Cô gái có biệt danh Tulip, SN 1997, quê Bến Tre sinh ra trong gia đình nghèo. Bốn năm trước, đang học lớp 10 cô phải nghỉ học, lên TP.HCM ở chung với một cô gái bán dâm tìm việc làm.
Công việc ban đầu của cô là phụ bán quán cà phê. Sau đó, vì cuộc sống khó khăn, lại phải gửi tiền về cho gia đình, cô chấp nhận đi bán dâm khi mới 17 tuổi và có nguy cơ rơi vào tay tổ chức buôn bán người.
'Mỗi tháng em ấy gửi về nhà 2 triệu đồng và giấu việc mình làm. Tôi tiếp cận, em ấy bày tỏ, muốn được đi học lại. Sau khi được hỗ trợ học nghề làm móng tay, em ấy giờ đang làm cho một tiệm tóc', Georges nói và cho biết, hiện 12 cô gái đang được an toàn và đều có việc làm ổn định. Vốn dĩ ông lấy tên các loài hoa để đặt cho các cô gái là muốn giữ sự riêng tư, bí mật cho các cô.
Georges sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở thủ đô Paris, Pháp. Năm 1975, cậu bé Geoges bước qua tuổi 14 thì gia đình xảy ra biến cố, ba mẹ ly hôn. Cậu phải bỏ học, đi làm thợ hồ cho một công ty xây dựng nhà ở tại Pháp.
Sau ba năm đi làm, tiết kiệm được tiền, Goerges đến trung tâm thiện nguyện ở thủ đô Paris xin ở để đi học lại. Song song đó, ông tiếp tục đi làm thêm, phụ giúp các việc ở trung tâm và tham gia các hoạt động thiện nguyện.
![]() |
Rất nhiều cô gái, sau khi được Georges giải cứu đã tình nguyện tham gia tổ chức AAT, đi giúp đỡ các nạn nhân khác. Ảnh: NVCC. |
Những năm sau đó, nhờ học chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, Georges trở thành giám đốc một tổ chức tình nguyện và giám đốc công ty du lịch tại Pháp.
Nói về việc đến Việt Nam định cư, người đàn ông có vợ Việt và hai cô con gái cho biết, năm học lớp 8, ông được học với một vài bạn người Việt vừa mới sang Pháp định cư.
‘Chúng tôi da trắng, mắt xanh, cao lớn. Còn các bạn ấy da vàng, tóc đen, người rất thấp. Lúc đó, tôi thấy rất lạ’, Georges nói và bắt đầu tò mò, đặt nhiều câu hỏi về đất nước, con người Việt Nam.
Tháng 12/1992, đọc được thông tin nhiều trẻ em Việt không được đến trường vì cha mẹ khó khăn, chàng thanh niên người Pháp quyết định đến TP.HCM, tự học tiếng Việt, bỏ tiền đến các vùng quê nghèo ở các tỉnh miền Tây xây cầu, xây trường học, mở lớp học tình thương.
Một lần, đang chuẩn bị mở lớp học tình thương ở quận 4, Georges nhận được tin báo, có hai bé gái ở lớp học tình thương do mình tổ chức bị bắt cóc. Một mặt ông báo tin cho công an nhờ giúp đỡ, mặt khác ông lần theo đường đi của kẻ bắt cóc theo mô tả của những người chứng kiến, mục đích cứu được hai bé gái.
'TP.HCM giáp biên giới Campuchia, tôi nghĩ ngay đến việc hai bé sẽ bị bán qua bên đó. Ngay lập tức tôi lên đường. May mắn, vừa đến biên giới thì tôi gặp. Những kẻ bắt cóc khai, thấy hai bé dễ thương nên bắt sang Campuchia bán cho các tổ chức hoạt động mại dâm', Georges nhớ lại và cho biết. Sau đó, được Bộ Công an giúp đỡ, ông quyết định thành lập tổ chức AAT vào năm 2003.
‘Khi đi làm thợ hồ ở Pháp, tôi ở trong nhà chứa của nhiều cô gái mại dâm. Họ bị đánh đập, bắt phục vụ trong đau đớn. Họ muốn thoát ra con đường đó mà không được’, Georges nói thêm về quyết định làm công việc nguy hiểm của mình.
![]() |
Georges trong những lần đi tiếp xúc với các gia đình nạn nhân trong nạn buôn bán người. Ảnh: NVCC. |
Thời gian đầu, tổ chức của ông hoạt động cầm chừng. Sau đó, đường dây nóng của tổ chức phải hoạt động ngày đêm để tiếp nhận, giải đáp, hướng dẫn những nạn nhân gọi đến cầu cứu.
Mỗi khi nhận được tin báo của các nạn nhân, Georges cùng các tình nguyện viên khác đến nơi nạn nhân đang gặp nguy hiểm đóng giả làm khách, nhân viên phục vụ hoặc người đi đường để tiếp cận, tìm hiểu thông tin. Sau đó, ông kết hợp với chính quyền sở tại giải cứu nạn nhân.
Với sự tài tình, bất chấp hiểm nguy, đến nay Georges đã giải cứu được hơn 2.500 nạn nhân từ Malaysia, Lào, Thái Lan, Singapore... trở về. Ông cho biết, chính vì làm công việc đi cướp bát cơm của những người hoạt động phi pháp nên ông liên tục nhận tin nhắn, cuộc gọi đe dọa sẽ ‘xử’, nhưng Georges không sợ. Điều ông sợ nhất là biết các phụ nữ, trẻ em đang gặp nguy hiểm mà không giải cứu được họ.
Linh là nạn nhân bị bán qua Thái Lan rồi lại bị bán sang Malaysia. Một lần mượn được chiếc điện thoại của khách, cô báo tin cho Georges nói địa chỉ nơi mình đang bị giam giữ.
Nhận tin báo của Linh giữa đêm, Georges lên đường ngay vì nghĩ, nếu mình chậm giờ nào Linh sẽ gặp nguy hiểm giờ đó.
Vừa đáp chuyến bay đến Malaysia, ông lập tức liên hệ với chính quyền nhờ giúp đỡ sau đó đến địa chỉ nơi Linh bị giam. Hơn ba ngày tiếp cận, ông cũng cứu được Linh. Đưa cô trở về TP.HCM, ông giúp cô đi học nghề, hòa nhập cộng đồng.
Tuy vậy, Georges cho biết, do hiện nay có nhiều khó khăn, tổ chức của ông phải hoạt động cầm chừng việc giải cứu các nạn nhân từ nạn buôn bán người. Thay vào đó, ông cùng các tình nguyện viên tích cực đi khuyên bảo, giúp đỡ những cô gái, bé gái hoạt động mại dâm có nguy cơ là nạn nhân của nạn buôn bán người. Nhiều cô gái sau đó đã tình nguyện tham gia tổ chức của ông để giúp đỡ các nạn nhân khác.
Từng làm việc với Georges, bà Lê Thị Hà, nguyên Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, Georges là người hoạt động rất tích cực trong việc phòng chống, buôn bán người và hỗ trợ các nạn nhân.
Hiện, ông và tổ chức AAT không chỉ giải cứu các nạn nhân mà còn giúp họ có việc làm, hòa nhập cộng đồng. 'Tôi rất trân trọng những đóng góp của Georges cho quyền lợi của phụ nữ Việt', bà Hà nói.
Suốt bốn năm qua, người phụ nữ này chấp nhận bán xe, bán nhà, lấy tiền nuôi dưỡng, cứu sống đứa con nuôi mắc bệnh nan y.
" alt=""/>Giám đốc Pháp ở Sài Gòn: Thuê nhà, không có ô tô nhưng tôi rất hạnh phúcHơn 1 năm sau, anh muốn đẩy tôi khỏi cuộc đời mình…
Tôi và Huy làm công nhân cho doanh nghiệp nước ngoài. Thuở nghèo khó, chúng tôi ở bên nhau, cùng vượt qua khó khăn. Tình yêu khi ấy cũng đẹp và ngọt ngào như bao người.
Những ngày tăng ca, Huy luôn chờ đón tôi ở góc phố nhỏ, lặng lẽ và cần mẫn như con ong. Gói mỳ tôm chia đôi, bát gạo sẻ nửa là tháng ngày đẹp nhất mà tôi có với anh.
Nhờ tay nghề giỏi, biết ngoại ngữ, anh được công ty đề xuất đưa sang cơ sở sản xuất bên nước ngoài. Thu nhập khá, chế độ đãi ngộ tốt, đổi lại anh phải làm bên đó 5 năm.
![]() |
Ảnh: Hùng Nguyễn. |
Huy quyến luyến tôi, không muốn đi. Anh nói: ‘5 năm lâu quá, anh sợ mất em. Thà nghèo còn hơn xa người mình yêu’.
Thế nhưng nhìn cảnh nghèo khó, tạm bợ trong căn phòng trọ dột nát, tôi động viên Huy lên đường và hứa sẽ chờ đợi đến ngày anh trở lại.
Trước khi bay, Huy đưa tôi về quê ra mắt họ hàng. Anh hẹn sẽ xây căn nhà to, tổ chức cưới tôi thật linh đình.
Quãng thời gian Huy bên xứ người, tôi thay anh về quê, chăm sóc bố mẹ. Ai gặp, hai bác đều giới thiệu tôi là con dâu. Mọi việc tôi đứng ra cáng đáng, đảm nhiệm vì Huy là con duy nhất trong nhà.
Tôi nén nỗi nhớ, lao vào công việc, mặc cho bao người đàn ông dập dìu vây quanh. Lần nào gọi điện, hai đứa cũng khóc.
Mùa đông qua, mùa hè đến…, chẳng mấy chốc hết thời hạn 5 năm. Tôi đếm từng ngày, ra sân bay đón Huy.
Vậy mà anh về nước không báo trước. Từ sân bay Huy đi thẳng về quê. Phải 1 tuần sau tôi mới biết tin…
Hụt hẫng, buồn bã là cảm xúc khi đó của tôi. Nhìn thấy tôi ở cổng nhà, Huy bối rối, không thốt được lời nào.
Anh lấp liếm bằng nhiều lý do, tôi dù đau khổ nhưng vẫn khẽ mỉm cười, tỏ vẻ tin tưởng. Tôi lờ mờ hiểu rằng, anh đã thay lòng đổi dạ.
Không hiểu vì thương xót hay do bố mẹ anh tác động, cuối cùng Huy giục cưới. Hôn lễ sơ sài diễn ra, anh bảo làm thế để tiết kiệm tiền xây nhà.
Kết hôn xong tôi nhanh chóng có bầu, bố mẹ anh vui mừng khôn xiết, tuần nào cũng chuẩn bị trứng gà, đồ bổ dưỡng gửi lên thành phố.
Anh giờ có tiền, được đề bạt lên vị trí quản lý, đang học thêm đại học. Tương lai Huy có thể còn phát triển sự nghiệp hơn nữa.
Tuy nhiên, anh khá chi li với vợ. Tôi đi khám thai định kỳ, mua đồ sơ sinh… hoàn toàn bằng đồng lương ít ỏi của mình.
Mẹ anh có lẽ hiểu nên thi thoảng gửi vào tài khoản tôi 500 nghìn hay 1 triệu. Bà nói, đó là tiền bà bán rau ở chợ, tiết kiệm được.
Thương mẹ chồng, tôi không tiêu mà để dành, khi nào được 20 triệu sẽ đưa bà dưỡng già. Mọi người khen vì mẹ con tôi sống thuận hòa.
Ngày tôi sinh con trai, bà lặn lội mưa gió, bắt xe vào bệnh viện. Chồng tôi kêu mệt, ngủ ở nhà.
Ở cữ cũng là lúc tôi phát hiện chồng ngoại tình. Anh đi sớm về khuya, dằn hắt vợ con. Tôi không bắt được tận tay, chỉ đành khóc thầm mỗi đêm.
Con 5 tháng tuổi, mẹ chồng trông con cho tôi đi làm sớm. Chồng ngày càng lạnh nhạt. Anh tuyên bố muốn ly hôn. Tôi không gào khóc, không trách móc, tìm cách kéo anh quay về.
Đêm đó, tôi ôm con theo bóng anh. Chứng kiến chồng ôm eo bồ vào khách sạn, tôi chạy đến van xin nhưng anh nhẫn tâm bỏ đi.
Hóa ra, chồng tôi và nhân tình cùng làm bên nước ngoài. Giữa họ nảy sinh tình cảm. Khi về nước, anh muốn cưới cô ấy nhưng mẹ chồng ngăn cản, quyết đón tôi về làm dâu.
Đúng là xa mặt cách lòng. Chuyến đi xa biến anh thành người giàu có nhưng cũng khiến trái tim anh thay đổi…
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Ngoại tình, chồng nhẫn tâm đưa bồ vào khách sạn trước mặt vợCách đây không lâu, một trường hợp bệnh nhân tên N.V.A đang học lớp 12 được gia đình đưa đến bệnh viện khám vì chứng nghiện game.
Bố mẹ cháu V.A kể, cháu thường xuyên đóng kín cửa phòng và thức thâu đêm suốt sáng, không muốn mở cửa tiếp xúc với bất cứ ai trong nhà. Ban đầu, bố mẹ và người thân nghĩ V.A bận học cuối cấp. Tuy nhiên, một lần kiểm tra bất ngờ, bố mẹ V.A phát hiện cậu bé không hề học bài mà tập trung chơi game.
Từ đó, V.A luôn có thái độ lầm lì, hay cáu gắt, bỏ học và chống đối với mọi người. Các bác sỹ trực tiếp điều trị cho biết V.A đã mắc chứng trầm cảm do nghiện game.
Rất may, sau thời gian điều trị, cách ly với môi trường bên ngoài, tinh thần V.A đã ổn định trở lại.
![]() |
Một thực tế đáng báo động là nguy cơ rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng ở tuổi học đường do hậu quả nghiện game. Ảnh chụp tại khoa Sức khỏe vị thành niên, bệnh viện Nhi Trung Ương. |
Theo báo cáo Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc chơi game.
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã xếp ‘nghiện game’ là một dạng rối loạn tâm lý, tương tự như bệnh lý trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị chuyên khoa để giúp những ‘con nghiện’ thoát khỏi ám ảnh tâm lý.
Các hậu quả do trẻ nghiện game
Khi trẻ nghiện game có thể bị các rối loạn về tâm lý, rối loạn giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày bị đảo lộn do trẻ chơi liên tục bất kể giờ giấc. Trẻ không còn hứng thú học tập và những hoạt động khác như trước. Thậm chí nguy hiểm hơn là trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, dễ bị kích động vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình.
Trẻ đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh của trò chơi và trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời. Có những trẻ sa vào vòng lao lý vì trộm cắp thậm chí gây ra án mạng chỉ vì để thỏa mãn nhu cầu chơi game của mình.
Những dấu hiệu nhận biết con bạn nghiện game
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa thế nào là ‘nghiện game’ và vì sao phải phân biệt ‘nghiện game’ với ‘ham online’.
‘Nghiện game’ là một dạng hành vi chơi game (cả game cầm tay và game trên máy tính, điện thoại) đặc trưng bằng các dấu hiệu của mất kiểm soát thời gian chơi game, ưu tiên chơi game hơn các sở thích và nhu cầu khác, tiếp tục chơi hoặc càng chơi game nhiều hơn do rối loạn hành vi đó.
Cụ thể hơn, chứng nghiện game được xếp vào những dạng rối loạn tâm lý với một số biểu hiện như sau:
1. Không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như địa điểm, tần suất, thời gian chơi.
2. Người bệnh coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống.
3. Bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của người bệnh.
![]() |
Nếu bạn nghi ngờ con em mình nghiện game, hãy thử trả lời các câu hỏi sau:
1. Chơi game có ảnh hưởng tới tiến độ làm bài tập về nhà, đi học đúng giờ hay khả năng tập trung vào các mục tiêu học tập không?
2. Chơi game có ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ, anh chị em, ông bà và bạn bè không?
3. Trẻ có tỏ ra bực bội khó kiểm soát, cáu gắt, thậm chí có hành vi bạo lực khi phụ huynh yêu cầu dừng chơi game không?
4. Trẻ có đang dành ưu tiên quá nhiều cho chơi game không?
5. Trẻ có thay đổi các thói quen lành mạnh: ăn, tắm rửa, thể thao không?
6. Trẻ chơi game có thay đổi khí sắc (tâm trạng) không?
Khi nào bạn nên đưa con mình đi khám?
Trên thực tế các gia đình thường e ngại khi phải đưa con đến viện tâm thần nên thường đưa con đi khám muộn và khi có các dấu hiệu nguy hiểm như trầm cảm, hay phá phách, có hành vi tự sát.
Vì thế, nếu các bậc phụ huynh thấy trẻ tiếp tục chơi game đến mức có ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ và tương tác trong gia đình, thì đó là lúc để trẻ cần được tư vấn.
Thực tế, ranh giới giữa chơi game giải trí và lạm dụng - nghiện game là mong manh nếu bố mẹ không thực sự để tâm và chỉ có bác sĩ mới được phép chẩn đoán ‘nghiện game’.
Trong một số trường hợp nghi ngờ, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như lầm lỳ, hay cáu gắt không rõ lý do, không thích giao tiếp với mọi người, ăn uống kém hoặc ăn uống thất thường thậm chí còn bỏ cả ăn thì nên đưa đến các cơ sở về sức khỏe tâm lý trẻ em.
Thạc sĩ Ngô Anh Vinh
(Trung tâm Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương)
" alt=""/>Con đóng cửa trong phòng cả ngày, mẹ chết lặng phát hiện điều khó tin