Qua hình ảnh máy đốt điện do người nhà cung cấp, bác sĩ Quân cho hay với thiết bị này, nhân viên spa dùng các đầu kim để đốt vào các tuyến mồ hôi nách. "Cách điều trị như vậy là sai phương pháp, không làm giảm mồ hôi nách mà còn xảy ra nhiều biến chứng", ông nói.
"Chữa cháy" cho bệnh nhi, bác sĩ phải cắt bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử, chống nhiễm trùng. Vết thương hiện đã khô se nhưng bị mất da rất lớn nên khó liền lại, buộc phải phẫu thuật ghép da (lấy da từ vùng cơ thể khác để ghép vào).
Bác sĩ Quân cũng cho biết hậu quả của vết bỏng và nhiễm trùng ở nách rất nghiêm trọng, nếu không điều trị ngay có thể hoại tử lan rộng, nguy hiểm. Trường hợp sẹo lớn có thể gây co kéo, hạn chế vận động nách, cánh tay.
Trong trường hợp bé gái này, nguy cơ để lại sẹo hay bị co kéo vẫn có thể xảy ra dù đã được điều trị tích cực và ghép da.
Đây không phải là trường hợp tai biến sau điều trị hôi nách mà bệnh viện này tiếp nhận. Nhiều trường hợp nhập viện hai nách bị nhiễm trùng, hoại tử sau khi đốt laser ở các spa. Một số khác phẫu thuật hoặc hút nội soi sai cách cũng bị biến chứng chảy máu dẫn đến tụ máu, tụ dịch và nhiễm trùng nghiêm trọng.
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các đơn vị lấy mẫu, xét nghiệm trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ quy trình trên Nền tảng xét nghiệm Covid-19, từ lấy mẫu đầu vào đến xét nghiệm, trả kết quả qua phần mềm và công bố kết quả qua các ứng dụng PC-Covid quốc gia và Hue-S.
Theo hướng dẫn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trường hợp cá nhân, tổ chức cần kết quả xét nghiệm Covid-19 bản giấy, các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
Sở Y tế cũng có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng chức năng phòng chống dịch công nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 trên ứng dụng PC-Covid quốc gia và Hue-S.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở TT&TT là cơ quan đầu mối của tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn của Bộ TT&TT hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị lấy mẫu, xét nghiệm thực hiện công bố, đồng bộ và tích hợp kết quả xét nghiệm Covid-19 trên nền tảng của Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia và liên thông dữ liệu ứng dụng PC-Covid và Hue-S.
Cùng với 2 nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, khai báo y tế và quản lý người vào ra địa điểm bằng mã QR, nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến cũng là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương triển khai thống nhất.
So với trước đây làm bằng cách thủ công, nền tảng công nghệ này giúp các cơ sở xét nghiệm Covid-19 giảm khoảng 50% thời gian lấy mẫu xét nghiệm nhờ quét và lưu trữ thông tin người xét nghiệm qua mã QR trên ứng dụng di động, xử lý trên phần mềm. Kết quả xét nghiệm của người dân cũng được trả online trên ứng dụng di động, giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Với sự hỗ trợ của Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19, dữ liệu tiêm chủng, xét nghiệm đã được kết nối, liên thông với các nền tảng chống dịch tại Huế. Nhờ vậy, kết quả tiêm chủng và xét nghiệm đã được trả cho người dân địa phương qua cả Hue-S và PC-Covid.
97% người dân Huế có Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia
Sở TT&TT Thừa Thiên Huế còn được yêu cầu tiếp tục tuyên truyền cài đặt và sử dụng PC-Covid, Hue-S để người dân không chỉ thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng mà còn là cách để mỗi người tự bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch bệnh.
Trong đó, PC-Covid là ứng dụng do Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Có mặt trên các kho ứng dụng App Store và CH Play từ ngày 30/9, PC-Covid có các tính năng chính gồm: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Phản ánh của người dân; Thông tin tiêm vắc xin, thông tin xét nghiệm... Tính đến ngày 5/11, ứng dụng PC-Covid đã có hơn 28,3 triệu người dùng.
Hue-S hiện là ứng dụng trên nền di động đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh. Được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh, thời gian qua trên ứng dụng này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai cung cấp nhiều dịch vụ cho người dân như: phản ánh hiện trường, thông tin cảnh báo, giám sát đô thị qua cảm biến camera, giám sát hồ đập và môi trường, giám sát tàu cá...
Từ đầu năm 2021, để phát huy hiệu quả của ứng dụng Hue-S vốn đã được nhiều người dân Thừa Thiên Huế quen sử dụng, UBND tỉnh này đã khởi động triển khai giải pháp quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR. Giải pháp hướng tới mục tiêu góp phần phòng chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng và bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân.
![]() |
Đến nay, khoảng 97% người dân Thừa Thiên Huế đã có Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia. |
Đặc biệt, vào giữa tháng 9/2021, Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia đã phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế thiết lập, mở kết nối API và cấp chuẩn để tỉnh có thể chủ động tạo mã QR cho người dân theo chuẩn quốc gia.
Sau khi mã QR quốc gia được kết nối, Thừa Thiên Huế đã làm Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia cho người dân trong tỉnh. Hệ thống cấp Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia của Thừa Thiên Huế chính thức kích hoạt từ 16h ngày 19/9. Đến nay, Huế đã tạo và cấp Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho khoảng 97% dân số của tỉnh.
Đại diện Sở TT&TT Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Giải pháp kiểm soát người vào - ra các địa điểm bằng quét mã QR quốc gia gắn trên Thẻ kiểm soát dịch bệnh đã cấp cho người dân được tỉnh xác định là giải pháp căn cơ nhất trong giai đoạn chuyển trạng thái thích ứng với tình hình mới của công tác phòng chống dịch.
Vân Anh
Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử, 1 trong 3 nền tảng 2 Bộ Y tế và TT&TT đề nghị triển khai toàn quốc, đang giúp nhiều tỉnh phía Nam tiết kiệm thời gian, người dân nhận kết quả online.
" alt=""/>Huế công nhận kết quả xét nghiệm CovidBan Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn cũng chỉ đạo rõ, mục tiêu tổng quát của chuyển đổi số tỉnh này đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số - xã hội hiện đại áp dụng và tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, Lạng Sơn nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Nghị quyết cũng xác định rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 theo 4 trụ cột chính gồm: Chính quyền số; Kinh tế số; Xã hội số; Cửa khẩu số.
Lạng Sơn đang thử nghiệm ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức
Đáng chú ý, trong các mục tiêu cụ thể về phát triển Chính quyền số và Xã hội số Lạng Sơn đến năm 2025, Nghị quyết của Tỉnh ủy đã nêu rõ yêu cầu về ứng dụng trợ lý ảo (Chatbot) để hỗ trợ các cán bộ, công chức, viên chức trong công việc và giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn trong thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước của tỉnh cung cấp.
Cụ thể, một trong những mục tiêu phát triển chính quyền số Lạng Sơn là đến năm 2025, 100% cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước có ít nhất 1 trợ lý ảo hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức trong môi trường làm việc.
Về phát triển xã hội số, cùng với các chỉ tiêu như trên 50% người dân có tài khoản thanh toán điện tử, ví điện tử; 100% hộ gia đình có địa chỉ số… cũng đến năm 2025, 100% người dân và doanh nghiệp tại Lạng Sơn sẽ được trợ lý ảo hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
![]() |
Việc xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức trong quản lý nhà nước là 1 bước đi trong lộ trình chuyển đổi số tại tỉnh Lạng Sơn (Ảnh minh họa: Internet) |
Thông tin với ICTnews, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, với trợ lý ảo, thông tin được giải đáp tự động 24/7 và có thể phục vụ nhiều người cùng một lúc, tiết kiệm thời gian tư vấn, góp phần thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
“Việc xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức trong quản lý nhà nước là 1 bước đi trong lộ trình chuyển đổi số tại tỉnh Lạng Sơn nhằm mục tiêu sớm đưa Lạng Sơn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu quốc gia về chuyển đổi số”, ông Dương Xuân Huyên nhấn mạnh.
Trên thực tế, từ giữa năm nay, Sở TT&TT Lạng Sơn đã khởi động việc triển khai xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức Lạng Sơn trong công tác quản lý nhà nước.
Theo đại diện Sở TT&TT tỉnh Lạng Sơn, trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức trong quản lý nhà nước được xây dựng với 5 tiêu chí cứng về chức năng, công nghệ, giao diện, hiệu năng, an toàn bảo mật.
Trong đó, có 7 yêu cầu về tiêu chí chức năng gồm: Tìm kiếm, phân tích, thiết kế các kịch bản trả lời đúng các nội dung liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật của các ngành; tương tác người sử dụng với trợ lý ảo bằng giọng nói thực hiện trên Mobile app và Text; hiểu được ngôn ngữ tự nhiên để phân tích nội dung người sử dụng nhập vào và xác định được ý định đúng của người dùng, bao gồm cả trường hợp người dùng nhập gần đúng.
Từ đó, trợ lý ảo trả về kết quả tương ứng; nhúng được vào các phần mềm như: Cổng thông tin điện tử, một cửa điện tử, Zalo, Facebook; xây dựng hệ thống pháp luật pháp điển hóa; phân tích, tổng hợp và dự thảo ra file word các mẫu văn bản như giấy mời, tờ trình, báo cáo, quyết định… và kết nối được với các hệ thống báo cáo, cơ sở dữ liệu.
Hiện tại, trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức Lạng Sơn đang được triển khai thử nghiệm tại Sở TT&TT. Trên cơ sở thử nghiệm, Sở TT&TT Lạng Sơn sẽ báo cáo, đề xuất lãnh đạo UBND tỉnh mở rộng triển khai trong thời gian tới.
Vân Anh
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
" alt=""/>Công chức, viên chức và người dân Lạng Sơn sẽ có trợ lý ảo hỗ trợ