Trong video, có thể thấy người phụ nữ ngồi xổm trước hàng loạt tác phẩm điêu khắc được đặt trên bệ để chụp ảnh tự sướng. Tuy nhiên, cô đột nhiên mất thăng bằng và xô vào các giá trưng bày, gây ra hiệu ứng domino làm ít nhất 10 tác phẩm trưng bày văng khỏi vị trí. Thiệt hại từ sự cố lên tới 200.000 USD.
Triển lãm với tiêu đề "Hypercaine" là nơi trưng bày những chiếc vương miện tinh tế, được tạo ra bằng nhiều phương pháp khác nhau và những vật liệu đắt giá. 14th Factory là một dự án nghệ thuật phi lợi nhuận, tạm thời được đặt ở Los Angeles và chỉ mở cửa tới cuối tháng này.
Danh tính người phụ nữ và cách thức xử lý vụ việc không được đơn vị tổ chức triển lãm tiết lộ.
Một du khách đã làm vỡ các tác phẩm nghệ thuật trị giá 200.000 USD khi tham quan một triển lãm ở California, Mỹ khi cố gắng để chụp ảnh selfie với nó
Theo Zing
" alt=""/>Selfie trong triển lãm, làm vỡ tác phẩm trị giá 200.000 USDTháng 6, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng triển khai dịch vụ đi chung đối với xe hợp đồng khi dịch vụ Grabshare ra mắt chưa lâu và dịch vụ UberPool còn đang chờ xin cấp phép. Bộ GTVT lý giải nguyên nhân không cho các đơn vị triển khai hình thức đi chung đối với các loại xe hợp đồng bởi các dịch vụ này còn trái với các quy định hiện hành.
Cụ thể, quy định hiện hành của Bộ GTVT cho rằng đối với mọi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng vận chuyển khách. Hợp đồng vận chuyển hành khách phải có các nội dung cơ bản: Thời gian thực hiện hợp đồng; địa chỉ nơi đi, nơi đến; hành trình chạy xe chiều đi và chiều về (trong đó ghi rõ điểm khởi hành, lộ trình, các điểm đón, trả khách trên cả hai chiều, điểm kết thúc hành trình); số lượng hành khách; giá trị hợp đồng; các quyền lợi của hành khách và các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.
Do đó, Bộ GTVT yêu cầu tất cả các đơn vị tham gia thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng không triển khai dịch vụ tương tự (hình thức đi chung xe) đối với xe hợp đồng.
Tại Việt Nam, Grab Nam là đơn vị triển khai dịch vụ đi chung xe Grabshare. Trong khi đó, dịch vụ UberPool vẫn chưa được triển khai.
Quyết định tạm dừng dịch vụ đi chung Grabshare gây khá nhiều tranh cãi trong thời gian vừa qua. Sau khi có văn bản tạm dừng dịch vụ đi chung, mới đây, Bộ GTVT vừa có công văn gửi đến một số Bộ, địa phương tham gia vào đề án thí điểm để lấy ý kiến về việc đề án sử dụng hình thức đi chung xe Grabshare.
" alt=""/>Bộ GTVT muốn lắng nghe thêm về dịch vụ đi chung GrabshareQuốc hội khóa XIV ngày 12/6/2018, tại kỳ họp thứ 5 đã thông qua dự thảo Luật An ninh mạng, với 423 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 86,86%. Ngay trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật An ninh mạng, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành thông qua 2 Điều luật này lần lượt là 86,86% và 8,72%.
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định tại Chương II của Luật An ninh mạng, với 6 điều từ Điều 10 đến Điều 15.
Điều 10 của Luật An ninh mạng quy định, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái; hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương; hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí; hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
Cũng theo quy định tại Điều 10 Luật An ninh mạng, Thủ tướng Chính phủ ban hành và sửa đổi, bổ sung Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng trong việc thực hiện các hoạt động thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Cùng với việc quy định cụ thể về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Chương II của Luật An mạng còn quy định rõ những biện pháp nhằm thực hiện bảo vệ an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin này, bao gồm: Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 11); Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 12); Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 13); Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 14); và Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 15).
Trong đó, thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin. Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng được quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật An ninh mạng: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này; Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự; Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
" alt=""/>Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ an ninh mạng thế nào?