc 19h00 ngày 15/11, Indonesia sẽ tái ngộ Nhật Bản trên sân Gelora Bung Karno (Jakarta, Indonesia), để tranh vé vào VCK World Cup 2026.
Bảng xếp hạng bảng C vòng loại thứ ba World Cup 2026 khu vực châu Á (Ảnh: FIFA).