Trong bối cảnh Moscow và các nước phương Tây đang lún sâu vào tình trạng đối đầukéo dài do việc sáp nhập Crưm,ủnghoảngUkrainacóthểthayđổithếgiớty gia yen và có nguy cơ lan rộng sang các nước Cộng hoàthuộc Liên Xô cũ và xa hơn nữa.
TIN BÀI KHÁC:
Trong bối cảnh Moscow và các nước phương Tây đang lún sâu vào tình trạng đối đầukéo dài do việc sáp nhập Crưm,ủnghoảngUkrainacóthểthayđổithếgiớty gia yen và có nguy cơ lan rộng sang các nước Cộng hoàthuộc Liên Xô cũ và xa hơn nữa.
TIN BÀI KHÁC:
Ở Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, có rất nhiều trường hợp như ông Kim. Mỗi ngày, đơn vị này thực hiện trung bình từ 6 đến 9 ca mổ tim, cả cho trẻ em và người lớn.
Ca mổ hoàn thành, bệnh nhân sẽ được chuyển từ tầng 3 - phòng Mổ xuống tầng 2 - phòng Hồi sức tích cực, đều là phòng cách ly. Góc cầu thang tầng 2, Trung tâm Tim Mạch bởi vậy luôn có rất đông người nhà bệnh nhân ngồi chờ.
“Chúng tôi có phòng lưu trú cho người nhà bệnh nhân ở phía dưới, nhưng vì tâm lý sốt ruột nên họ không yên tâm ngồi ở đó. Mọi người thường chờ ở quanh khu vực tầng 2 để nhanh chóng biết được tình hình của người thân mình”, Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Thu, Khoa Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E cho biết.
Ở quanh cầu thang tầng 2 này, những bức tường gần như không còn khoảng trống. Trên những mảng loang lổ, lộn xộn chất chứa bao tâm tư, hi vọng của những người cha, người mẹ, người con chờ ca mổ hoàn thành.
![]() |
![]() |
![]() |
Bức tường loang lổ là nơi chất chứa bao tâm tư của những gia đình chờ người thân trong ca mổ - Ảnh: Nguyễn Liên |
Anh Nguyễn Văn Phương (32 tuổi, Kinh Môn, Hải Dương) có con gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh đang được phẫu thuật. 4 tiếng đồng hồ trôi qua, vợ chồng anh luôn trong tình trạng đứng ngồi không yên.
“Cầm điện thoại trên tay, lúc nào tôi cũng run, chỉ sợ có cuộc gọi đến của bác sĩ. Ca mổ đã hoàn thành thì không sao, nhưng đang mổ mà bác sĩ gọi thì chắc con mình gặp chuyện không hay rồi”, anh Phương tâm sự.
Chị Lê Thu Thảo (25 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ) cùng chồng cũng không thể ăn uống, nghỉ ngơi suốt từ sáng, khi đứa con 6 tháng tuổi bước vào phòng mổ.
“Tôi viết lên tường, bảo con hãy cố gắng lên. Con còn rất nhỏ, nhưng tôi tin là con sẽ mạnh mẽ vượt qua khó khăn này. Chúng tôi cũng sẽ mạnh mẽ để chiến đấu cùng con”, chị Thảo xúc động nói.
![]() |
Những mảng tường dường như không còn chỗ trống - Ảnh: Nguyễn Liên |
Theo bác sĩ Đoàn Thị Hoài Thu, Khoa Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E, đặc thù của mổ tim là khó xác định thời gian ca mổ kết thúc. Bởi vậy, người nhà thường sẽ rất lo lắng, sốt ruột trong quá trình chờ đợi.
“Cùng một dị tật, một bệnh đó nhưng mỗi người mỗi khác, những nguy cơ, rủi ro trong quá trình phẫu thuật của mỗi người cũng khác nhau. Có những ca mổ thậm chí kéo dài từ sáng tới đêm vẫn chưa xong”, bác sĩ Thu chia sẻ.
![]() |
Người nhà bệnh nhân thường có những bữa ăn tạm nơi góc cầu thang - Ảnh: Nguyễn Liên |
Ở khu cầu thang tầng 2, ngoài những người chờ ca mổ hoàn thành, còn có cả những gia đình chờ tin tức từ người thân đang cấp cứu trong phòng Hồi sức tích cực.
Bà Vũ Thị Hường (50 tuổi, Việt Yên, Bắc Giang) cùng các em đang chờ tin về người mẹ ngoài 70 tuổi vừa được đưa vào cấp cứu. Mẹ bà Hường mổ tim đã được 1 tuần và đang dần hồi phục, nhưng bệnh bất ngờ trở xấu.
![]() |
Bà Hường cùng các em ngồi thẫn thờ nơi cầu thang tầng 2, chờ tin tức về mẹ - Ảnh: Nguyễn Liên |
“Tôi rất lo. Chỉ mong mẹ tôi qua khỏi, về với chúng tôi.”, bà Hường không giấu nổi những giọt nước mắt.
Ở khoảng không nhỏ hẹp này có rất nhiều số phận khác nhau. Họ ở đây cả ngày trời chỉ với hi vọng nghe được tin tốt lành về người thân của mình. Những dòng chữ viết lên tường ngày một nhiều, đem theo cả những lắng lo, khắc khoải từng giờ của những người chờ tin.
![]() |
![]() |
Góc cầu thang tầng 2 trở thành “phòng nghỉ tạm thời” của nhiều người - Ảnh: Nguyễn Liên |
Nơi không đèn, không điều hòa, không quạt này đã trở thành những phòng nghỉ tạm thời cho nhiều người.
Họ bảo, họ không thể rời nơi này. Họ sẽ còn ở đây, tiếp tục chiến đấu cũng những người thân đang giành giật sự sống trong cánh cửa khép kín kia…
Nguyễn Liên
- Cô gái ấy thanh thuần, trong veo như chính cái tên của cô vậy. Nhiều người nói cô bao đồng. Nhưng cô bảo, đơn giản là nếu cô không “bao đồng” như vậy, cô khó mà sống tiếp được.
" alt=""/>Chuyện cảm động phía sau những bức tường loang lổ ở bệnh viện EViệt Nam là quốc gia có mắc tăng trưởng nhất trong ngành hàng không. Ảnh minh họa: Internet
Theo dự báo của Boeing, các hãng hàng không tại khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.500 máy bay mới trong 20 năm tới, với trị giá 710 tỷ USD theo giá niêm yết. Trong đó, máy bay một lối đi tiếp tục tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng năng lực hàng không tại khu vực này.
Sự tăng trưởng này giúp kích thích nhu cầu về dịch vụ hàng không thương mại – ngành được dự báo sẽ đạt trị giá 785 tỷ USD trong khoảng thời gian giữa năm 2019 và năm 2038.
Ông Randy Tinseth, Phó Chủ tịch phụ trách Marketing Thương mại tại Boeing cho biết: 3 quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia nằm trong top 10 quốc gia tăng nhiều ghế ngồi trên máy bay nhất trong ngành hàng không kể từ năm 2010. "Trong số 3 quốc gia, Việt Nam đã và đang đi qua quá trình tăng trưởng mạnh mẽ nhất với gần 15% mỗi năm, theo sau là Thái Lan và Indonesia với tốc độ tăng trưởng đạt 10% tại mỗi quốc gia", vị này cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Boeing: "Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, thị trường tiếp tục tự do hóa, kết hợp với ngành du lịch trong nước, trong khu vực và quốc tế mạnh mẽ, Đông Nam Á đã trở thành một trong những thị trường hàng không lớn nhất thế giới”.
" alt=""/>Việt Nam tăng trưởng hàng không mạnh nhất Đông Nam ÁUBND tỉnh Cao Bằng đã quyết định lựa chọn 2 xã và 2 doanh nghiệp công nghệ sẽ tham gia phối hợp cùng địa phương triển khai các nội dung, nhiệm vụ của mô hình chuyển đổi số cấp xã. Theo đó, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa và xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, hai đơn vị cấp xã có lợi thế về thu hút du lịch, có nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống đã được tỉnh chọn để thí điểm chuyển đổi số.
VNPT Cao Bằng sẽ là đơn vị phối hợp triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại Phúc Sen và Viettel Cao Bằng là doanh nghiệp đồng hành với xã Đàm Thủy trong thời gian thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã.
Những mục tiêu cụ thể được UBND tỉnh Cao Bằng đặt ra tại các xã thí điểm chuyển đổi số gồm có: 100% cán bộ thôn, xóm trên địa bàn xã được tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số; đảm bảo các thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều, tần suất giao dịch lớn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; trên 80% hồ sơ công việc tại UBND xã được xử lý trên môi trường mạng, trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước…
Cùng với đó, cải thiện hạ tầng và nền tảng số phục vụ xã hội, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, sóng di động mạng 3G, 4G được phủ đến các hộ gia đình trong xã; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn có tài khoản trên Cổng dịch vụ công đạt trên 50%; tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động của xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên mạng; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.
Tại 2 xã thí điểm chuyển đổi số, UBND tỉnh Cao Bằng còn đặt mục tiêu: 100% cán bộ thôn, xóm nhận thông tin chỉ đạo điều hành từ UBND xã qua ứng dụng trên điện thoại; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng Internet để giao dịch ngân hàng, mua sắm trực tuyến, sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong giao dịch; trạm y tế của xã được kết nối hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa.
Trong kế hoạch thí điểm chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng cũng nêu rõ nội dung, nhiệm vụ cần đảm bảo được triển khai tại các xã thí điểm, theo 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đơn cử như, về chính quyền số, sẽ hoàn thiện trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ chính quyền số, số hóa dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, số hóa các quy trình nghiệp vụ tại UBND xã, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu mức 3, 4 cho người dân; triển khai kênh thông tin chỉ đạo điều hành từ cấp ủy và chính quyền xã đến cán bộ cấp thôn, xóm thông qua môi trường mạng; hỗ trợ việc thay đổi cách thức chính quyền xã giao tiếp, tương tác với người dân thông qua công cụ công nghệ số…
Hay về kinh tế số, người dân tại các xã thí điểm sẽ được hướng dẫn tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; được hướng dẫn sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử…
UBND tỉnh Cao Bằng lưu ý thêm, các doanh nghiệp tham gia cùng các xã thí điểm chuyển đổi số cần triển khai những nội dung, nhiệm vụ phù hợp với năng lực, thế mạnh, trên cơ sở phát huy hạ tầng, ứng dụng sẵn có; không đầu tư, trang bị trùng lắp hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ đã được triển khai.
Xây dựng các điển hình về chuyển đổi số tại địa phương
Trước đó, vào cuối tháng 1/2021, Sở TT&TT Ninh Bình đã ra kế hoạch chuyển đổi số tại cấp xã trên địa bàn huyện Yên Mô. Theo đó, 6 đơn vị cấp xã của huyện Yên Mô được chọn thực hiện chuyển đổi số là: thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Từ, xã Yên Mạc, xã Yên Thành và xã Yên Đồng (gọi chung là các xã).
Tại 6 xã này, Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình hướng dẫn rõ, căn cứ điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng công tác ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử của từng địa phương để triển khai các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số thành công, đồng bộ, đạt hiệu quả cao trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
![]() |
Vi Hương thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là một trong những xã khó khăn đã được Bộ TT&TT chọn triển khai thí điểm chuyển đổi số từ khoảng giữa năm 2020. (Ảnh: Hồng Quân) |
Từ khoảng quý IV/2020, Bộ TT&TT đã chọn hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số tại một số xã gồm: Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), Yên Hòa (huyện Yên Mô, Ninh Bình), Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang), Sìn Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình), các xã Sảng Mộc, La Bằng, ATK Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên).
Theo Bộ TT&TT, việc thí điểm chuyển đổi số tại một số xã khó khăn hướng tới mục tiêu kép là: thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ trong chuyển đổi số, giúp một số địa phương phát triển kinh tế xã hội, lấy người dân là trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau; xây dựng điển hình về chuyển đổi số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo cảm hứng. Đồng thời, việc này cũng tạo cơ sở thực tiễn cho Bộ TT&TT trong triển khai các nội dung của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
M.T
Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số tại 7 xã nghèo, có sản phẩm đặc trưng trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Bình Định, Hà Giang, Lai Châu, Quảng Trị, Thái Bình và Tuyên Quang.
" alt=""/>Viettel, VNPT Cao Bằng sẽ tham gia thí điểm chuyển đổi số 2 xã Phúc Sen, Đàm Thủy