Quan hệ căng thẳng giữa các em nảy sinh từ tháng Chín năm ngoái. Không ít lần các em mang vũ khí tới trường mà cả gia đình lẫn giáo viên đều không phát hiện.
Trong buổi họp ngày 11/3, nhiều phụ huynh tranh nhau chỉ trích nhà trường, dù ban giám hiệu đã xin lỗi và cam kết chấn chỉnh. Tuy nhiên, ban giám hiệu cũng kêu gọi phụ huynh hãy quan tâm hơn đến con em mình, không thể đổ tất cả trách nhiệm về phía nhà trường.
Chia phe nhóm trong lớp học là hiện tượng khá phổ biến. Điều này có thể xuất phát từ việc các em có cùng sở thích, mối quan tâm hoặc có thể hòa hợp với nhau. Nhưng còn lý do khác là một số em muốn dùng sức mạnh “đám đông” để lấn át các bạn khác.
Ý muốn “hạ gục” người khác ban đầu có thể xuất phát ở một vài cá nhân, nhưng chính tâm lý bầy đàn đã khiến nhiều HS khác cùng tham gia. Những lúc như thế, chính sự tỉnh táo và dũng cảm của những HS khác sẽ cứu được bạn mình.
Bạo lực học đường không phải là câu chuyện mới nhưng thời gian gần đây, nó trở thành đề tài được nhiều phụ huynh trên thế giới quan tâm khi mạng xã hội góp phần “phát tán” nhanh hơn những đoạn ghi hình HS ẩu đả, hiếp đáp lẫn nhau. Điều đáng nói, nạn nhân càng tổn thương trầm trọng hơn khi những hình ảnh đau thương của mình bị phơi bày trước cả thế giới. Không ít trường hợp tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực bị “đánh hội đồng” trên mạng.
Cuối năm 2014, Úc đã thông qua đạo luật bảo vệ người dùng mạng xã hội là trẻ em, thiếu niên. Bất cứ lời lẽ xúc phạm nào, sau khi bị phát hiện, cảnh cáo mà không xóa kịp thời thì cảnh sát liên bang sẽ mời chủ tài khoản về làm việc và người vi phạm có thể đối mặt với các hình phạt theo luật định. Các nhà mạng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ở Ba Lan, năm 2006, Bộ Giáo dục nước này công bố: hiệu trưởng có quyền gửi HS hung hãn tới các trung tâm để buộc lao động công ích, và bố mẹ những trẻ vi phạm này có thể cũng chịu phạt. Giáo viên không phản ánh các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với án tù…
Trong cuộc chiến đẩy lùi bạo lực học đường, rõ ràng, mối liên hệ chặt chẽ và sự chia sẻ trách nhiệm giáo dục con trẻ giữa xã hội, nhà trường, gia đình luôn là điều mấu chốt. Tiến sĩ Scott Poland, chuyên gia về khủng hoảng học đường và sức khỏe HS cho rằng: “Hình phạt không phải là biện pháp tối ưu mà trên hết chính là trang bị cho HS cách nhìn nhân văn hơn, ý thức tập thể tốt hơn để các em có thể hòa hợp với bạn bè”.
(Theo Phụ Nữ/ Fox59, NBC, Daily Mail)
" alt=""/>Cả thế giới 'đau đầu' với bạo lực học đường![]() |
Theo đó, người được GS Nguyễn Đăng Hưng ủy quyền đại diện là ông Đặng Đức Trí, thường trú tại Bình Thạnh, TP.HCM. Tòa án yêu cầu ông Trí có mặt tại tòa lúc 8h30 ngày 17/3/2015 để tham dự phiên hòa giải trong vụ kiện.
Trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Đăng Hưng cho biết, mặc dù đã ủy quyền hoàn toàn cho ông Đặng Đức Trí nhưng ngày đầu ông sẽ có mặt tại tòa cùng ông Trí vì ông là người thượng tôn pháp luật và chấp nhận cuộc chiến.
Trước đó, từ tháng 8/2014, Trường ĐH Tôn Đức Thắng gửi đơn lên tòa án nhân dân quận 9 kiện GS Nguyễn Đăng Hưng đòi “bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và xin lỗi công khai”. Do sai sót thủ tục, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tự nguyện rút đơn nhưng sau đó đã tái kiện lại.
![]() |
Vụ kiện giữa ĐH Tôn Đức Thắng và GS Nguyễn Đăng Hưng xoay quanh sự ra đời của tạp chí khoa học Asia - Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN) khi GS Nguyễn Đăng Hưng làm cố vấn khoa học cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Trước đó, GS Nguyễn Đăng Hưng kí hợp đồng lao động với Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thời hạn ba năm (7/2012-7/2017) với 4 điểm chính trong đó điểm quan trọng là GS Nguyễn Đăng Hưng “lên kế hoạch với sự hỗ trợ nhân sự và tài chính của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, xây dựng một Tạp chí khoa học bằng tiếng Anh với mục tiêu, được cộng đồng quốc tế công nhận theo chuẩn ISI trong tương lai. Củng cố và đào tạo nhân lực có thể vận hàng và đảm đương việc thẩm định bài vở cho tạp chí”
Khi tạp chí ra đời, phía Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng nhà trường đã bỏ tiền, nhân sự, mỗi liên hệ để thành lập nhưng lại không được công nhận là bên sáng lập và cho rằng GS Nguyễn Đăng có dấu hiệu gian dối khi tự ý thỏa thuận về việc NXB Springer và ban biên tập sẽ là các nhà sáng lập song hành của tờ báo, gạt bỏ vai trò sáng lập của trường, chủ động thỏa thuận với Springer rằng nhà xuất bản là chủ của tạp chí.
Trường ĐH này đã khởi kiện, yên cầu GS Hưng bồi thường tổng số tiền hơn 461 triệu đồng mà trường cho rằng đã chi để thực hiện công việc xây dựng tạp chí APJCEN, đồng thời yêu cầu GS Hưng đăng tin xin lỗi…
Vụ kiện gây nhiều chú ý trong giới khoa học. Đặc biệt, vừa qua 65 cựu học viên của chương trình thạc sĩ Bỉ - Việt cùng ký tên vào một thư ngỏ gửi đến ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, mong muốn nhà trường rút lại đơn kiện đối với GS Nguyễn Đăng Hưng.
Tuy nhiên vụ kiện đến nay vẫn được tiến hành.
Lê Huyền
" alt=""/>Tòa án quận 9 triệu tập người đại diện của GS Nguyễn Đăng Hưng"Mẹ, con biết mẹ phải mặc áo để che “máy làm sữa” (ngưc) – Greta, 3 tuổi
![]() |
"Hãy cẩn thận với những cây đũa thần này đấy!" – Greta nói với câu bé thu ngân lúc quét mã vạch hộp tampon của tôi ở hiệu thuốc. |
![]() |
Greta: Con vẽ bức tranh này tặng mẹ!
Mẹ: Tuyệt quá! Nó là cái gì vậy?
Greta: Con cũng không biết. Có thể là con rồng hay thứ gì đó.
![]() |
Mẹ: Greta, nhìn vào ống kính và cười thật tươi nào. |
![]() |
Greta: ĐƯA CHO CON THANH KẸO GRANOLA!
Mẹ: Greta, con nên nói với giọng lễ phép và từ tốn hơn.
Greta: Con không nói chuyện với mẹ nữa. Con tự nói chuyện với con. “Greta, đưa thanh granola cho dạ dày của mày đi. Nhanh!”
![]() |
Mẹ: Greta, sao con không cười trong ảnh chụp với các bạn?
Greta: Vì chú chụp ảnh kể cho con nghe một truyện cười và nó làm con tức điên.
![]() |
Miệng con không muốn im lặng – Greta, 4 tuổi |
![]() |
"Con không thể kể cho mẹ con đã mơ gì tối qua. Con đã khóa giấc mơ lại trong trái tim trước khi tỉnh dậy" – Greta, 4 tuổi. |
![]() |
"Bố ơi, bố có thể nói chuyện đàn ông với con đấy. Có thể là về phim ninja rùa chẳng hạn. Có con rùa ninja nào thích màu tím không bố?" – Greta, 4 tuổi. |
![]() |
"Mẹ đừng bao giờ vừa nhắn tin vừa lái xe. Con không làm thế vì con không có xe và không có điện thoại" – Greta, 4 tuổi. |
![]() |
"Mẹ, nếu con gặp một mụ phù thủy tốt bụng, con sẽ bảo mụ cho một câu thần chú làm con cao hơn" – Greta, 4 tuổi |