Bản xe độ Ford GT đẹp hoài cổ với tem đấu Martini
Mẫu xe độ Lamborghini Aventador độc lạ của DMC
Mẫu xe độ độc đáo từ phiên bản Nissan GT-R R35
Dòng xe huyền thoại Volkswagen Beetle sắp tới sẽ chính thức bị "khai tử" sau thế hệ hiện tại đã khiến không ít người yêu ô tô cảm thấy tiếc nuối. Tuy nhiên với dân chơi xe và các hãng độ, dòng xe này sẽ còn tiếp tục sống mãi. Tiếp tục "giữ lửa" cho Beetle, một công ty Đức có tên Memminger đã sử dụng nền tảng của những chú "bọ cổ" để tạo ra dòng xe độ thể thao mang tên Roadster 2.7.
Không chỉ đơn thuần phục chế những chiếc Beetle cổ, Memminger còn thay đổi lớn kết cấu của chiếc xe để tạo ra một mẫu xe độ thể thao có thể nói là hoàn toàn mới. Dựa trên phần khung théo ống được hàn thêm vào chassis của "bọ cổ" nguyên bản, Roadster 2.7 có thân xe dáng rộng và thấp hơn hẳn so với một chiếc Beetle mui trần cổ từ khoảng thập niên 70.
Mang những đường nét đặc trưng của Beetle, tuy nhiên Memminger Roadster 2.7 còn trông giống như một chiếc 911 Speedster nhờ kính chắn gió thấp và các gò phía sau tựa đầu ghế ngồi. Những gò này còn đồng thời đóng vai trò là ống hút khí nạp cho động cơ.
Không chỉ có kết cấu khung gần như khác biệt hoàn toàn, Memminger còn thay đổi cả vị trí đặt động cơ trên Roadster 2.7. Thay vì nằm phía sau đuôi xe như Beetle cổ, hãng đã đặt máy nằm ở giữa thân, ngay phía sau các ghế ngồi của xe - tương tự như những siêu xe hiện nay. Sự thay đổi này dẫn tới tỉ lệ phân bổ trọng lượng ưu việt hơn và hạn chế tình trạng thừa lái rất dễ xảy ra trên các dòng xe với động cơ đặt sau.
Động cơ của Roadster cũng đã được thay đổi hoàn toàn, dù vẫn có dạng 4 xi-lanh nằm ngang. Memminger đã lấy cỗ máy 2.7l làm mát bằng không khí từ một mẫu xe Porsche, sau đó cải tiến lại để cho công suất 210 mã lực và mô-men xoắn 247Nm. Sức mạnh được truyền tới cầu sau thông qua hộp số sàn 5 cấp. Sở hữu trọng lượng siêu nhẹ là 800kg. Roadster 2.7 có thể đạt tốc độ hơn 200km/h với động cơ này.
Không chỉ có động cơ, hệ thống phanh của chiếc xe độ này cũng được lấy từ một dòng Porsche nào đó, với các đĩa đường kính 278mm ở phía trước và 262mm ở phía sau. Hệ thống phanh này nằm sau bộ mâm đúc 18 inch với thiết kế hình sao 5 cánh cổ điển, sử dụng bản lốp 225/45 ở phía trước và 255/40 ở phía sau.
Memminger không công bố chi tiết mức giá cho mỗi chiếc xe độ Roadster 2.7, tuy nhiên hãng cho biết rằng sẽ chỉ có 20 chiếc được chế tạo.
Hãng xe Ford đã giới thiệu mẫu xe crossover giá rẻ mang tên Freestyle 2018 tại thị trường Ấn Độ với giá bán khởi điểm chỉ từ khoảng 173 triệu đồng.
" alt=""/>Phiên bản xe độ độc từ “con bọ' Volkswagen BeetleThành lập từ cuối năm 2017, CNV Loyalty là đơn vị đầu tiên xây dựng nền tảng tạo ứng dụng chăm sóc khách hàng, cung cấp giải pháp về chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.
Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp trong việc quản lý và giữ chân khách hàng, CNV đã nghiên cứu thành công giải pháp giúp tạo ra ứng dụng (mobile app) chăm sóc khách hàng riêng cho từng doanh nghiệp. Một bước chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc khách hàng thay thế cho các hình thức truyền thống như: thẻ cứng, thẻ giấy, thẻ ảo hay những phần mềm offline đơn giản. Mobile app giúp quản lý dữ liệu khách hàng tốt hơn, nắm bắt được hành vi mua hàng, tâm lý và từ đó thực hiện các chiến dịch marketing 0 đồng trên từng nhóm khách hàng thông qua việc đẩy thông báo. CNV Loyalty Platform ra đời giúp doanh nghiệp dễ dàng tương tác chăm sóc lại khách hàng cũ, thu thập đánh giá, mở rộng nhiều tính năng giúp tăng trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ khách quay lại. Đồng thời, mở rộng tệp khách hàng mới thông qua các chương trình giới thiệu và quảng bá ứng dụng.
Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động do đại dịch Covid, tuy nhiên các nền tảng số không chỉ chống chọi tốt với bất ổn của thị trường mà còn có xu hướng phát triển nhanh và mạnh, trở thành giải pháp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp. Đại dịch Covid cũng là thời điểm để các chủ thể của nền kinh tế nhận ra vai trò của kinh tế số và sự cần thiết của những nền tảng công nghệ. CNV Loyalty đã phát triển mô hình chăm sóc khách hàng 4.0 với chi phí hợp lý dành cho doanh nghiệp. Anh Nguyễn Tuấn Phú, Founder & CEO CNV Loyalty chia sẻ “Chỉ với 50 - 150 triệu đồng, thấp hơn nhiều lần so với tự xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng theo cách truyền thống, doanh nghiệp sẽ được CNV Loyalty thiết kế một ứng dụng với thương hiệu riêng của doanh nghiệp để tương tác trực tiếp với khách hàng. Ưu điểm là có thể tiếp cận khách hàng với chi phí thấp hơn so với email, tin nhắn. Đặc biệt, tỷ lệ tiếp cận chính xác khách hàng lên đến 95%”.
CNV Loyalty App đảm bảo mang lại nhiều trải nghiệm tích cực cho khách hàng với nhiều tính năng tích hợp trên cùng một ứng dụng: các chương trình ưu đãi và khuyến mãi, mua sắm, đặt dịch vụ, các thông báo và tương tác hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Với 200 doanh nghiệp đang triển khai áp dụng CNV Loyalty và đánh giá tiềm năng lớn trong việc kết hợp với hệ sinh thái của NextPay, CNV Loyalty đã nhận được nhận khoản đầu tư trị giá 11 tỷ đồng từ NextPay và quỹ đầu tư Next100 của Shark Nguyễn Hoà Bình sau 2 tháng thẩm định.
Ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO của NextPay nhận định: “Chúng ta đang sống trong nền kinh tế số mà hình thái phổ biến chính là nền kinh tế ứng dụng (app economy). Một ngày nào đó, nếu thương hiệu của một doanh nghiệp không xuất hiện trên điện thoại của khách hàng, có nghĩa là thương hiệu đó không còn tồn tại. CNV Loyalty chính là giải pháp giúp các thương hiệu luôn hiện diện một cách trực tiếp, tương tác một cách trực tiếp, thấu hiểu khách hàng của mình một cách trực tiếp với chi phí 0 đồng. NextPay mong muốn làm bệ phóng đưa ứng dụng CNV Loyalty đến hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam thông qua hệ sinh thái mạng lưới các doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng thanh toán và quản trị của NextPay, sử dụng đội ngũ bán hàng trên toàn quốc của NextPay để tăng tốc phát triển”.
Trong bối cảnh thị trường ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, việc các doanh nghiệp startup Việt Nam vẫn phát triển và nhận được đầu tư từ chính những doanh nghiệp nội địa Việt Nam mà không bị lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ nước ngoài là một sự khích lệ lớn cho cộng đồng hệ sinh thái Startups của Việt Nam.
TK
Khủng hoảng dịch bệnh hiện tại không đồng nghĩa với dấu chấm hết dành cho các startup. Thực tế, những doanh nghiệp vĩ đại nhất đều ra đời từ gian khó.
" alt=""/>Startup chăm sóc khách hàng nhận khoản đầu tư 11 tỷ đồngNhưng một số fan hâm mộ đang không hài lòng với chúng, đặc biệt là trường hợp của dịch vụ Dota Plus.
Trong một chủ đề thu hút hơn 1,400 lượt upvotes trên trang mạng Reddit, một người chơi yêu cầu Dota Plus cần phải được update thường xuyên nhằm thích ứng với metagame để không phải throw game trong lúc làm quest.
Theo đó, Redditor “battlefurywindrunner” đã đề cập tới những thử thách cùng tiến trình quest dành riêng cho mỗi hero, item cùng khả năng thống kê của Dota Plus. Bên cạnh những Weekend Battle Cup và Plus Assistant – một chương trình đặc biệt cung cấp cho thuê bao đăng ký những lựa chọn tối ưu về các heroes, items cùng nhiều thứ khác – cũng thu hút một số lượng đông đảo game thủ Dota 2chi tiền hàng tháng.
Nhưng rất nhiều thách thức trong số đó lại yêu cầu người chơi phải build hero hoặc chơi Dota 2theo cách đặc thù – đôi khi là chẳng giống ai – để hoàn thành chúng.
Và chính sự thiếu kết nối với meta, thậm chí là vô lý trong cách chơi game đang được coi là nguyên nhân chính dẫn tới sự khó chịu của những thuê bao Dota Plus.
Bất chấp việc các bản updates vẫn được tung ra thường xuyên, Valve lại không có ý định thay đổi, điều chỉnh quest sao cho phù hợp.
Ngoài ra, việc các items độc quyền của Dota Plus không cho phép sử dụng ngay khi người chơi hết hạn thuê bao vẫn đang là nỗi nhức nhối. Điều đó đồng nghĩa với việc dù người chơi có chăm chỉ làm quest để thu thập các shards, relics và nhiều items khác thế nào đi chăng nữa thì chúng vẫn sẽ vô dụng khi họ không còn chi tiền đều đặn cho Dota Plus.
Rất nhiều người chơi Dota 2cảm thấy họ bị ép buộc phải móc hầu bao cho Valve vì đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho Dota Plus.
Ngược lại, những người không có ý định sử dụng Dota Plus nói rằng họ không muốn biến đây trở thành tựa game pay-to-win kể từ khi dịch vụ này cung cấp Plus Assistant và khả năng theo dõi networth cùng các thông số trực tiếp.
Dễ dàng thấy rằng những thuê bao Dota Plus đang nghiễm nhiên có được nhiều lợi thế không công bằng so với người chơi thông thường – dù chỉ rất nhỏ và không ảnh hưởng gì tới trình độ kỹ năng.
Việc không update các quests, và tước đi phần thưởng của người chơi đã nỗ lực đạt được trong một khoảng thời gian khi họ không còn là thuê bao của Dota Plus đang cho thấy Valve gặp vấn đề trong khâu chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh đó, có không ít fan hâm mộ Dota 2tỏ ra không mấy thích thú với các tính năng xem trực tiếp trận đấu, theo dõi chỉ số và so sánh hero.
Rõ ràng, mọi chuyện sẽ trở nên ổn thỏa nếu như Valve quan tâm hơn tới hệ thống quest và tiếp cận gần gũi, thân thiện hơn với người người chơi Dota 2. Khi đó, những vấn đề nan giải sẽ được khắc phục, thuê bao Dota Plus bớt phàn nàn và môi trường cạnh tranh trong game cũng trở nên cân bằng, lành mạnh hơn.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Nhiều người chơi chê bai nội dung của Dota Plus vô lý đến mức ‘lố bịch’