Lặng nhìn con gái, chị tâm sự về phận đời quá đỗi truân chuyên của mình. Cách đây 14 năm, chị Hoa từng quen biết và dành hết tình cảm cho một người đàn ông cùng quê. Chị không ngờ rằng, lúc mang thai, người từng "thề non hẹn biển" với mình lại nhanh chóng rời bỏ chị và đứa trẻ chưa kịp thành hình.
Người phụ nữ khốn khổ đành vác bụng bầu về nương nhờ nhà bố mẹ đẻ. Ngày sinh con, chị một mình “vượt cạn” tại chính căn nhà của mình vì không có tiền đi trạm xá. Cũng may một người họ hàng đỡ đẻ giúp, chị may mắn giữ được tính mạng. Nhìn ánh mắt con chào đời cùng tiếng khóc đầu tiên, người mẹ đơn thân như được tiếp thêm sức mạnh.
Chị Hoa đặt tên con gái là Lý Thị Trang. Bao nhiêu tình thương yêu chị dành cả lên con gái bé bỏng. Thế nhưng bất hạnh vẫn chưa buông tha cho hai mẹ con. Khi Trang được 5 tháng tuổi, một ngày chị Hoa không thấy con cử động gì nữa. Vội đưa con đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, chị như chết lặng khi nghe các bác sĩ thông báo, bé Trang bị liệt do chứng bại não. Căn bệnh không thể chữa trị được, chỉ còn cách đưa con về nhà chăm sóc như người thực vật.
Ôm con ra về, chị vừa đi vừa khóc. Bao nhiêu hy vọng nuôi con khôn lớn để có chỗ dựa lúc về già bỗng chốc tan biến.
Gắng gượng mỗi ngày để duy trì sự sống cho con
“Ngay từ lúc nghe bác sĩ nói con bị vậy, tôi đã biết từ giờ đến lúc chết, mình cũng phải lo cho con gái. Nhưng tôi sợ lắm nếu mai này không còn, ai sẽ chăm sóc con?", chị bật khóc nức nở.
Cứ như vậy, suốt 14 năm qua, một mình chị để ý bé Trang từng li từng tí. Việc chăm cháu vất vả hơn những đứa trẻ bình thường. Bởi Trang không biết nói, những lúc đòi ăn chỉ khóc, ăn xong thì cười. Mẹ cho ăn uống hết sức khó khăn vì cháu chỉ nằm một chỗ, mỗi lần ăn chỉ có mẹ đỡ dậy, cho ăn một chút ít vì sợ con sặc, thức ăn rơi vào đường khí quản.
Những ai từng chứng kiến cảnh chị Hoa chăm con đều không giấu nổi sự xót xa cho số phận hai mẹ con. Gia đình chị là người dân tộc Dao, thuộc diện hộ rất nghèo trên địa bàn xã Việt Hồng (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Cũng vì muốn có nơi nương tựa, chị đi bước nữa với một người đàn ông khác, sinh tiếp hai con nhỏ. Cũng may các con sau của chị đều khoẻ mạnh bình thường. Điều đó giúp chị có thêm điều kiện chăm sóc cho cho Trang tốt hơn.
Tuy nhiên, do chồng thường xuyên đi làm xa, công việc không ổn định nên thu nhập thất thường, điều kiện sống khó khăn vô cùng. Bản thân chị quanh năm chỉ ở nhà với con nhỏ, không thể đi làm. Tiền trợ cấp người khuyết tật của Trang là 1.330.000 đồng/tháng không đủ để chị mua các loại thuốc bắc, thuốc nam cho con uống bổ sung.
![]() |
Hoàn cảnh của bé Trang đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Chưa kể, chồng chị đi biền biệt, một mình chị tự trang trải sinh hoạt cho các con. Lắm lúc không có tiền mua thuốc cho con, chị đành vay mượn họ hàng, làng xóm. Vay nhiều quá, chị không có điều kiện trả nợ, cũng không thể vay tiếp được nữa.
Trong căn nhà cũ kỹ, tối tăm, người mẹ vẫn ngày ngày chăm bẵm con gái bại não từng li từng tí. Cuộc sống vất vả khiến chị Hoa muốn gục ngã, nhưng vì con, chị gắng gượng để giữ được sự sống cho con từng ngày.
Ông Phan Văn Công, Chủ tịch xã Việt Hồng xác nhận: Hoàn cảnh gia đình chị Lý Thị Hoa ở địa phương thuộc diện khó khăn. Cháu Trang không may mắc bệnh bại não suốt 14 năm ròng. Chính quyền cũng đã hỗ trợ cho cháu, tuy nhiên chỉ được đỡ được phần nào. Rất mong hoàn cảnh của mẹ con chị nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Tại cơ quan điều tra, Đinh Văn Tiến và Trương Tuấn Anh đã khai nhận hành vi buôn bán người của mình.
Theo đó, hàng ngày Đinh Văn Tiến lên mạng xã hội facebook tìm các bé trong độ tuổi từ 14-16 để kết bạn, làm quen.
Lợi dụng tâm lý “nhẹ dạ, cả tin” muốn được tự lập sớm của các bé gái, Tiến rủ các nạn nhân lên Phú Thọ làm ở quán cắt tóc, bán trà sữa với lời hứa công việc nhẹ nhàng, lương cao.
Sau khi các bé gái đồng ý, Tiến sẽ dẫn các bé gái giao lại cho Tuấn Anh. Mỗi trường hợp giao dịch thành công, Tiến được trả công từ 2-3 triệu đồng.
Nhận “hàng” từ Tiến, Tuấn Anh cho các bé gái đi spa làm đẹp, tân trang bằng những bộ quần áo mới, mua điện thoại. Từ đó, các bé gái ngày càng tin tưởng Tuấn Anh mà không ngờ bản thân mình sắp bị bán vào “động quỷ”.
Để chắc chắn khống chế được các nạn nhân, sau các buổi làm đẹp, mua sắm, Tuấn Anh đã ép nạn nhân phải viết giấy vay nợ, từ đó, buộc phải ở lại làm nhân viên phục vụ quán karaoke, massage ở Phú Thọ để trả nợ.
Trước đó, Công an huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nhận được trình báo của một hộ dân về việc con gái 14 tuổi mất tích. Quá trình điều tra, Công an huyện Hải Hậu phối hợp với Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện bé gái 14 tuổi nói trên có liên quan đến một đường dây buôn bán người dưới 16 tuổi.
Cầm đầu đường dây này là Đinh Văn Tiến và Trương Anh Tuấn.
“Đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ xác định 6 bé gái là nạn nhân của đường dây buôn bán người do Tiến và Tuấn cầm đầu.
Cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục củng cố, thu thập thêm tài liệu để xác định vai trò của 2 người phụ nữ này trong vụ án. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh với 2 người phụ nữ để mở rộng điều tra vụ việc”, vị lãnh đạo phòng PC02 cho biết thêm.
Công an huyện Hải Hậu vừa phá đường dây có dấu hiệu buôn bán người, giải cứu nhiều thiếu nữ.
" alt=""/>Đường dây buôn bán người: Âm mưu khi đưa bé gái vào spa của 'tú ông'Đại diện một công ty BĐS tại TP.HCM cho biết, công ty ông đang có sẵn quỹ đất và dự tính xây NƠXH. Tuy nhiên, khi bắt tay làm thủ tục thì nhận thấy có nhiều vướng mắc.
Theo vị này, Luật Nhà ở hiện nay quy định, đất để xây NƠXH gồm: Đất được Nhà nước giao, cho thuê; đất trong các dự án nhà ở thương mại; và đất ở hợp pháp để xây NƠXH.
Nếu doanh nghiệp có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch xây nhà ở, đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì mới được giao làm chủ đầu tư dự án NƠXH.
“Ngoài đất được Nhà nước giao, cho thuê và đất trong dự án nhà thương mại, doanh nghiệp muốn đầu tư dự án NƠXH thì phải có đất ở. Tức là, nếu doanh nghiệp đi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không phải đất ở thì cũng không đáp ứng điều kiện”,đại diện công ty này cho biết.
Nói về thủ tục đầu tư dự án NƠXH, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, điều kiện đầu tư dự án NƠXH hiện nay thậm chí còn khó hơn nhà ở thương mại.
Bởi theo Luật Nhà ở, trường hợp nhà đầu tư vừa có đất ở vừa có đất khác, tức không phải đất ở, nhưng đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì vẫn đủ điều kiện đầu tư dự án nhà thương mại.
Trong khi đó, Luật Đầu tư và Luật Đất đai đã có quy định cho phép thực hiện dự án nhà ở nói chung và NƠXH nói riêng trong trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, gồm đất ở và đất khác không phải đất ở, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Dự án NƠXH ít đi, giá bán tăng
Theo lãnh đạo một công ty BĐS tại TP.Thủ Đức, ngoài điều kiện về đất, Nhà nước còn có công cụ khác để quản lý việc phát triển nhà ở, đó là quy hoạch và kế hoạch.
Các công cụ này sẽ xác định khu vực nào được xây dự án NƠXH và trong giai đoạn nào sẽ được phát triển bao nhiêu NƠXH? Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng mua gom đất, xây NƠXH ồ ạt.
Vị này cho rằng, nếu không cho phép thực hiện dự án NƠXH do hiện trạng đất không phải là đất ở sẽ dẫn đến lãng phí đất đai.
Cụ thể, nếu nhà đầu tư tiếp tục sử dụng đất theo mục đích cũ hoặc làm dự án mới phù hợp với mục đích sử dụng đất hiện hữu thì không được chấp thuận vì không phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Còn nếu nhà đầu tư xin chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án nhà ở thì sẽ không phù hợp với quy định phải có đất ở mới được đầu tư nhà ở thương mại, NƠXH theo Luật Nhà ở.
“Việc yêu cầu phải có đất ở mới được thực hiện NƠXH đang khiến các khu đất đủ điều kiện làm NƠXH ít đi, làm tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp trong việc huy động quỹ đất, qua đó làm tăng giá NƠXH”, vị này nói.
Thực tế thời gian qua, UBND TP.HCM đã nhận được nhiều hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại, NƠXH.
Trong hồ sơ, nhà đầu tư chứng minh có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là đất ở để đầu tư dự án NƠXH hoặc nhà đầu tư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất, quyết định giao đất nhưng mục đích sử dụng đất hiện hữu không phải là đất ở.
Với những trường hợp này, căn cứ vào Điều 23 và Điều 56 của Luật Nhà ở thì nhà đầu tư không đáp ứng được điều kiện về đất để phát triển nhà ở thương mại, NƠXH.
Theo UBND TP.HCM, quy định nhà đầu tư phải có đất ở mới được phát triển NƠXH như hiện nay khiến cho Luật Nhà ở không đồng bộ với Luật Đầu tư, Luật Đất đai.
Tại dự thảo thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển Thành phố vừa trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định mới đây, UBND TP.HCM đề xuất gỡ vướng nội dung trên.
Theo đó, cho phép TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, chủ đầu tư các dự án NƠXH khi nhà đầu tư có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều kiện cho chuyển mục đích sử dụng và các quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Đồng thời, cho TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án NƠXH khi nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở.