Trong hướng dẫn thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT đề nghị các trường THCS, THPT thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như: đánh giá qua bài thuyết trình, qua thái độ học tập của học sinh; qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường… |
(Ảnh: Thanh Tùng) |
Sở khẳng định, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.
Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên cần có kế hoạch chi tiết, rõ ràng, đầy đủ và thực hiện theo đúng các quy định về chuyên môn của Sở GDĐT trong đổi mới kiểm tra đánh giá của đơn vị.
Riêng đối với các bài kiểm tra định kỳ trên 45 phút (1 tiết), Sở yêu cầu nhà trường, tổ /nhóm chuyên môn và giáo viên cần 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Xây dựng nội dung đề kiểm tra bao quát, thực tiễn tiếp cận đánh giá năng lực học sinh, tăng dần các dạng câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
Bài kiểm tra kết hợp một cách hợp lí giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội..
Lê Huyền

Hơn 900.000 học sinh đang học, tại sao sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục không đạt thẩm định?
- Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định SGK, sách Toán và Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều nội dung không phù hợp hoặc vượt quá chương trình.
" alt=""/>Học sinh TP.HCM sẽ không phải làm bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết
- “Ba mẹ đầu tư tiền của cho ăn học, rồi lo cho con vô cơ quan nhà nước ở thành phố. Ai ngờ, cầm tấm bằng kỹ sư con lại bỏ về quê làm nông dân. Hỏi như rứa có đúng không…?” - mẹ thiếu gia Vương Đình Hiếuthan. 
|
Chàng thiếu gia họ Vương tên Hiếu làm giám đốc và người yêu Mai Thị Lê trong trang trại thỏ thu tiền tỷ của mình. |
Thế nhưng đã hơn 3 năm trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại, chàng thiếu gia Vương Đình Hiếu (1990), nhà ở đường Trưng Nữ Vương, phường Hòa Thuận Tây, Hải Châu, TP Đà Nẵng đều vượt qua để khẳng định mình sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.
“Mình là con trai độc nhất trong gia đình 6 chị em Mẹ là chủ xưởng đồ thủ công mỹ nghệ, sau chuyển qua buôn bán. Cha làm cán bộ nhà nước, cuộc sống gia đình thuộc diện khá giả. Còn 5 người chị tốt nghiệp đại học làm việc ở các Cty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tại Đà Nẵng.”- Hiếu kể.
Năm 2012, Hiếu tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Ba mẹ và các chị đã xin cho Hiếu vào một cơ quan nhà nước - điều mà nhiều cử nhân mơ không dễ có cơ hội.
Thế nhưng, Hiếu bỏ lại phía sau con đường trải thảm đỏ, vác ba lô về quê người yêu học cùng trường là Mai Thị Lê (SN 1990) ở thôn Đông Trác, xã Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam lập trang trại nuôi thỏ.

|
Chàng thiếu gia họ Vương đang kiểm tra và điều trị trực tiếp cho con thỏ mẹ bị bệnh. |
Ngày Hiếu và Lê vác ba lô về nhà và cùng ngỏ lời với ông Mai Thanh Chiến, cha của Lê về ý định mở trang trại nuôi thỏ đã bị người thân trong gia đình phản đối.
Ông Mai Thanh Chiến bảo: “Ba đầu tư tiền của cho ăn học, mong con có việc làm ở thành phố. Ai ngờ hai đứa lại về quê làm nông dân hỏi có xứng đáng không?
Bỏ ngoài tai mọi lời khuyên bảo, thậm chí cha mẹ còn tuyên bố từ mặt nếu không nghe sự sắp đặt, Hiếu cùng người yêu tên Lê chạy vạy vay mượn được 300 triệu đồng đầu tư vào xây dựng trang trại và mua mua 50 con thỏ giống New zealand về nuôi.
Trái đắng đầu tiên chàng thiếu gia nếm trải đó là hơn ½ con thỏ giống bị chết ngay trên đường vận chuyển về trang trại. Số thỏ còn lại nuôi được chừng 15 ngày lại chết gần hết.
Không nản chí, Hiếu ra Đà Nẵng vay nóng 30 triệu đồng, với lãi suất cắt cổ 20%/tháng để mua 50 con thỏ loại nhỏ hơn ban đầu. Tiền không còn để mua thức ăn, Hiếu tìm đến các đại lý ký cam kết mua chịu và thanh toán dần. Rất may, có một số đại lý cung cấp thức ăn đồng ý.
Mọi chuyện tưởng thuận lợi, nhưng lại thêm trái đắng nữa giáng xuống như thử thách sự kiên nhẫn với chàng thiếu gia họ Vương. Đợt nắng lịch sử năm 2013, khiến đàn thỏ giống mua bằng tiền vay nóng lăn ra chết. Lại trắng tay!
Để lôi chàng thiếu gia trở về, cha mẹ và 5 người chị của Hiếu vào thuyết phục: Nếu bỏ nuôi thỏ về Đà Nẵng làm việc thì thích gì được nấy. Không những Hiếu có việc làm, mà Lê cũng vậy. Nhưng Hiếu lắc đầu, quyết tâm bám trụ vùng đất cát để nuôi thỏ.
Khát vọng chế biến sinh phẩm y tế từ thỏ

|
Trang trại thỏ đầu tư nuôi hơn 1.000 con thỏ giống mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng. |
Gắn bó gần 3 năm với thỏ, Hiếu “thiếu gia” có nước da trắng như con gái bây giờ đã sạm đen vì nắng gió.
Sau 3 năm kiên nhẫn Hiếu trở thành giám đốc, thầy dạy nuôi thỏ cho bà con nông dân, kiêm bác sĩ của thỏ. Từ trang trại thỏ ban đầu tại xã Bình Nam với 150 thỏ mẹ được gầy dựng sau 3 năm với nhiều lần thất bại đến nay Hiếu thêm 2 trại thỏ khác.
Trại thỏ tại huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có tổng diện tích gần 4000m2, và trang tại ở xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam với diện tích 2.500m2. Bây giờ cả 3 trang trại có tổng công gần 1.000 con thỏ mẹ. Mỗi năm Hiếu thu về tiền tỷ từ bán thỏ thương phẩm.
Đã làm chủ 3 trại thỏ, nhưng Hiếu vẫn chưa hài lòng, mới đây Hiếu đãthuê được 4 ha đất ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng mở trangtrại nuôi thỏ kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Không dừng tại đó, thiếu gia họ Vương lặn lội qua Lào tìm kiếm thị trường, mở trang trại nuôi thỏ với tham vọng xuất khẩu.
“Mới đây Cty Nippon Zoki Nhật Bản đến đặt vấn đề cung cấp thỏ đểsản xuất sinh phẩm y học làm thuốc với số lượng lớn, tuy nhiên số thỏchưa đủ đáp ứng nên không dám ký kết. Trong tương lai sẽ mở rộng trangtrại thỏ qui mô để sản xuất sinh phẩm y tế với Nhật”- Hiếu kể.
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, trong những năm qua, Hiếu liên kết với 100 hộ từ Quảng Ngãi đến Thừa Thiên Huế nuôi thỏ mà Hiếu là người cung cấp kỹ thuật, con giống và cả thu mua sản phẩm.Một trang trại chăn nuôi thỏ để sản xuất sinh phẩm y tế chế biến thuốc với một Công ty Nhật Bản đang được hình thành mà chàng thiếu gia họ Vương là người đi tiên phong khi dám từ bỏ con đường quan lộ để về quê làm nông dân.
Xem thêm:
Công bố 150 nhà nông trẻ nhận thưởng Lương Định Của" alt=""/>Thiếu gia Đà Nẵng bỏ phố về làng