Cụ thể, Nam Định có 2 môn điểm bình quân cao nhất cả nước là môn Toán: 7,128 điểm và môn Hoá học: 7,25 điểm; môn Địa lý đứng thứ 2 với 6,78 điểm; môn Vật lý đứng thứ 4 với 7,25 điểm; môn Tiếng Anh đứng thứ 9 với 5,82 điểm; môn Ngữ văn đứng thứ 11 (7,37 điểm).
Toàn tỉnh có 751 thí sinh đạt điểm 10 ở 8/9 môn dự thi. Trong đó, môn Toán có 1 thí sinh đạt điểm 10; môn Ngữ văn có 1 thí sinh đạt điểm 10; môn Vật lý có 5 thí sinh; môn Hóa học có 8 thí sinh; môn Sinh học có 3 thí sinh; môn Lịch sử có 25 thí sinh; môn Giáo dục công dân có 696 thí sinh, môn Ngoại ngữ có 12 thí sinh.
Đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chỉ có một thí sinh Trường THPT Nghĩa Minh (huyện Nghĩa Hưng) được điểm 10 môn văn và một thí sinh ở Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Vụ Bản) là thủ khoa kỳ thi của toàn quốc với tổng số điểm 57,3.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định cho biết, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, toàn tỉnh có trên 20.100 thí sinh tham dự.
Ngoài ra, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023, Nam Định là tỉnh đứng thứ 5 toàn quốc với 73 học sinh đạt giải trên tổng số 93 học sinh tham gia, đạt 78,5%.
Ở cấp quốc tế, cụ thể là tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2023, tỉnh Nam Định có 1 học sinh đạt huy chương Bạc; tại cuộc thi VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023 do Tổ chức STEAM for Vietnam phối hợp với Trung tâm Hoa Kỳ (trực thuộc Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức tại Hà Nội 3 học sinh thuộc đội tuyển Trường THCS Nguyễn Hiền đã giành giải Nhì và được chọn vào 20 đội xuất sắc nhất tham gia tranh tài tại giải vô địch thế giới VEX Robotics World Championship 2023 tại Hoa Kỳ; tại cuộc thi “Học sinh giỏi Toán Hoa Kỳ AMC8” có 7/7 học sinh Trường THCS Nguyễn Hiền tham gia và đều đoạt giải (1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 5 huy chương Đồng); 2 học sinh ở Trường THPT Lý Tự Trọng tham gia cuộc thi STEM - ED Competition & EXPO 2023 với dự án “Mycelium Brick and Foam” - “Vật liệu sinh học từ nấm” đã vượt qua gần 400 dự án đến từ 11 quốc gia trong khu vực và đoạt giải xuất sắc...
Hải Yến
" alt=""/>Nam Định đứng thứ 3 cả nước về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp. Ông lấy bút danh Mạc Ngôn có nghĩa là "không nói".
Năm 12 tuổi, Mạc Ngôn bỏ học, làm việc trong trang trại gia súc, nhà máy sản xuất để phụ giúp cha mẹ. Sau đó, ông gia nhập quân ngũ và bắt đầu đam mê viết lách. Trong thời gian rảnh rỗi, Mạc Ngôn mài giũa ngòi bút và phát triển phong cách văn chương độc đáo.
Ảnh hưởng văn học đối với Mạc Ngôn bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, từ văn học cổ điển, truyền thống dân gian đến những giai đoạn lịch sử đầy biến động của Trung Quốc. Những ảnh hưởng này đã hình thành nên phong cách kể chuyện và hành văn mang bản sắc "Mạc Ngôn".
Tác phẩm đầu tiên "Hành động tử tế của rồng" của ông bị từ chối và nhận nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, Mạc Ngôn vẫn kiên trì và bền bỉ.
Cuộc đời không phụ người nỗ lực. Ông bước đầu được ghi nhận với tiểu thuyết "Biến đi" (1981). Năm 1987, tiểu thuyết "Cao lương đỏ" đạt được thành công vang dội. Bối cảnh câu chuyện được lấy ở vùng nông thôn phía Đông Bắc Trung Quốc trong những năm 1930-1940, xoay quanh một phụ nữ trẻ bị buộc phải kết hôn với người cô không yêu.
Tiểu thuyết trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại ở Trung Quốc và được dịch sang gần 10 ngôn ngữ. Sự nghiệp của Mạc Ngôn bắt đầu "cất cánh" từ lúc này.
Đóng góp vào kho tàng văn học nhân loại
Các tác phẩm của ông được biết đến với những mô tả sống động về cuộc sống nông thôn của những người nông dân tại chính ngôi làng Cao Mật của ông, sử dụng thủ pháp châm biếm và đả kích để khám phá các vấn đề chính trị và xã hội của họ.
Sức khái quát nghệ thuật của Mạc Ngôn lớn tới mức biến làng Cao Mật từ một địa danh địa lý trở thành một địa danh văn học. Những số phận, những con người ấy được ông "chưng cất" từ hiện thực đất nước Trung Quốc suốt mấy chục năm.
Cho đến nay, Mạc Ngôn đã xuất bản hơn 40 tác phẩm, bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn. Đặc biệt, tiểu thuyết "Cây tỏi nổi giận" (1988) được dịch sang 30 ngôn ngữ và được đón nhận rộng rãi cả ở Trung Quốc và thế giới vì khắc họa chân thực chân dung của cuộc đấu tranh khó khăn của nông dân Trung Quốc trong thế kỷ XX.
"Tôi nghĩ nhà văn viết vì lương tâm của họ. Họ viết vì độc giả. Chẳng ai viết để đoạt giải cả". Mạc Ngôn trả lời Nhân Dân Nhật Báo. "Bởi vậy, văn phong của Mạc Ngôn rất độc đáo. Chỉ cần đọc nửa trang của Mạc Ngôn thôi là bạn đã nhận ngay ra đó là ông". Chuyên gia Peter Englund thuộc Viện hàn lâm Thụy Ðiển nhận định. |
Để ghi nhận những cống hiến của ông cho nền văn học thế giới, năm 2012, Mạc Ngôn nhận giải Nobel Văn học, trở thành nhà văn Trung Quốc đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này. Ủy ban Nobel khen ngợi khả năng kết hợp lịch sử, hiện thực đương đại và truyện dân gian của ông trong một chủ nghĩa hiện thực ảo giác khắc họa "mối liên hệ trần tục với mặt trái của lịch sử".
"Với sự pha trộn giữa các yếu tố huyền ảo, hiện thực, lịch sử và xã hội, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới gợi nhớ lại những kiệt tác của hai nhà văn lỗi lạc William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez" - Viện Hàn lâm Thụy Ðiển đánh giá.
Sự công nhận này đã củng cố địa vị của Mạc Ngôn như một trong những nhân vật văn học nổi bật nhất Trung Quốc, nâng tầm toàn cầu của văn học Trung Quốc đương đại. Đồng thời, việc Mạc Ngôn giành giải Nobel cũng đánh dấu sự hiện diện của văn học châu Á trên sân khấu toàn cầu - vốn bị chi phối bởi văn hóa phương Tây.
Gần 80 tuổi, Mạc Ngôn vẫn tiếp tục dùng ngòi bút truyền cảm hứng cho độc giả và các thế hệ nhà văn trẻ Trung Quốc và thế giới.
Tử Huy