Nửa tháng qua khi bố em là anh Vũ Quang Lân (SN 1970) mất đột ngột do tai biến, để lại 3 đứa con đang trong độ tuổi ăn học bơ vơ không nơi nương tựa, những bữa ăn hàng ngày của các em phải trong chờ vào lòng thương cảm của bà con xóm giềng.
![]() |
Em phải lập bàn thờ vong xuống dưới nhà để tiện hương khói cho bố |
Từ ngày bố mất, chỗ dựa tinh thần của ba anh em Đăng không còn nữa, em trở nên trầm cảm.
Chị Nguyễn Thị Luận, người hàng xóm thân thiết, cũng là người cưu mang gia đình anh Lân nhiều năm chia sẻ, gia đình anh Lân thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh của hai vợ chồng cũng rất éo le.
Anh Lân quê ở trên huyện miền núi Bá Thước, vốn là người yếu, hay ốm đau bệnh tật nên không thể làm được việc nặng. Năm 2002, anh gặp chị Phạm Thị Hải (SN 1982) nảy sinh tình cảm. Hai người đến với nhau, lần lượt sinh được 3 người con gồm: cháu Vũ Quang Đăng (SN 2004), cháu Vũ Thị Thu Trang (SN 2008) và cháu Vũ Phạm Kim Phúc (SN 2010).
Ngày đó đất ở đây còn rẻ, vợ chồng anh tích góp mua được một miếng, dựng căn nhà tạm bợ cho đến bây giờ.
Tưởng chừng cuộc sống yên ổn cứ thế trôi qua từng ngày thì bỗng tai họa ập xuống. Mùng 6 Tết năm 2016, lúc chị Hải đang đi mua thức ăn về nấu cho cả nhà thì bất ngờ bị xe máy tông, tử vong tại chỗ.
Chị Hải mất, gánh nặng đè lên đôi vai của anh Lân vốn đã ốm yếu, nay lại càng thêm vất vả khi một mình bươn trải nuôi 3 đứa con còn bé nhỏ.
![]() |
Đăng tâm sự sẽ phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền cho 2 em ăn học nối tiếp ước mơ của bố |
Không có tiền lo cho các con, anh Lân phải cắm cả sổ đỏ, thậm chí vay cả tín dụng đen lấy tiền trang trải gia đình. “Lúc còn sống, anh Lân bảo dù có phải bán cả nhà đi nữa thì anh cũng phải lo cho các con ăn học tử tế, để sau này anh có chết đi các con có thể tự chăm sóc cho nhau”, chị Luận kể.
Vậy mà lời tâm sự đó lại là sự thật, khi ngày 22/5 vừa qua anh Lân đột ngột qua đời, 3 đứa con của anh như suy sụp.
Từ hôm bố mất, cháu Vũ Quang Đăng bỗng trở nên trầm cảm, không ăn uống gì, ai đến cháu cũng không nói năng, thỉnh thoảng lại khóc thút thít. Hai đứa em còn nhỏ dường như vẫn chưa hiểu chuyện nên còn hồn nhiên, vô tư.
![]() |
Em Đăng đang dọn dẹp lại nhà cửa sau khi bố mất |
Mặc dù có nhà cửa dưới thị trấn nhưng gia đình anh Lân không có anh em họ hàng thân thiết. Khi chết, gia đình phải đưa anh về quê trên tận Bá Thước chôn cất.
Thương bố, ba anh em Đăng xin phép bà nội lập bàn thờ vọng dưới nhà để thờ. Nửa tháng qua, người dân trong xóm đến chia buồn cùng gia đình em. Thấy các cháu không có gì ăn, người cho gạo, người cho con cá, lạng thịt…
Hiện tại, hai em của Đăng về ở với bà nội Lê Thị Duyên (80 tuổi) bị bệnh tim, phổi. Mới đây bà không thể chăm được cháu nữa nên đành phải đưa bé út Kim Phúc về lại cho Đăng chăm. Anh em họ hàng trên quê cũng khó khăn nên chỉ có thể lo được cho bé Vũ Thị Thu Thảo. Tuy nhiên thời gian tới sẽ rất khó khăn, bởi Thảo đang bị 2 cục hạch tuyến giáp nhưng gia đình không có tiền cho đi khám, điều trị.
“Lúc còn sống bố rất muốn ba anh em cháu học thật giỏi để sau này không phải khổ như bố mẹ. Nhưng có lẽ cháu không thực hiện được ước mơ của bố rồi. Giờ lo bữa ăn trong ngày còn khó, lấy đâu tiền để anh em cháu học được. Cháu đã phải đưa hai em Trang và Phúc lên quê ở tạm với bà nội đang bị bệnh. Thời gian tới cháu tính sẽ nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền để nuôi 2 em ăn học nối tiếp ước mơ của bố”, Đăng lặng lẽ nói.
Lê Dương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Bố mẹ và anh đều mất trong một vụ tai nạn giao thông. Hàng ngày, bé trai hơn 5 tháng tuổi được bà nội già yếu bế đi khắp xóm làng xin sữa.
" alt=""/>Cha mẹ lần lượt qua đời, nam sinh lớp 10 phải bỏ học kiếm tiền nuôi 2 em thơNgoài vài sào ruộng lúa, mùa mưa, hai vợ chồng chị An đi bắt cá đem bán, mùa khô đi bẫy chuột, quanh năm suốt tháng lặn lội ngoài đồng cả ngày lẫn đêm. Thời điểm Thức phát bệnh, con bị đau nhức chân, nóng sốt. Bà nội đã ngoài 80 nghĩ cháu trai hiếu động, hơn nữa, trẻ con ốm sốt cũng không lạ. Đến khi con đã bệnh khoảng một tháng mới được phát hiện rồi đưa đi viện thì nghe hung tin.
Miền quê nơi gia đình con đang sống vốn yên bình. Chị An cho hay: “Trước khi con bị bệnh, tôi chưa từng nghe có đứa trẻ nào khác trong vùng mắc ung thư”. Thế mà điều đau đớn ấy lại rơi vào gia đình chị. Chí Thức bị ung thư máu.
Số tiền đi bẫy chuột suốt mùa khô chỉ đủ chạy đi chạy lại đưa con đi khám bệnh. Để có tiền vô thuốc hóa trị cho con, vợ chồng chị An phải vay mượn khắp người thân, họ hàng. Tuy nhiên, bệnh của con phát hiện muộn, phải sử dụng thêm thuốc đặc trị ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Mỗi một đợt chi phí hơn 10 triệu đồng. Thêm các khoản chi phí khác, có tháng gia đình chị tốn 20 triệu đồng.
Sau một năm chữa bệnh cho con. Tài sản phải đem cầm cố hết. Chỗ vay mượn cũng không còn. Chị An khóc nghẹn cầu xin khắp nơi nhưng không được, tưởng chừng phải đưa con về. Sau khi Báo VietNamNet đăng tải hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nhiều bạn đọc đã động viên, ủng hộ.
![]() |
Bé Nguyễn Chí Thức được bạn đọc ủng hộ hơn 50 triệu đồng. |
Vừa qua, đại diện của Báo VietNamNet đã tới bệnh viện và trao lại số tiền 42.180.000 đồng do bạn đọc ủng hộ Chí Thức thông qua tài khoản của Báo. Trước đó, một số mạnh thường quân đã tới bệnh viện trao trực tiếp cho gia đình gần 10 triệu đồng.
Biết con trai được nhiều mạnh thường quân thương xót, giúp đỡ để con có thêm cơ hội chữa bệnh, chị An bật khóc vì xúc động. Thông qua Báo VietNamNet, chị An gửi lời cảm ơn tới các mạnh thường quân đã giúp đỡ lúc gia đình khó khăn nhất. “Mẹ con em sẽ cầu nguyện bình an tới tất cả mọi người”.
Khánh Hòa
Mùa khô, vợ chồng chị An không kiếm được việc làm, phải kéo nhau ra đồng bẫy chuột mong có chút tiền chuẩn bị cho con vào năm học mới. Gần 2 tháng ngoài đồng, vợ chồng chị chẳng hay biết con trai bị bệnh hiểm nghèo.
" alt=""/>Bé Nguyễn Chí Thức bị ung thư máu được giúp đỡ hơn 50 triệu đồngÔng Hải là nhân vật trong bài viết “Người đàn ông đơn độc xin bạn đọc “lo giùm ma chay nếu tôi chết””, đăng tải trên Báo VietNamNet ngày 8/8.
Quê ở Quảng Trị, mồ côi từ nhỏ, không người thân thích, ông Hải lưu lạc vào TP.HCM. Tuổi nhỏ không được học hành, phải trải qua nhiều nghề lao động tay chân kiếm sống, cuộc sống kham khổ khiến ông không dám nghĩ đến chuyện lập gia đình. Ở tuổi xế chiều một mình lầm lũi, ngày đi làm bảo vệ, tối về nhà trọ cửa đóng then cài, không gần gũi, va chạm với ai.
Những ngày nằm điều trị bệnh tim ở Bệnh viện Quân Y 175, mọi sinh hoạt ông đều phải nhờ các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện. Không người chăm sóc, cũng chẳng có tiền, người đàn ông ở tuổi lục tuần lo sợ, nếu lỡ may mình chết đi thì không biết làm sao lo liệu.
![]() |
Đại diện Báo VietNamNet (bên phải) và đại diện Bệnh viện Quân Y 175 bàn giao số tiền bạn đọc ủng hộ cho ông Hải. |
Sau khi hoàn cảnh của ông được Báo VietNamNet đăng tải, có rất nhiều mạnh thường quân đã động viên, giúp đỡ. Tổng số tiền bạn đọc VietNamnet ủng hộ từ ngày 8/8 đến hết 12/8 là 63.350.000 đồng. Trong đó, công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Chánh Phú Hòa tài trợ viện phí 20 triệu, đồng thời cam kết sẽ lo liệu đám hiếu cho ông Hải sau này.
Trừ tiền viện phí, ông còn nhận lại hơn 30 triệu đồng. Người đàn ông có phần hốc hác sau ca bệnh chia sẻ: “Sức khỏe của tôi đã bình ổn, có thể sẽ còn di chứng sau này nhưng tôi sẽ cố gắng bảo vệ sức khỏe của mình, để không phụ công ơn của các bác sĩ và các mạnh thường quân. Còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn khác, nên nhận được bấy nhiêu tình cảm tôi đã quá mừng. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ đã cứu tôi thoát chết. Cảm ơn các mạnh thường quân đã giúp đỡ để tôi có chi phí chữa bệnh”.
Ông Nguyễn Ngọc Hải bày tỏ, điều trị ở trong viện, chứng kiến rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn khác cũng đang cần giúp đỡ. Vì vậy, ông xin ngừng nhận ủng hộ từ bạn đọc Báo VietNamNet kế từ ngày 13/8. “Tất cả số tiền do bạn đọc ủng hộ cho tôi từ ngày 13/8, xin nhờ Quý Báo chủ động san sẻ cho các hoàn cảnh khó khăn khác”.
Khánh Hòa
Với mức lương 10 triệu ở thành phố, mỗi tháng anh Hưng gửi 4 triệu cho ông bà ngoại chăm sóc con trai, thêm 3 triệu cho mẹ già, bản thân anh gói ghém trong 3 triệu. Khi con trai mắc bệnh nặng, người cha đau đớn bật khóc.
" alt=""/>Ông Nguyễn Ngọc Hải đã bình phục và xuất viện, xin ngừng nhận ủng hộ