Theo các báo cáo trước đó, ba nhà mạng dự kiến sẽ triển khai gần 130.000 trạm gốc 5G vào cuối năm 2019 trong đó, China Mobile triển khai 50.000 trạm, China Unicom và China Telecom mỗi nhà mạng sẽ triển khai 40.000 trạm.
Vào tháng 6/2019, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) của Trung Quốc đã chính thức cấp giấy phép cho việc triển khai mạng 5G thương mại tại nước này. Những giấy phép 5G đó đã được cấp cho 4 nhà mạng bao gồm: China Mobile, China Unicom, China Telecom và Đài phát thanh truyền hình Trung Quốc. Trước đó, vào cuối năm 2018, MIIT đã cấp giấy phép cho thử nghiệm 5G tại một số thành phố trên khắp Trung Quốc.
Vào tháng 9/2019, China Telecom và China Unicom đã ký một thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng di động 5G với mục đích chính là giảm chi phí. Theo thỏa thuận “cùng xây dựng - cùng chia sẻ” này, các nhà mạng sẽ hợp tác để chọn ra các quận tại 15 thành phố để xây dựng mạng lưới 5G.
Trong khi đó, China Mobile, công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao, gần đây cho biết họ đã cung cấp dịch vụ 5G tại 50 thành phố trên khắp Trung Quốc.
Theo một báo cáo gần đây của China Daily, China Mobile đặt mục tiêu kết thúc năm 2020 với tổng số 70 triệu người dùng 5G, với khoản đầu tư dự kiến là 20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,85 tỷ USD).
China Mobile đang hợp tác với Huawei, Nokia, Ericsson và ZTE trong việc triển khai mạng 5G. Theo một báo cáo trước đây được đăng tải bởi South China Morning Post, China Mobile đã trao một nửa số hợp đồng thiết bị mạng 5G cho Huawei Technologies.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Trong suốt năm 2019, sự hợp nhất giữa T-Mobile và Sprint vẫn chưa hoàn tất và đang chờ xử lý, sau khi các Tổng chưởng lý của các tiểu bang kiện để chặn thỏa thuận này.
" alt=""/>Trung Quốc kỳ vọng 5G sẽ phủ sóng đến tất cả các thành phố cấp tỉnh vào cuối năm 2020Địa chỉ IPv6 được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Cơ quan quản lý tài nguyên Internet tại Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, lần đầu giới thiệu vào năm 2004. Để đảm bảo sự phát triển của hoạt động Internet Việt Nam, trong giai đoạn 2008 - 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các kế hoạch, hoạt động thúc đẩy chuyển đổi ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 trên mạng lưới và dịch vụ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của hoạt động mạng và dịch vụ Internet Việt Nam, bắt kịp xu thế mới về công nghệ.
Cột mốc chính thức đánh dấu chủ trương thúc đẩy sử dụng IPv6 tại Việt Nam là ngày 06/5/2008, khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ra Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Tiếp đó, ngày 06/01/2009, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6, xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai và theo dõi, điều phối hoạt động chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam.
Với mục tiêu tổng thể là “Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6 kể từ 2019”, trong suốt giai đoạn 2011 - 2019, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Ban Công tác) đã cùng các đơn vị, doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ bám sát nội dung, lộ trình của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Năm 2019 đánh dấu chặng đường 12 năm Việt Nam thực hiện công tác thúc đẩy phát triển sử dụng địa chỉ IPv6. Ban Công tác đã cùng các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chuyển đổi Internet Việt Nam từ IPv4 sang IPv6 một cách an toàn.
![]() |
Sau các nỗ lực, hoạt động đúng hướng, Việt Nam có kết quả ứng dụng IPv6 xuất sắc. Mạng Internet Việt Nam được chuyển đổi sang thế hệ mới sử dụng IPv6, hoạt động ổn định; dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng (bao gồm dịch vụ của doanh nghiệp, dịch vụ công của cơ quan nhà nước) đã góp phần đảm bảo cho hoạt động Internet Việt Nam bắt kịp với xu thế công nghệ mới.
Tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 39,94%, vượt xa các quốc gia trong khu vực và thuộc nhóm quốc gia tiêu biểu nhất toàn cầu, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 trên thế giới với hơn 21.000.000 người sử dụng IPv6. Kết quả thực hiện cũng đã vượt mục tiêu chung đặt ra là đến cuối 2019, mức độ ứng dụng của Việt Nam đạt trung bình chung toàn cầu (hiện ở khoảng 22%). Thời điểm tháng 5-6/2019, Việt Nam vượt qua Malaysia, Nhật Bản để đứng số 1 khu vực ASEAN và thứ 5 toàn cầu.
7 triệu thuê bao VNPT ứng dụng địa chỉ IPv6
Tính đến thời điểm này, hạ tầng mạng IPv6 quốc gia gồm Hệ thống DNS quốc gia với 6/7 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6 và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) với 19/21 thành viên kết nối qua IPv4/IPv6, đây là cơ sở nền tảng cho phát triển Internet Việt Nam nói chung và ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 nói riêng.
![]() |
VNPT không ngừng nỗ lực ứng dụng IPV6 cho thuê bao 4G |
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các chỉ số ứng dụng triển khai IPv6 ấn tượng của Việt Nam là kết quả của sự phối hợp hiệu quả từ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ISP, di động lớn đều đã sẵn sàng chuyển đổi IPv6 cho mảng hạ tầng, dịch vụ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp tiêu biểu đã triển khai cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, đóng góp cho lưu lượng IPv6 Việt Nam.
Tập đoàn VNPT là một trong những doanh nghiệp đã hoàn xuất sắc kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 theo Bộ tiêu chí đánh giá với tỷ lệ cao (trên 120%). VNPT đã triển khai cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, đóng góp cho lưu lượng IPv6 Việt Nam. Cụ thể, với hạ tầng, dịch vụ Internet của doanh nghiệp, hiện giờ VNPT đã có 4 triệu thuê bao FTTH sử dụng IPv6; 3 triệu thuê bao di động VinaPhone ứng dụng IPv6. Về lưu lượng IPv6 của Internet Việt Nam, các doanh nghiệp lớn đã có đóng góp chủ yếu cho tổng lưu lượng IPv6 Việt Nam. Theo thống kê của APNIC vào đầu tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Tập đoàn VNPT là 35.23%.
Với thế mạnh về hạ tầng, dịch vụ, Tập đoàn VNPT cũng sẵn sàng triển khai IPv6 cho hạ tầng Chính phủ điện tử, Y tế điện tử. Được biết, hiện giờ, VNPT đã triển khai hạ tầng Chính phủ điện tử như dịch vụ một cửa IGATE cho 36/64 tỉnh/ thành phố; Dịch vụ văn bản điện tử eOffice cho 59/64 tỉnh/Thành phố; Hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia; Các dịch vụ Y tế điện tử triển khai rộng rãi khắp các bệnh viện tại các tỉnh/Thành phố trong cả nước.
Thúy Ngà
" alt=""/>VNPT góp sức triển khai thành công IPv6 ở Việt Nam