Theo đó, học sinh, sinh viên, học viên các cấp học, bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được nghỉ học từ ngày 03/02/2020 đến hết ngày 09/02/2020.
Trước đó, học sinh TP.HCM vừa nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 16 ngày. Như vậy học sinh TP.HCM sẽ nghỉ liên tục 23 ngày.
Trước đó, Sở GD-ĐT TP.HCM lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch virus corona gồm 21 thành viên, trong đó do ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT đứng đầu.
Sở cũng yêu cầu các trường thành lập ban chỉ đạo của mỗi trường. Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP.HCM lập riêng một trang thông tin về dịch virus corona để cập nhật liên tục các chỉ đạo, văn bản mới nhất, đồng thời cung cấp thông tin về phòng chống dịch bệnh.
Việc học sinh quay lại học sau thời gian nghỉ tết kéo dài giữa lúc dịch bệnh virus corona khiến quản lý nhiều trường lo lắng, vì kỳ nghỉ Tết học trò đi khắp nơi, du lịch cùng gia đình. Hơn nữa bệnh virus corona thời gian ủ bệnh kéo dài rồi học tập sinh hoạt chung.
Nhiều nhà quản lý cho hay, việc lùi thời gian trở lại trường 1 tuần, 2 tuần sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng kết quả của học sinh. Bởi trường học hiện nay trong định hướng chủ động xây dựng kế hoạch dạy - học và kiểm tra đánh giá học sinh, hoàn toàn có thể điều chỉnh kế hoạch trong tình huống đặc biệt, vừa khoa học vừa nhân văn, hơn nữa đó là sức khỏe của mỗi học trò, giáo viên và của cộng đồng.
Lê Huyền
" alt=""/>Hơn 1 triệu học sinh TP.HCM nghỉ học thêm một tuần để phòng virus coronaChủ tịch UBND tỉnh giao Sở GD-ĐT tổ chức ký hợp đồng mua, cấp phát và hướng dẫn sử dụng cho học sinh đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng. Thời gian cấp phát cho học sinh vào ngày học sinh đến trường đi học trở lại.
Căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế chủ động đề xuất, báo cáo UBND tỉnh thời gian đi học trở lại trước ngày 14/2; đồng thời chuẩn bị phương án đảm bảo chương trình, nội dung cho từng cấp học phù hợp với tình hình thực tế và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
![]() |
Khẩu trang vải kháng khuẩn theo công nghệ Nhật Bản có thể giặt và tái sử dụng trong 20 lần |
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra chất lượng khẩu trang vải kháng khuẩn tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế để đặt hàng cung cấp cho tỉnh. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, đây là loại khẩu trang được làm từ vải dệt kim có chức năng kháng khuẩn theo công nghệ Nhật Bản, chống tia cực tím, có thể giặt và tái sử dụng trong 20 lần.
Thúy Nga
Khánh Hòa là địa phương thứ 2 sau Đồng Nai quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 17/2 sau thời gian nghỉ phòng dịch virus corona.
" alt=""/>Huế cấp miễn phí khẩu trang vải kháng khuẩn cho toàn bộ học sinh và giáo viênVăn bản trên nêu rõ: Trước tình hình diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh Covid-19, trong đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới, với tinh thần đảm bảo sự an toàn và sức khoẻ cho học sinh luôn phải đặt lên hàng đầu và nhằm giúp các địa phương, đơn vị, cơ sở giáo dục chủ động trong việc xây dựng triển khai đồng bộ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020, chuẩn bị năm học 2020-2021; giúp phụ huynh, học sinh an tâm, chủ động sắp xếp công việc, học tập, UBND TP.HCM kiến nghị hai nội dung:
Thứ nhất, chỉ đạo thống nhất trong cả nước về việc cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến hết tháng 3-2020.
Thứ hai, điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ 2 từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020; dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7.
Theo thống kê, TP.HCM hiện có hơn 1,7 triệu học sinh với hơn 80.000 giáo viên. Đây là thành phố có lượng học sinh lớn nhất cả nước. Trong đó có số học sinh tới từ nhiều địa phương
Trước đó, học sinh TP.HCM đã có kỳ nghỉ kéo dài từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/2 (bao gồm thời gian nghỉ Tết nguyên đán và dịch virus corona).
Nếu được thông qua, học sinh TP.HCM sẽ có kỳ nghỉ dài nhất với gần 2,5 tháng. Cùng với điều chỉnh kế hoạch năm học tới hết tháng 7, các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp cũng phải thay đổi.
Được biết, hiện nay Bộ GD-ĐT hiện đang xây dựng các phương án tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 để trình Chính phủ. Theo đó, kỳ thi có thể sẽ được tổ chức trong tháng 7 năm 2020, tuy nhiên ngày thi chính thức chưa được quyết định vì còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid-19. Phải chờ xác định được thời gian kết thúc năm học thì mới tính được thời gian thi.
Trong số 63 tỉnh thành, đã có 59 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ hết tháng 2. Riêng Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên và Thái Bình vẫn chưa có quyết định mới sau thông báo nghỉ học đến ngày 23/2. Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp mà Hà Nội vừa ban hành, thành phố này dự kiến vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 1/6 như mọi năm.
Đề xuất của UBND TP.HCM trình lên Chính phủ cho học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học hết tháng 3 để phòng Covid-19 nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Chị Thái Tuyết Dung - một luật sư - mong muốn Chính phủ và các Bộ không chấp nhận đề xuất này để việc học trở lại bình thường. Theo chị Dung, lý do công văn đưa ra là “diễn biến phức tạp”, nhưng truyền thông lại đưa tin dịch Covid-19 ở Việt Nam đã không còn phức tạp. Do vậy, chị Dung cho rằng đã đến lúc mở cửa lại trường học để chứng tỏ hiệu quả của nỗ lực chống dịch vừa qua, cũng là cách để chúng ta cần làm quen, học cách phòng chống dịch bệnh. Nếu phụ huynh nào chưa yên tâm thì có thể giúp con học tại nhà.
Nhà báo Hoàng Tư Giang cũng đồng quan điểm, bởi theo đánh giá của WHO, Việt Nam đã chống dịch Covid-19 rất tốt và có thể nói làm tốt nhất thế giới (theo nhìn nhận của ông) khi đã dùng gần như mọi biện pháp có thể trong đợt dịch này. Giờ là lúc mở cửa lại trường học để chứng tỏ hiệu quả của nỗ lực chống dịch và để tăng lòng tin của người dân đối với hiệu quả đó bởi nếu tiếp tục đóng cửa trường học thì thật khó thuyết phục. Cá nhân ông cũng nghi ngờ về hiệu quả chống dịch nếu trường học bị đóng cửa. Điều quan trong nhất là cần làm quen, thích nghi với Covid-19 để có tâm lý, chính sách không hoảng sợ, bất an quá đà.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên đồng ý với kiến nghị của TP.HCM cho học sinh, sinh viên nghỉ hết tháng 3 vì tình hình dịch không đơn giản. Hơn nữa, UBND TP.HCM đã trình lên Chính phủ là có cơ sở, vì vậy không được chủ quan, sẽ rất nguy hiểm cho xã hội và nhất là các con trẻ.
Một bạn đọc nêu “bản thân em thì không muốn nghỉ quá lâu, nhưng nghỉ hay không thì cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh. Nếu nghiêm trọng thì vẫn cần phải nghỉ, nhất là thành phố quá đông dân như TP.HCM”.
Lê Huyền
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 trên địa bàn. Theo đó, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với hơn 100.000 học sinh tham dự, dự kiến được tổ chức vào ngày 1/6.
" alt=""/>TP.HCM chính thức kiến nghị Chính phủ cho nghỉ học hết tháng 3 tránh dịch covid