Sau đợt thu hoạch lúa hồi Tết Nguyên đán, hầu hết các đám ruộng đều bỏ không, đất nứt nẻ. Chỉ một vài thửa có nước được tận dụng để trồng rau, nuôi cá.
Cách khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP. HCM) chỉ một con đường là cánh đồng lúa rộng lớn tồn tại suốt hơn 20 năm qua. |
9 giờ sáng, trời nắng chang chang. Đội chiếc mũ, mang ủng, mặc quần áo lao động, ông Nguyễn Văn Năm (58 tuổi) ra ruộng giăng lưới bắt cá, hái rau chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa.
Ông cho biết, hiện thành phố đang mùa nắng nóng, mực nước sông Sài Gòn thấp vì thế việc trồng lúa phải chờ đến tháng 5, khi mùa mưa tới mới gieo mạ cho vụ hè thu. Tranh thủ mấy tháng “ăn chơi” ông tận dụng những đám ruộng sâu, nước nhiều để nuôi cá rô phi, cá chép, trồng rau muống, rau đắng, bòn bon cho vợ mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập.
“Những năm trước, chúng tôi trồng 2-3 vụ lúa/năm. Bây giờ, trồng lúa phải phụ thuộc nguồn nước và thời tiết, vì thế chỉ được 1-2 vụ thôi. Năng suất giờ cũng không ăn thua nhưng bỏ trống đất, phí lắm”, người đàn ông 58 tuổi nói.
Vợ ông Năm hái rau mang bán cho các mối quen. |
Tính đến nay, ông Năm đã có hơn 20 năm làm nông dân ở thành phố. Ban đầu, ông chỉ đưa vợ con từ Trà Vinh lên Sài Gòn làm thợ hồ.
Năm 1995, đi câu cá ở khu đất trống trên đường Trương Gia Mô, phường Thạnh Mỹ Lợi, hiện là cánh đồng thẳng cánh cò bay, ông thấy, nơi đây có tiềm năng để trồng lúa. Vậy là, ông về quê mang cuốc xẻng, máy cày lên làm nông dân giữa khu đất vàng.
“Ngày trước, công thuê thấp, đất còn màu mỡ, trồng lúa có lời lắm. Bây giờ, thuê công đắt, khí hậu cũng khắc nghiệt hơn. Đất ở đây cũng đã được quy hoạch, đền bù, chúng tôi làm mà không biết khi nào phải “bỏ xứ” mà đi”, ông Năm tâm sự.
Ông Năm ngồi nghỉ ngơi sau một buổi sáng lao động vất vả. |
Cách đó không xa, căn chòi nhỏ của ông Nguyễn Văn Tư (76 tuổi) nằm giữa cánh đồng. Đang loay hoay cào rơm ngoài ruộng, người đàn ông có nước da ngăm đen, đôi tay chai sạn vì thời gian dài cầm dụng cụ làm lúa cất tiếng: “Tui đang dở tay, chờ một chút nghe”.
Ông Tư trước đây làm ruộng bên phường An Lợi Đông, quận 2. Khi đô thị hóa phát triển, đất ruộng chuyển thành đất thổ cư hết, ông chỉ biết nơi nào có ruộng là tới.
“Tôi đến đây thuê đất trồng lúa hơn 4 năm rồi. Nhìn tôi già vậy nhưng tay chân còn mạnh khỏe lắm. Mấy đứa con cứ bắt nghỉ cho khỏe mà tui làm ruộng quen rồi. Ngày nào được mang ủng lội xuống ruộng là tôi khỏe re”, ông Tư cười vang.
Thời gian này, lúa đã thu hoạch, mạ chưa gieo nên ông có thời gian rảnh đi thăm bạn bè, vào rừng dừa nước bên cạnh bắt chim sâu, hái trái ăn. Những ngày vào mùa, công việc bận rộn ông chỉ biết quanh quẩn với đồng ruộng. Hết nhổ cỏ, bỏ phân, ông lại canh nước.
Ông Nguyễn Văn Tư đang cào rơm ngoài ruộng. |
“Ở thành phố, không kiếm được thợ gặt đâu. Lúa chín, tôi phải về quê kêu công, nhờ người quen lên phụ giúp. Lúc đó, căn chòi của tôi vui lắm”, người đàn ông năm nay 76 tuổi nói.
Ông Tư cho biết, việc làm ruộng ở khu đất vàng này đã được phía ủy ban phường tạo điều kiện. Tuy nhiên, việc không biết sẽ phải bỏ nghề lúc nào vì đất nơi đây đã được quy hoạch, đền bù xong làm ông lo lắng.
“Nhiều khi tôi muốn gieo nhiều để lấy số lượng bù chất lượng, nhưng sợ lắm. Mình cứ thoải mái làm, đang lỡ cỡ bị thu lại thành công cốc”, ông Tư giãi bày.
Cũng vì quá quen với công việc “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, dù đã có nhà cửa đầy đủ trong khu dân cư sầm uất, vợ chồng ông Năm vẫn ra ruộng, dựng chòi ở.
Điện nước phải đi xin về dùng. Đêm đến muỗi vo ve, côn trùng kêu inh hỏi. Thế nhưng, đi đâu ông cũng muốn về đây để được hưởng một không gian làng quê giữa lòng thành phố.
Dù đã có nhà cửa đầy đủ trong khu dân cư sầm uất, vợ chồng ông Năm vẫn ra ruộng, dựng chòi ở để trồng lúa. |
“Vài năm nữa chúng tôi sẽ được “nghỉ hưu”, vì nơi đây sẽ bị xóa bỏ, thay vào đó là những căn nhà cao tầng, các khu trung tâm thương mại sầm uất”, hướng mắt ra cánh đồng có đàn cò bay lượn trên không trung, ông Năm nói.
Bà trần Thị Phương Thảo, phó chủ tịch UBND phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM xác nhận, đất ruộng ở phường đã có từ lâu, do những người nông dân đến đây thuê đất trồng lúa. Sau này, khu đất này nằm trong diện quy hoạch, nhưng đã giải tỏa, đền bù xong. Phía công ty sở hữu đất đã có dự án nhưng chưa triển khai, đất còn trống nên họ cho nông dân tiếp tục sản xuất lúa kiếm thu nhập. Khi dự án khởi công người nông dân sẽ phải trả lại đất.
Phía Ủy ban phường cũng yêu cầu, các hộ trồng lúa phải theo phương pháp truyền thống. Việc bón phân, phun thuốc trừ sâu phải theo đúng quy định để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và chất lượng nông sản.
Cuối năm, vợ chồng chị Phương muốn đổi chiếc ôtô đời mới để đi làm nhưng nhìn thấy cô bé không manh áo, bò lê giữa trời rét, họ đã quyết định đón bé về nuôi, dành tiền tiết kiệm chữa chân cho em.
" alt=""/>Đất vàng xây biệt thự triệu đô, cụ ông dựng chòi cấy lúa trồng rau![]() |
Nhu cầu học lái xe ngày càng tăng khiến các nghề dạy lái dễ "hái ra tiền". Ảnh minh họa (Đình Quý) |
Anh Nguyễn Quang Nhật (35 tuổi), giáo viên dạy lái tại một trung tâm đào tạo lái xe ở quận Long Biên chia sẻ: “Lúc cao điểm, tuần nào tôi cũng có ca dạy thêm không sáng thì chiều, liên tục, đa phần là nhận hợp đồng liên kết với các trung tâm tuyển sinh”. Anh Nhật thường chỉ biết mặt học sinh của mình sau khi đã gọi điện và đợi ở điểm hẹn. Chính vì chăm "chạy sô" như anh Nhật nên thu nhập khá tốt, dao dộng 35-40 triệu đồng mỗi tháng.
Anh Lê Quốc Tuấn (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là một thầy dạy lái hơn 10 năm kinh nghiệm.Từ một thanh niên tỉnh lẻ lên phố lập nghiệp với hai bàn tay trắng, ở thuê thì nay anh đã sở hữu 2 căn hộ chung cư. Anh Tuấn chia sẻ, nghề dạy lái khá vất vả, đi sớm về muộn, lại căng thẳng nhưng nếu kiếm thêm nhiều học viên bên ngoài thì cũng không tệ. “Sau một vài năm tích cóp cả vốn lẫn mối quan hệ, tôi cùng vài đồng nghiệp đầu tư thêm xe dạy lái. Số đầu xe tăng dần cũng là lúc hái quả ngọt”, anh nói.
Bi hài nghề dạy lái
Cũng là một nghề dạy học nhưng “dạy lái xe” có một đặc thù khiến người trong nghề không khỏi ngậm ngùi: xong tấm bằng thì thầy trò hiếm có dịp gặp lại. Hơn nữa thu nhập cao đồng nghĩa với căng thẳng.
Anh Lê Xuân Thủy (39 tuổi, giáo viên dạy lái ở Bắc Ninh) tâm sự, không phải học viên nào cũng làm quen nhanh với xe và phải hướng dẫn nhiều lần. Anh Thủy nhớ lại lần khiến mình toát mồ hôi hột: “Đó là một nam học viên lớn tuổi hơn tôi. Quá trình học số nguội cũng khá ổn nhưng đến khi thực hành, khi bị trôi côn người này cuống đạp ga mạnh khiến xe giật lên và lao thẳng về bức tường phía trước. Tôi chỉ kịp đạp phanh phụ và nhoài người sang bẻ lái trong tích tắc”.
Với học viên nữ, anh Thủy cũng khá vất vả để chị em làm quen được cách ngắt côn vào số nhịp nhàng, hay căn đường không bị đầu xuôi đuôi chẳng lọt. “Nhiều khi phát cáu lên nhưng không làm thế nào được đành bỏ ra ngoài hút điếu thuốc cho bình tĩnh rồi mới trở lại hướng dẫn tiếp”, anh Thủy bộc bạch.
![]() |
Đa số thầy dạy lái xe là nam giới nên việc 1 kèm 1 với học viên nữ tạo ra những tình huống khó xử là điều không hiếm. Ảnh minh họa (Đình Quý) |
Bên cạnh việc căng thẳng trong công việc nhưng anh Thủy vẫn có nhiều kỷ niệm vui vẻ. Trong đó anh nhớ nhất là có trường hợp nữ học viên sau nhiều tháng cả giờ học chính và "phụ đạo" đã quen với chiếc "Su cóc" tập lái, sau khi có bằng cứ nằng nặc đòi chồng... mua xe này để đi.
Đặc điểm nghề dạy lái khiến phần lớn giáo viên là nam giới. Vì vậy trong quá trình dạy học cũng không hiếm những “va vấp” khiến đôi bên khó xử.
Kể về một kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp dạy lái của mình, anh Vũ Thanh Tùng – giảng viên trường Trung cấp Nghề Bắc Giang chia sẻ: “Có lẽ học viên đáng nhớ nhất của tôi là một “em cấp trên”. Cô gái kém tôi vài tuổi, khá xinh xắn và thời điểm đó đang công tác ở một cơ quan quản lý của chúng tôi. Đây là học viên này rất sáng dạ, học nhanh, chỉ có điều là khi lái ngoài đường trường vẫn giữ thói quen như đi... xe máy”.
“Đi đường vắng không sao chứ cứ gặp xe ngược chiều là kiểu gì cô ấy cũng tránh gấp bằng cách vặn vô lăng hết mức. Nhiều lúc chiếc xe chồm cả ra rìa đường, những lúc như vậy tôi lại phải dùng tay ghìm vô lăng lại. Lý do là cô chưa căn được đường nên hễ có xe ngược chiều là cứ tránh xa cho chắc”. Vì nể nên thầy Tùng đã phải mất khá nhiều thời gian giải thích và “cầm tay chỉ việc” cho nữ học viên này.
![]() |
Anh Vũ Thanh Tùng – giảng viên trường Trung cấp Nghề Bắc Giang bên chiếc xe dạy lái |
Không những khó xử mà còn khá căng thẳng là trường hợp của anh Đinh Thành Nam, giáo viên một Trung tâm đào tạo lái xe ở phía Tây Hà Nội.
Anh Nam cho biết, dạy lái tuy vất vả nhưng khá thú vị khi được tiếp xúc với nhiều người. “Cách đây hơn nửa năm, tôi rất bất ngờ khi gặp phải một học viên khá đặc biệt, người cùng quê và trước đây còn từng là tình địch “không đội trời chung” của nhau”, anh nhớ lại.
Đó là một buổi sáng, anh Nam được trung tâm phân công phụ trách dạy thực hành cho nhóm học viên gồm 4 người. “Một trong số đó cứ nhìn tôi chằm chằm rồi bất ngờ tiến đến chào rồi hỏi có phải tôi tên Nam?” Lập tức, cả hai nhận ra nhau chính là những “tình địch” cách đây đã khoảng 18 năm. Đó là lúc cả hai đang học lớp 12, cùng thầm yêu cô gái lớp bên. Sự bồng bột, cay cú của tuổi trẻ khiến chúng tôi đã đôi lần lần xảy ra xô xát. Thậm chí khi hai lớp có dịp đá bóng với nhau, tôi còn “mượn cớ” vào bóng ác ý khiến anh này phải tập tễnh rời sân.
Anh Nam không ngờ gặp lại "kẻ thù" ở một hoàn cảnh như vậy. Sau những phút giây ngại ngùng và có phần căng thẳng, rồi cả hai cũng có dịp ngồi lại với nhau. Thậm chí sau khi đã lấy bằng, người này còn rủ anh Nam đi "nhậu" vài lần và họ từ thù cũ dần thành bạn khi cả hai đã có cuộc sống riêng và quá khứ khép lại quá lâu.
Nhiều giáo viên lâu năm trong nghề dạy lái chia sẻ rằng, sau một thời gian tích lũy về tài sản và kinh nghiệm, họ đều không muốn trực tiếp làm nghề dạy nữa mà chuyển sang nghề khác như kinh doanh xe cũ hay đầu tư bất động sản, hoặc nhớ nghề thì làm dịch vụ tuyển học viên cho các trung tâm dạy lái.
Đình Quý - Hoàng Hiệp
Bạn có trải nghiệm gì về quá trình học lái của mình? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.
" alt=""/>Bi hài nghề “dạy lái xe”, khi thầy trò chẳng nhớ mặt nhau![]() |
Võ Quảng - Một đời thơ văn. |
Nhà văn Võ Quảng (1920-2007), là một trong những tác giả được yêu mến của văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Bộ ấn phẩm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Quảng tuyển chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông.
Độc giả thiếu nhi nhiều thế hệ hẳn sẽ không thể quên nhân vật Cục và Cù Lao trong Quê nội - tiểu thuyết mang tính tự truyện gắn với tên tuổi của nhà văn Võ Quảng, bối cảnh sau cách mạng tháng Tám ở làng Hòa Phước bên dòng sông Thu Bồn.
Lớp lớp trẻ em từ thuở ê a tập nói vẫn sẽ ngân nga những câu thơ như đồng dao trong Ai dậy sớm, Mầm non, Chị chổi tre, Anh đom đóm, Anh nắng sớm, Mời vào...
Những truyện đồng thoại tươi vui, ngộ nghĩnh, ngôn ngữ trong trẻo đầy chất thơ như Những chiếc áo ấm, Trăng thức, Anh Cút lủi, Mắt Giếc đỏ hoe... in trong tập Truyện đồng thoại Võ Quảng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Võ Quảng hẳn sẽ còn được lưu nhớ trong tâm trí độc giả.
![]() |
Nhà văn Võ Quảng ý thức rất rõ tầm quan trọng của văn chương trong việc giáo dục thẩm mỹ, nhân cách cho trẻ em. |
Ấn phẩm đặc biệt Võ Quảng – Một đời thơ văn do tác giả Châu Tấn – trưởng nam của nhà văn Võ Quảng biên soạn. Trong ấn phẩm này, độc giả sẽ gặp lại những bài thơ nổi tiếng của Võ Quảng; thưởng thức truyện ngắn đầu tay Cái lỗ cửa, truyện vừa Cái thăng, tiểu thuyết Kinh tuyến và vĩ tuyến, những truyện cổ tích kể lại Chuyện kể ở Đầm Vạc (truyền thuyết thời Hùng Vương); cùng những bài viết về văn học thiếu nhi của nhà văn Võ Quảng. Phần cuối là những bài phê bình, đánh giá của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu về tác phẩm Võ Quảng.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa cử, Võ Quảng được học hành bài bản ngay từ nhỏ. Năm 17 tuổi, ông thi đỗ vào trường Quốc học Huế và cũng từ năm này, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng.
Bắt đầu với sự nghiệp văn chương khá muộn so với các nhà văn cùng trang lứa, năm 1957, khi đã ở tuổi 38, Võ Quảng mới trình làng tác phẩm đầu tiên, tập thơ Gà mái hoa và lập tức đã chinh phục được bạn bè văn chương. Cũng trong năm này, Võ Quảng về làm Tổng biên tập đầu tiên của NXB Kim Đồng mới thành lập.
![]() |
Ngoài sáng tác thơ, truyện, Võ Quảng còn viết kịch bản phim hoạt hình và dịch một số tác phẩm văn học kinh điển của thế giới sang tiếng Việt. Ông là tác giả kịch bản phim hoạt hình Sơn Tinh Thủy Tinh, Những chiếc áo ấm – hai tác phẩm được “khắc tên vào bảng Vàng" của ngành Hoạt hình Việt Nam - theo đánh giá của họa sĩ Trương Qua (Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam từ 1967-1977). Ông cũng là người đầu tiên phỏng dịch và giới thiệu Truyện Đông Ky-sốt (Hiệp sĩ Don Quixote) và Người anh hùng rừng Séc Vút (Robin Hood – Hiệp sĩ rừng xanh) sang tiếng Việt. Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Trên cương vị là Tổng biên tập của nhà xuất bản dành riêng cho thiếu nhi, là một tác giả viết cho thiếu nhi, nhà văn Võ Quảng rất tích cực tham gia các lớp đào tạo nhà văn trẻ, giảng dạy về văn học ở các khóa bồi dưỡng viết văn.
Là một trong số ít các nhà văn dành trọn vẹn tâm huyết sáng tác cho thiếu nhi, nhà văn Võ Quảng ý thức rất rõ tầm quan trọng của văn chương trong việc giáo dục thẩm mỹ, nhân cách cho trẻ em. Ông đã dành nhiều thời gian, tâm sức để nghiên cứu tâm lý tiếp nhận của trẻ em; tìm hiểu những quan điểm, phương pháp sáng tác của các nhà văn lớn trên thế giới viết cho thiếu nhi.
Tình Lê
'Sống đủ' là cuốn sách chia sẻ những quan sát cá nhân và các câu chuyện miêu tả một lối sống xanh lành của nước Nhật truyền thống nhưng đã bị phai mờ.
" alt=""/>Ra mắt bộ ấn phẩm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Quảng