
- Tết Hàn thực, nhà nào cũng đặt lên bàn thờ ít nhất là một đĩa bánh trôi, một bát bánh chay.Thời nay, nhiều người bận rộn và không có thời gian để tự làm bánh thì có thể ra ngoài mua bánh làm sẵn.
Tuy nhiên nếu bạn có thể bỏ ra chút thời gian cùng cả nhà quây quần nặn bánh, làm bánh trôi bánh chay, chắc hẳn dịp Tết Hàn thực sẽ trở nên vui và ấm áp vô cùng đấy!
Hãy cùng tham khảo cách làm bánh trôi, bánh chay chuẩn vị nghệ nhân qua hướng dẫn của nghệ nhân ẩm thực ưu tú Phạm Ánh Tuyết dưới đây:
 |
Nghệ nhân ẩm thực ưu tú Phạm Ánh Tuyết. Ảnh: NVCC |
Theo nghệ ân ẩm thực ưu tú, Tết Hàn thực là một ngày Tết cổ truyền của người Việt từ xa xưa. Lúc thời tiết hết xuân chuẩn bị sang hè, vào ngày 3/3 âm lịch hằng năm là có Tết Hàn thực.
Đặc trưng chủ yếu của Tết Hàn thực là làm bánh trôi bánh chay, ngày xưa các cụ có thêm bánh nhót (hình quả nhót).
 |
Bánh trôi, hoa bưởi |
Nghệ nhân Ánh Tuyết cho biết, để làm được bánh chay, bánh trôi rất đơn giản. Nhưng để làm ngon, thì đòi hỏi sự cầu kỳ và công phu trong cách chế biến.
Trước tiên, gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng, dẻo. Ta cho ngâm lên, để ráo nước rồi mang đi xay ra thành bột. Cứ chín phần nếp cho một phần tẻ hoặc non hai phần tẻ.
Xay cho mịn ra, xong thì lấy túi vải phin bọc lại, treo lên 1 ngày, nước sẽ chảy xuống hết, lúc đó là còn lại bột.
Nhân bánh trôi bằng đường phên. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát.
 |
Nhân bánh trôi bằng đường phên. Ảnh: VietNamNet |
Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.
Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh còn vỏ, đặc biệt là phải xanh loại đậu xanh xanh lòng. Như vậy nhân mới ngon và thơm, ít hạt hỏng.
Đậu để làm nhân bánh là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm; được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng.
Ta cho ngâm đậu xanh, đãi vỏ, ráo nước thì ta cho vào đồ. Khi đồ phải đồ to lửa, đậu mới bở và mềm. Sau đó cho ra giã, xào với đường. Dừa thì chọn loại dừa già, bào nhỏ, xào lẫn với đậu xanh, ta cho vani vào trộn.
 |
Bánh chay. Ảnh: Khám phá |
Khi nặn bánh chay, ta lưu ý công thức 2 phần vỏ thì 1 phần nhân. Cuối cùng mang đi luộc. Vớt ra cho vào nước sôi để nguội, cuối cùng là vớt bánh chay ra đựng trong bát.
Bao giờ cho bánh chay vào bát ta cũng phải lấy ngón tay cái, ấn vào bát một cái, tạo thành vết lõm. Và công đoạn cuối là chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.
Đặc biệt, với ẩm thực của người Hà Nội xưa, vào mỗi độ tháng 3 là mùa hoa bưởi, nên khi làm bánh chay cho Tết Hàn thực thì nhất định phải có hoa bưởi với bột sắn.
Sản phẩm hoàn thiện là khi ăn phải có vị ngọt thanh, mùi thơm, mùi mát của hoa bưởi.
Nghệ nhân ẩm thực ưu tú Ánh Tuyết cho biết: "Nền ẩm thực Việt Nam đã có truyền thống hàng nghìn năm nay. Mỗi một món ăn là một nghệ thuật và có đặc trưng riêng.
Từ xa xưa cha ông ta đã biết kết hợp nhuần nhuyễn các hương vị, món ăn với nhau, mùa nào có thức gì thì phối hợp các thức đó với nhau. Đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực chính là ở chỗ đó. Nó đã làm nên "quốc hồn quốc túy" trong các món ăn truyền thống dân gian Việt Nam.
Như người Hà Nội xưa, Tết Hàn Thực là phải có bánh trôi bánh chay. Tuy nhiên, bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực khác với bánh trôi bánh chay của ngày mùng 5/5 âm lịch (diệt sâu bọ - nv).
Vì chỉ có tháng 3 mới có hoa bưởi, nên bánh trôi bánh chay của Tết Hàn thực có ướp hoa bưởi, còn bánh trôi của 5/5 sẽ không có.

Kinh nghiệm làm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 'chuẩn' nghệ nhân
Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Việc làm mâm cỗ cúng sao cho tươm tất luôn được các gia đình quan tâm.
" alt=""/>Tết Hàn thực 2017: Cách làm bánh trôi, bánh chay chuẩn nghệ nhân
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bia phát triển nhanh chóng với sản lượng bia năm 2016 là 3,78 tỷ lít bia. Bên cạnh văn hóa uống bia trong giao tiếp, nhu cầu được trải nghiệm bia ngon đang là xu hướng của người Việt. Xu hướng trải nghiệm vị bia êm đằm
Những lần ra ngoài uống bia cùng bạn hữu có một câu chuyện rất dí dỏm. Như được anh Bình Bồng Bột chia sẻ về người bạn “mê bia” của mình có hai đứa con đầu của nó ra đời sau khi đi nhậu về. Đứa đầu anh đặt tên ở nhà là Trúc Bạch, đứa thứ hai tên Bàu Đá vì hôm ấy uống rượu.
Đứa con thứ ba của nó cũng ra đời sau một lần đi nhậu. Anh uống cái loại bia gì, chả nhớ! Mà chỉ nhớ nhất là có cái vị gì mà êm đằm, khó cưỡng. Lúc đặt tên cho con gọi khắp nơi hỏi tên bia mà toàn nghe đồng bọn nhắc đến hương vị rồi mới chịu nói đến tên, bởi ban đầu chỉ định uống có vài chai rồi về, nào ngờ vị bia khác biệt lạ lùng, uống mãi không muốn dừng lại, chai nào chai nấy cho cảm giác sảng khoái y hệt nhau.
“Nó chỉ nhớ cái vị tê trên đầu lưỡi đặc trưng và hình như có liên quan gì đó đến cái ông Samurai của phim “Võ sĩ đạo cuối cùng” ấy. Sau một hồi gọi điện tá lả thì nó mới nhớ ra tên loại bia mà nó đã uống đêm hôm trước.
Và thế là em trai của Trúc Bạch và Bàu Đá có một cái tên ở nhà rất Nhật Bổn: "Sapporo!”, anh Bình Bồng Bột hài hước.
 |
“Cẩm nang gạt vợ” của Bình Bồng Bột đang được cánh mày râu tấm tắc khen và không thể bỏ qua |
Hiện có nhiều khách hàng đã tò mò tìm đến các beer club hay quán ăn để trải nghiệm cảm giác "trên đỉnh êm đằm, thăng hoa vị giác" mà Sapporo Premium Beer mang lại.
Bị thuyết phục bởi vị bia êm đằm, anh Nguyễn Quyết Chiến (Q5, TP.HCM) cho biết: “Thật tuyệt vời! Sapporo Premium Beer gần đây có vị rất hợp khẩu vị của tôi, vị bia êm đằm và lưu lại trên đỉnh vị giác sau mỗi lần uống, dù ở ngụm bia cuối cùng cũng cho tôi cảm giác như ngụm đầu tiên ở lúc đầu của bữa tiệc vậy. Tôi và nhóm bạn ai cũng đều thích cả!”
Theo thống kê mới đây nhất, trong năm 2016 vừa qua, trung bình mỗi người Việt uống 42 lít bia. Điều đó cho thấy rằng, bia là lựa chọn không thể thiếu trong các bữa tiệc, nhưng chỉ có những loại bia ngon mới trở thành chất xúc tác giúp tiệc vui thêm hào hứng.
Và trên hết, khi khách hàng có xu hướng tìm đến bia để giúp họ đạt đết trạng thái thư giãn, và là người tiêu dùng thông minh, họ sẽ tìm đến một sản phẩm mang nét đặc trưng về hương vị giữa những dòng bia nổi tiếng. Vị bia “êm đằm” của Sapporo Premium Beer là một trong những sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng Việt.
Bí quyết “quyến rũ” của Sapporo Premium Beer
Là bia cao cấp, có nguồn gốc lâu đời, thương hiệu bia Sapporo đến từ Nhật Bản đã được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, với chất lượng ngon và hương vị đặc trưng. Sapporo Premium Beer thuyết phục khách hàng bởi hương vị êm đằm khó cưỡng thật độc đáo như chính hành trình chinh phục đỉnh vị giác và làm hài lòng những người sành bia.
 |
Sapporo Premium Beer thuyết phục khách hàng bởi hương vị êm đằm khó cưỡng |
Bí quyết tạo nên vị giác êm đằm này của Sapporo Premium Beer chính là sự kết hợp giữa việc đầu tư kỹ lưỡng từ nguyên liệu, máy móc và con người theo tiêu chuần Nhật Bản. Đó cũng xuất phát từ tinh thần tiên phong của "Japan's Promise - Lời hứa từ Nhật Bản.”
Để thực khách Việt cảm nhận được vị bia êm đằm lưu lại “trên đỉnh vị giác”, chuỗi sự kiện do Sapporo Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra vào 24/3 đến 7/5 tại các địa điểm trên TP.HCM, chi tiết truy cập http://www.sapporovietnam.com.vn/.
Thu Hằng" alt=""/>Trải nghiệm bia ngon: thú vui mới của đàn ông Việt