Theo BusinessInsider, lời thừa nhận muộn màng này của Facebook được đưa ra đúng một tuần sau khi CEO Mark Zuckerberg tham gia vào một cuộc phỏng vấn với phóng viên Ezra Klein của trang tin Vox, trong đó tiết lộ việc Facebook can thiệp nhằm chống lại các hành vi xấu trên một trong các nền tảng của hãng: Facebook Messenger, và chính sách dữ liệu của hãng bắt đầu thu hút sự chú ý từ phía các nhà hoạt động về quyền riêng tư.
"Tôi nhớ rằng, một sáng thứ Bảy tôi nhận được một cuộc gọi và phát hiện rằng người ta đang cố phát tán các tin nhắn nhạy cảm thông qua Facebook Messenger, xuất phát từ cả hai phía trong cuộc xung đột" - Zuckerberg đáp lại một câu hỏi của Klein về vai trò của Facebook trong biến cố Rohingya, "cuộc xung đột" mà Zuckerberg nói ở trên.
Từ tháng 8/2017, những người Rohingya theo đạo Hồi đã bị buộc phải chạy trốn khỏi Myanmar - vốn là một quốc gia Phật giáo - bởi nỗ lực "thanh tẩy" các dân tộc thiểu số của lực lượng an ninh Myanmar, một biến cố mà Liên Hiệp Quốc miêu tả là "có mọi yếu tố của nạn diệt chủng". Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rằng những tuyên bố thù hận (hate speech) trên Facebook chính là công cụ để người dân quốc gia này tuyên truyền chống người Rohingya và làm tình hình giữa hai tôn giáo trở nên trầm trọng hơn.
Zuckerberg cho biết các tin nhắn bị Facebook phát hiện "chủ yếu nói với những người theo Đạo Hồi rằng Phật Giáo sắp có một cuộc nổi dậy, do đó bạn nên chuẩn bị vũ khí và đến điểm tập kết đi". Phía Phật Giáo cũng gởi và nhận các tin nhắn với nội dung tương tự.
Nỗ lực của Facebook nhằm ngăn chặn những tin nhắn kia được gởi đi cho thấy họ đang tập trung vào vấn đề ngăn chặn các hành vi xấu trên các nền tảng của mình. Nhưng điều này cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi về quyền riêng tư của người dùng và phương thức cụ thể mà Facebook theo dõi ứng dụng Messenger. Công ty này hiện đang bị áp lực đè nặng liên quan đến việc xử lý các dữ liệu cá nhân của người dùng sau vụ scandal Cambridge Analytica. Nghiêm trọng hơn, cũng trong hôm nay, Facebook tiết lộ rằng thực ra Cambridge Analytica đã thu thập dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng chứ không phải 50 triệu như những công bố ban đầu.
Nhiều người cảm thấy Facebook chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với dữ liệu người dùng, và Zuckerberg sẽ phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về việc công ty của anh đã, đang và sẽ làm gì với dữ liệu và quyền riêng tư cá nhân vào ngày 11/4 sắp tới.
Người phát ngôn của Facebook Messenger cho biết các thông tin thu thập được từ việc quét ứng dụng Messenger - vốn từng được tích hợp vào Facebook trước khi tách ra thành một ứng dụng riêng vào năm 2014 - không được dùng cho mục đích quảng cáo. Facebook tuyên bố hãng đã sử dụng các công cụ và thuật toán để tự động quét các đoạn hội thoại tương tự như những gì họ làm để giám sát một phần của mạng xã hội của mình, và đội ngũ quản lý sẽ chỉ "nhảy vào" khi được báo động về một thứ gì đó khác thường hay có dấu hiệu vi phạm rõ rệt.
Người dùng Messenger thực ra có một tuỳ chọn để bật tính năng mã hoá tin nhắn, tuy nhiên tính năng bảo mật này lại mặc định bị tắt đi!
" alt=""/>Facebook thừa nhận quét nội dung tin nhắn người dùng trong ứng dụng MessengerCái bắt tay này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho người dùng đồng thời tận dụng tối đa lợi thế mạng lưới của 2 ông lớn này.
![]() |
Khách hàng đến với các đối tác bán lẻ của EZSolution có thể thanh toán hàng hoá và dịch vụ thông qua ZaloPay |
Biên bản thoả thuận hợp tác chiến lược giữa ZaloPay và EZSolution nêu rõ ZaloPay sẽ được tích hợp vào hệ thống P.O.S (Phần mềm quản lý bán hàng) đang có mặt tại hơn 10 nghìn đối tác bán lẻ của EZSolution trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, 50 triệu khách hàng của ZaloPay sẽ dễ dàng thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đối tác bán lẻ thông qua ứng dụng ZaloPay.
Được biết số 10,000 cửa hàng đang sử dụng phần mềm của EZSolution bao gồm siêu thị bán lẻ, cửa hàng thời trang, nhà hàng, quán cafe và rất nhiều các đơn vị bán hàng online khác. Số cửa hàng này đang phục vụ khoảng 4,5 triệu khách hàng thường xuyên với giá trị giao dịch lên đến 2 tỷ USD/năm. Việc kết hợp với ZaloPay sẽ giúp các đối tác bán lẻ của EZSolution thuận tiện hơn trong việc thanh toán nhanh chóng, giảm bớt chi phí nhân công, tạo bước đệm thành công trong việc tạo ra xu thế tiêu dùng không dùng tiền mặt trong thời gian tới.
Trong dài hạn, EZSolution đang thực hiện chiến lược mở rộng thanh toán qua mạng lưới bán lẻ toàn cầu, bắt đầu từ thị trường Việt Nam. EZSolution cũng đang xúc tiến hợp tác với các doanh nghiệp được cấp phép thanh toán hợp pháp như ZaloPay để phát triển ứng dụng của mình ra các thị trường trong khu vực châu Á cũng như trên toàn thế giới.
Công ty EZSolution với hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tác của EZSolution trải rộng nhiều lĩnh vực từ thời trang, ăn uống, mỹ phẩm, làm đẹp… với mức phí sử dụng giải pháp phần mềm chỉ từ 49,000đ, tương đương với 2,2 USD/tháng. EZSolution có tham vọng mở rộng mạng lưới đối tác bán lẻ lên đến 100 ngàn đối tác trong thời gian 2 năm 2018-2020.
![]() |
EZSolution hiện có hơn 10.000 đối tác bán lẻ trên toàn thế giới |
Trong khi đó, ZaloPay được phát triển vào giữa năm 2016 bởi Tập đoàn VNG nằm mang giải pháp thanh toán di động nhanh chóng, tiện lợi đến với người dùng trên nền tảng Zalo. Ra mắt vào năm 2012, Zalo hiện có 70 triệu người dùng tại các quốc gia có cộng đồng người Việt đông đảo như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Zalo đã xâm nhập thị trường Myanmar vào giữa năm 2016 và đạt 2 triệu người dùng chỉ sau 4 tháng.
![]() |
Tích hợp ZaloPay vào hệ thống P.O.S sẽ mang lại những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng |
ZaloPay được kì vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thanh toán di động bằng cách tích hợp lợi thế của mạng xã hội, giải pháp thanh toán và thiết bị di động.
Vũ Minh
" alt=""/>ZaloPay bắt tay với doanh nghiệp dịch vụ phần mềm hàng đầu VNTheo dự thảo, Bộ TT&TT cũng đề xuất bãi bỏ một số quy định như: Đơn vị đo kiểm nước ngoài có đủ năng lực đo kiểm được Cục Viễn thông thừa nhận kết quả đo kiểm để phục vụ hoạt động chứng nhận hợp quy đối với các phép đo mà năng lực đo kiểm trong nước chưa đáp ứng được (khoản 3 Điều 5 về Đơn vị đo kiểm phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy); Sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm đó sử dụng (khoản 2 Điều 8 về các trường hợp không phải công bố hợp quy)…
Đồng thời, dự thảo Thông tư của Bộ TT&TT cũng sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 13 về thủ tục chứng nhận hợp quy. Theo đó, quy định tại điều này được đề xuất sửa đổi thành: “Thời gian Tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư 30 (được sửa đổi tại khoản 4 của Thông tư này). Trường hợp không cấp giấy chứng nhận hợp quy, Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận và nêu rõ lý do”.
Với khoản 1 Điều 14 của Thông tư 30, dự thảo Thông tư mới đề xuất sửa các điểm a, b, c trong quy định về hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy: “a.Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này; b.Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân trong trường hợp tổ chức, cá nhân không có mã số doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân chỉ nộp giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân khi thực hiện chứng nhận hợp quy lần đầu hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân có sự thay đổi. c.Kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm có đủ thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT và được cấp trong vòng 2 năm tính đến ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục đăng ký công bố hợp quy (Điều 16 Thông tư 30) cũng được Bộ TT&TT đề nghị sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, theo quy định tại dự thảo Thông tư, đối với sản phẩm sản xuất trong nước, các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT (được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư này) và gửi 1 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý công bố hợp quy. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất để chính tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy còn hiệu lực thì không phải thực hiện công bố hợp quy.
" alt=""/>Đề xuất giảm thời gian đánh giá, cấp chứng nhận hợp quy sản phẩm chuyên ngành ICT