Trong đó các dân chơi xe ở Indonesia cũng rất thích thú với dòng xe côn tay Exciter của Yamaha. Mẫu xe này ở xứ vạn đảo còn có tên gọi là Yamaha MX-King, ám chỉ đây là một ông vua đường phố ở dải phân khúc 150cc dành cho xe côn tay.
![]() |
Dân chơi xe ở Indonesia đang rất mong ngóng phiên bản này ra mắt.
|
Theo đánh giá của một số trang xe hai bánh ở Indonesia thì biến thể Monster của Exciter xuất hiện ở Việt Nam là một lối thay đổi “lột xác” về ngoại hình bởi các trang trí mang âm hưởng của siêu xe đua MotoGP.
Chính vì lấy âm hưởng từ siêu xe đua cho nên Exciter Monster nhìn mạnh mẽ hơn trong bộ áo khoác màu đen nổi bật kết hợp với các xọc xanh màu lá cây và da trời, cùng lô-gô nổi bật của Monster.
![]() |
Nhìn mạnh mẽ, thể thao.
|
Dân chơi xe ở Indonesia cảm thấy hối tiếc vì Exciter Monster hiện vẫn chưa được tung ra ở thị trường nước này. Tuy nhiên, mức giá 48,9 triệu VNĐ của Exciter Monster được dân thạo xe ở Indonesia đánh giá là quá đắt nếu so sánh với đối thủ Honda Winner.\
![]() |
Nâng cao năng lực cạnh tranh.
|
Về đặc điểm kỹ thuật thì Exciter Monster cũng giống như Y15ZR và Sniper 150, đều sử dụng động cơ SOHC đơn xy-lanh, 4 valve, dung tích 150cc, trang bị đèn chiếu sáng LED, cụm đồng hồ kỹ thuật số, đèn báo và lốp trước lớn. Ngoài ra còn có trang bị ABS và hệ thống chìa khóa có tính năng phản hồi.
Theo Dân Việt
YouTuber Nguyễn Thành Nam đã có màn thể hiện ngoạn mục sau khi thay thế lốp cao su phía trước trên chiếc xe máy Honda bằng những lò xo gắn xung quanh.
" alt=""/>Yamaha Exciter Monster gây sốt báo ngoạiTheo thống kê Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, hệ thống dược Việt Nam đang quản lý khoảng 61.900 cơ sở bán lẻ thuốc với 19.100 nhà thuốc, 39.000 quầy thuốc và 3.800 tủ thuốc.
Tuy nhiên hệ thống quản lý thuốc ở Việt Nam còn lỏng lẻo, ở đâu người dân cũng mua được kháng sinh do trạng mua bán thuốc không kê đơn quá dễ, nên việc kiểm soát chất lượng thuốc nhập vào, bán ra cũng không chặt chẽ dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc rất cao so với thế giới.
![]() |
Đến hết 2018, các nhà thuốc trên cả nước sẽ thực hiện kết nối mạng |
Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020, cũng như lên kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc. Cơ quan Nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong việc quản lý thuốc.
Đến ngày 23/8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường quản lý, kết nối các các cơ sở cung ứng thuốc.
Chỉ thị 23 nói rõ, nguyên nhân quan trọng của tình trạng cung ứng thuốc còn nhiều bất cập là công tác quản lý các cơ sở cung ứng thuốc chưa hiệu quả, chưa có công cụ hữu hiệu giúp cho người dân biết được thông tin, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thuốc, giá cả cũng như giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động mua bán thuốc trên thị trường”, Chỉ thị cho hay.
![]() |
Việc kết nối sẽ giúp quản lý giá thuốc, đơn thuốc tốt hơn |
Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý việc cung cấp, phân phối thuốc vì lợi ích của người dân, trước hết là chấn chỉnh tình trạng mua bán, sử dụng thuốc không rõ xuất xứ, giá cả, không bảo đảm chất lượng, tình trạng bán thuốc không theo đơn, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý thuốc theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tại Chỉ thị 23, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế chịu trách nhiệm khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm thống nhất quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối thuốc bảo đảm lợi ích người bệnh, người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc từ tháng 9/2018; trong năm 2018 hoàn thành đối với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã; phấn đấu trong năm 2019 hoàn thành đối với quầy thuốc.
Bộ Y tế cũng có trách nhiệm hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, tập huấn bằng văn bản hoặc video... bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân liên quan được hướng dẫn cụ thể, chi tiết, không để bất cứ cơ sở nào không kết nối do không được tập huấn, hướng dẫn; ban hành quy định về việc kê đơn thuốc điện tử đồng bộ với việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc để bảo đảm việc kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn; thường xuyên tổng hợp, cập nhật và tăng cường phổ biến thông tin về sản phẩm thuốc, chỉ định, cách dùng, liều dùng, nguồn gốc xuất xứ và giá cả thông qua cơ sở dữ liệu (CSDL) thuốc quốc gia.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác quản lý, kết nối cơ sở cung ứng thuốc; người dân sử dụng, tra cứu thông tin thuốc qua CSDL thuốc quốc gia, thực hiện việc kê đơn, mua bán thuốc và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc, xử lý nghiêm các vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn và thực hiện việc kê đơn, bán thuốc theo đơn theo quy định.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được chỉ đạo phải tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, việc mua và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kết nối và thực hiện kê đơn, mua bán thuốc theo đơn.
Hằng năm, Bộ Y tế có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị 23, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện đề án kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc, từ tháng 5, Bộ Y tế đã áp dụng mô hình thí điểm tại 4 địa phương gồm Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định và Vĩnh Phúc.
Đến ngày 24/8, hiện đã có 25 tỉnh, thành phố tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc, có 1915 cơ sở đã thực hiện kết nối mạng, quản lý được 22.196 đơn thuốc.
Đến nay, Bộ Y tế cũng đã chuẩn hóa được 52.000 trong khoảng 60.000 danh mục thuốc y tế.
Cũng theo Cục Quản lý Dược, ngành Dược đặt mục tiêu ngay trong năm 2018 sẽ kết nối nhà thuốc, trạm y tế xã và kết nối các quầy thuốc, tủ thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên phạm vi cả nước vào năm 2019.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nối mạng hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc là biện pháp quan trọng để kiểm soát giá cả, nguồn gốc các loại thuốc chữa bệnh ở mỗi cơ sở bán lẻ trên toàn quốc. Từ đó, sẽ truy xuất được nguồn gốc thuốc và chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn.
T.Thư
" alt=""/>Đã có gần 2.000 nhà thuốc nối mạng quốc gia![]() |
Ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0 đoạt giải Nhất - Hạng mục Thu hẹp khoảng cách số |
Tại sự kiện, tập đoàn VNPT được vinh danh giải Nhất - hạng mục Thu hẹp khoảng cách số với Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0 và giải Ba - hạng mục Sản phẩm số xuất sắc với Giải pháp định danh và xác thực điện tử VNPT electronic Know Your Customer (VNPT eKYC).
Ngoài ra, 4 nền tảng, giải pháp và dịch vụ khác của VNPT gồm: Ví điện tử VNPT Pay; Hệ thống quản lý phản ánh và tương tác trực tuyến VNPT ORIMX; Trung tâm điều hành thông minh IOC và Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây - VNPT Smart Cloud đã được vinh danh trong Top 10 Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam ở các hạng mục: Sản phẩm Số tiềm năng, Thu hẹp khoảng cách số; Giải pháp số xuất sắc; Nền tảng số xuất sắc.
Giành giải Nhất ở hạng mục Thu hẹp khoảng cách số - Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0 của Tập đoàn VNPT được đánh giá là hệ sinh thái giáo dục hàng đầu Việt Nam hiện giờ.
Hệ sinh thái vnEdu được xây dựng tuân thủ khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam 2.0 do Bộ TT&TT ban hành, trong đó ứng dụng mạnh mẽ các xu hướng giáo dục hiện đại và các công nghệ 4.0. Đây cũng là hệ sinh thái giáo dục chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam và là hệ sinh thái đầy đủ, toàn diện với hơn 20 sản phẩm, dịch vụ.
Tại Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo vừa được tổ chức mới đây, “Hệ sinh thái giáo dục vnEdu” của VNPT cũng đã được trao giấy xác nhận đáp ứng quy định kỹ thuật về dữ liệu và kết nối với cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 1904/QĐ-BGDĐT ngày 4/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với việc đạt được Chứng nhận này của Bộ, các đơn vị sử dụng Hệ sinh thái giáo dục vnEdu của VNPT có thể liên thông dữ liệu tự động với các hệ thống khác như: CSDL ngành giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Điều hành Tỉnh, Cơ sở dữ liệu Dân cư, Y tế...
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải VNPT eKYC được trao giải Ba - Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc |
Giành giải Ba - hạng mục Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc, Giải pháp định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC của Tập đoàn VNPT được ứng dụng những công nghệ tân tiến nhất thế giới hiện giờ như công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ Blockchain, Sinh trắc học, SDK hỗ trợ đa nền tảng. Công nghệ AI giúp phát hiện giấy tờ thật, giả và chống fake ảnh chân dung, tăng tính an toàn và chính xác. Trong khi đó, công nghệ Blockchain được tích hợp ở sản phẩm giúp lưu trữ và xác minh dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật cao...
Việc giành được các giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số make in Vietnam” năm 2020, một giải thưởng đầu tiên của Việt Nam tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo vừa khẳng định năng lực của VNPT vừa đây là động lực để VNPT tiếp tục sáng tạo đổi mới, khẳng định vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chuyển đổi số Quốc gia.
Năm 2020 là năm đầu tiên Bộ TT&TT tổ chức Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” nhằm thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số, giải các bài toán Việt Nam; Tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc có giá trị thực tế góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số; Quảng bá cho các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tới đông đảo doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 bao gồm 5 hạng mục gồm: Nền tảng số xuất sắc, Sản phẩm số xuất sắc, Giải pháp số xuất sắc, Thu hẹp khoảng cách số và Sản phẩm số tiềm năng. |
Thúy Ngà
" alt=""/>VNPT nhận ‘cú đúp’ giải thưởng Make in Vietnam 2020