![]() |
Việc cựu người mẫu lấy vợ đại gia hơn nhiều tuổi không tránh khỏi sự bàn tán từ dư luận. Tuy nhiên, đối với Trương Nam Thành, khoảng cách 15 tuổi giữa hai người không phải là trở ngại. Anh vẫn thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc lãng mạn cùng vợ trên trang cá nhân. Mới đây, bà xã Thu Huyền đã sinh đôi hai bé trai khỏe mạnh. Trương Nam Thành hào hứng chia sẻ: "Một thế giới mới tốt đẹp đầy tình yêu thương chào đón 2 con heo vàng của ba mẹ ra đời. Ba Thành và mẹ sẽ làm tất cả vì các con". |
![]() |
Nam diễn viên Trương Minh Cường từng là một gương mặt khá quen thuộc của điện ảnh Việt Nam. Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, anh quyết định kết hôn với một doanh nhân giàu có, là giám đốc nhân sự của một công ty truyền thông lớn tên Thu Huyền. Sau khi kết hôn được 2 năm, Trương Minh Cường tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để đưa vợ sang Mỹ định cư và lập nghiệp. Vào thời điểm mới kết hôn, “Jang Dong Gun Việt Nam” từng bị soi mói chuyện lấy vợ giàu, kém sắc nhưng tính đến thời điểm hiện tại, cả hai đã trải qua 10 năm hôn nhân êm ấm. |
![]() |
Ở độ tuổi ngoài 40, nam diễn viên có được tổ ấm hạnh phúc với hai con “đủ nếp, đủ tẻ”. Tuy nhiên, mới đây, mạng xã hội lại râm ran tin đồn Trương Minh Cường chia tay bà xã Thu Huyền sau 10 năm chung sống. Sau vụ việc, nam diễn viên nhanh chóng đưa ra lời đính chính. Anh khẳng định hoàn toàn không có việc ly hôn và cho biết gia đình anh vẫn hạnh phúc: "Tôi và bà xã vẫn đang sống bình thường, không có việc ly hôn, đó là sự thật 100%. Cả hai vợ chồng vẫn đang sống hạnh phúc và giấy tờ đăng ký kết hôn vẫn còn nguyên vẹn". |
![]() |
Năm 2012, đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, Tăng Thanh Hà quyết định lên xe hoa với Louis Nguyễn - thiếu gia con nhà giàu có, quyền lực. Từ khi kết hôn, nữ diễn viên “Bỗng dưng muốn khóc” đã rời khỏi showbiz, chuyên tâm chăm sóc cho tổ ấm của mình. Đến nay, cô đã hạ sinh cho chồng đại gia 2 nhóc tỳ, một bé trai 4 tuổi tên Richard và một bé gái 2 tuổi tên Chloe. Mới đây, Tăng Thanh Hà đã vô tình để lộ gương mặt của cô công chúa nhỏ trong một video đăng tải trên Instagram cá nhân. |
![]() |
Hiện tại Tăng Thanh Hà tập trung cho công việc kinh doanh của gia đình chồng và dường như cô không còn mặn mà với ánh hào quang showbiz. Nữ diễn viên dành nhiều thời gian để đi du lịch và hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc bên chồng con. Cô vẫn thường xuyên xuất hiện cùng ông xã trong nhiều sự kiện. Mỗi lần xuất hiện, Hà Tăng lại khiến nhiều người xuýt xoa vì vẻ ngoài xinh đẹp, trẻ trung. |
![]() |
Năm 2008, Thùy Lâm đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và lọt vào Top 15 Miss Universe. Trong hoạt động nghệ thuật, người đẹp còn tích cực tham gia ở vai trò ca sĩ, diễn viên. Đến năm 2010, cô bất ngờ lên xe hoa với tiến sĩ kinh tế Anh Tuấn. Từ đó, cô ít xuất hiện trên truyền hình và khá kín tiếng chuyện đời tư. Bà mẹ hai con hạn chế tham gia các sự kiện giải trí. Cô cho biết bản thân hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hôn nhân hiện tại. |
![]() |
Hoa hậu Đặng Thu Thảo cũng thuộc nhóm các mỹ nhân kín tiếng sau khi kết hôn. Cô từng được ví như Lọ Lem ngoài đời thực khi từ cô gái nghèo đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2012 và kết hôn với chồng đại gia vào tháng 10/2017. Chồng cô là doanh nhân Trung Tín sinh ra trong gia đình làm ăn có tiếng về bất động sản tại TP.HCM. Không chỉ có gia thế khủng, bản thân ông xã của Đặng Thu Thảo cũng là một doanh nhân giỏi. Ở tuổi 28, anh đã góp mặt trong Top 30 người trẻ thành đạt do tạp chí Forbes bình chọn vào tháng 2/2015. |
![]() |
Từ khi lui về làm vợ và làm mẹ, người đẹp Bạc Liêu ít khi xuất hiện trong các hoạt động showbiz. Đến tháng 3/2018, vợ chồng cô chào đón cô con gái đầu lòng. Trên trang cá nhân, Thu Thảo thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc đáng yêu của con gái nhỏ. |
![]() |
Thu Ngân đăng quang Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu vào năm 2016. Chỉ nửa năm sau đó, cô bất ngờ thông báo “theo chồng bỏ cuộc chơi” và kết hôn với với vị đại gia hơn cô 19 tuổi. Ông xã Thu Ngân là Doãn Văn Phương, một doanh nhân thành đạt người Thanh Hóa. Cặp đôi tổ chức đám cưới hoành tráng vào giữa tháng 1/2017. 9 tháng sau, Thu Ngân sinh con trai đầu lòng cho chồng đại gia. Như đa số những người đẹp khác, kể từ khi lấy chồng, Thu Ngân rời showbiz và chuyên tâm chăm sóc gia đình nhỏ. |
![]() |
Ngô Trà My giành vị trí Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 chưa đầy 1 năm, đã quyết định lên xe hoa cùng doanh nhân thành đạt, nhà gia thế. Cô cũng từ bỏ việc dự thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới vào năm 2016. Sau gần 3 năm kết hôn, Trà My không hề có dấu hiệu quay trở lại làng giải trí. Cô chọn cuộc sống hưởng thụ và luôn tự hào về tổ ấm nhỏ hạnh phúc, tràn đầy niềm vui của mình. |
![]() |
Ca sĩ Mỹ Lệ cũng quyết định kết hôn khi sự nghiệp đang phát triển. Sau khi lấy chồng Việt kiều, cô dường như “mất tích” khỏi showbiz. Hiện tại, giọng ca xứ Huế đang có một cuộc sống viên mãn tại Đức cùng chồng và 3 đứa con. Nói về vấn đề rút lui khỏi showbiz, Mỹ Lệ cho biết cô muốn tập trung chăm sóc gia đình và phát triển công việc kinh doanh thời trang riêng. Đồng thời, nữ ca sĩ cũng thừa nhận việc mất lửa nghề, không còn mặn nồng với ánh đèn sân khấu như trước. |
Thanh Uyên
Cựu mẫu khoe trên trang cá nhân việc bà xã Thu Huyền sinh đôi con trai.
" alt=""/>Sao Việt lánh showbiz, sống bình yên bên đại gia sau đám cướiSonny cho biết từng thưởng thức nhiều món bún ở Việt Nam, trong đó có bún thịt nướng. Tuy nhiên, bún thịt nướng của quán này độc đáo hơn ở chỗ, các nguyên liệu đều được làm thuần chay, từ thịt nướng, chả giò, chả nem,… cho đến sườn chay, đậu hũ chiên sả,…
Tại quán, Sonny và người bạn đồng hành gọi hai suất bún thịt nướng. Dù quán đông nhưng thực khách không phải chờ đợi lâu, chỉ tốn ít phút đã được phục vụ suất ăn đầy đặn tại chỗ.
Tỏ ra sành sỏi như người bản địa, hai vị khách từ từ rưới nước mắm chua ngọt lên, trộn đều các nguyên liệu trong tô bún rồi thưởng thức. Sonny nhận xét, món ăn có hương vị hòa quyện, ngon đến mức khó có thể biết đây chỉ là các nguyên liệu chay.
“Thịt nướng mềm, dai đậm vị, chả nem giòn rụm như được chế biến từ thịt heo, nước sốt cũng vừa miệng và thơm nữa. Thực sự món bún này rất ngon”, vị khách người Mỹ nói.
Đồng quan điểm, người bạn đi cùng Sonny cũng đánh giá “đây là một trong những món bún ngon nhất mà bản thân từng ăn ở Việt Nam”.
![]() | ![]() |
Ngoài hương vị, cả hai còn bất ngờ với giá thành của món bún thịt nướng chay, chỉ 5.000 đồng/suất. Dù có mức giá siêu rẻ nhưng họ cảm thấy hương vị món ăn rất ngon, vượt ngoài tưởng tượng.
Chia sẻ với PV VietNamNet, chị Vương Kim Long – chủ quán chay mà Sonny ghé thăm cho biết rất vui khi món ăn của quán được nhiều người biết tới và yêu thích, trong đó có cả du khách nước ngoài.
Chị Long cho hay, quán mở cửa từ tháng 2/2020, hiện có 2 cơ sở hoạt động tại TPHCM sau khi cơ sở thứ 3 đóng cửa cách đây không lâu. Quán được đặt tên là “Tùy Tâm” vì khách đến quán dùng bữa có thể trả tiền theo ý thích.
“Quán mở cửa với mục đích phục vụ bữa trưa cho tất cả những ai cần mà không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác. Ở mỗi cơ sở, quán ghi giá suất ăn tại chỗ là 2.000 đồng và 5.000 đồng, tuy nhiên con số này chỉ mang tính tượng trưng vì khách ăn xong có thể trả tiền tùy ý.
Quán có chuẩn bị sẵn thùng, khách bỏ ít hay nhiều cũng được, hoặc không trả tiền cũng không sao”, chủ quán nói.
Với khách mua mang về, giá bán là 25.000 đồng/suất. Số tiền này giúp quán có thêm kinh phí chi trả tiền mặt bằng, điện nước và tiền nhân công.
Theo chị Long, thực đơn của quán đa dạng và phục vụ các món khác nhau theo ngày để khách có nhiều lựa chọn, như: cơm thập cẩm, bún măng vịt chay, cháo lòng, bánh canh bột lộc, bánh mì bò kho, bún bò huế, bún thịt nướng, phở chay, cơm tấm chay.
Quán mở cửa từ 11h trưa đến 6:30 tối, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Trung bình mỗi ngày, quán phục vụ hơn 600 suất ăn chay.
Địa điểm tiếp theo mà Sonny và bạn đồng hành tới trải nghiệm là một quán bánh canh vỉa hè nằm trên đường Phạm Văn Chí, quận 6, TPHCM. Quán từng gây tranh cãi trên mạng xã hội và được đặt biệt danh là bánh canh cua “chặt chém”, “bánh canh cua vỉa hè giá 5 sao” vì phục vụ tô bánh canh có giá đắt nhất tới 350.000 đồng.
Sonny cho biết đã từng ăn bánh canh cua có giá chỉ 25.000 – 30.000 đồng/tô tại TPHCM nhưng đây là lần đầu thưởng thức bánh canh cua đắt gấp 10 lần như vậy.
Vị khách người Mỹ nhận xét, dù món bánh canh của quán được đánh giá đắt đỏ nhưng vẫn rất đông thực khách tới ăn.
Tại quán, Sonny và bạn gọi hai tô bánh canh cua đắt nhất và miêu tả suất ăn “như một bữa tiệc buffet hải sản”, ngập các loại topping ăn kèm như huyết, thịt heo, chả cá viên, bánh nổi, tôm tươi, thịt cua xé, càng cua nhỏ, càng cua lớn,…
Họ thích thú khi nếm thử miếng huyết mềm mọng, tan trong miệng và đánh giá hương vị rất ngon.
“Sợi bánh canh tươi mềm, thấm đẫm các loại gia vị và nước dùng đặc sánh. Đây là một trong những món mì yêu thích nhất của tôi”, bạn đồng hành của Sonny mô tả.
Chung nhận xét, Sonny cũng dành nhiều lời khen cho món bánh canh đặc sánh, dậy mùi thơm từ thịt cua và được phục vụ rất đầy đặn.
“Thịt càng cua được bóc đẹp quá, thịt cũng rất thơm, cắn ngập răng. Nước lèo thì đặc sánh. Càng gắp tôi càng thấy có nhiều thịt cua ở dưới. Tôi đã hiểu vì sao họ bán món này giá cao rồi”, vị khách người Mỹ nói.
Bà Nguyễn Thị Loan (62 tuổi) – chủ quán bánh canh trên cho hay, quán hoạt động 36 năm, mở bán khoảng 3-4 tiếng là hết.
Theo bà Loan, công thức nấu bánh canh do bà tự học. Toàn bộ nguyên liệu cho món ăn đều được bà tuyển chọn phần ngon nhất, kỹ càng để làm ra những tô bánh canh chất lượng, tương xứng với số tiền mà khách bỏ ra.
“Tôi không quan tâm người ta nói gì mà tôi chỉ quan tâm mình đang làm gì. Tôi muốn khách hàng sau khi ăn xong, rời khỏi chỗ này vẫn nhớ bánh canh cua, nhớ tới tôi”, bà Loan bày tỏ.
Để làm nên món bánh canh cua ngon, bà Loan phải chế biến kỳ công từng nguyên liệu, công đoạn. Nước dùng được ninh từ xương gà, giò heo, cá, tôm, thịt và gạch cua. Tôm luôn lựa con to, chắc thịt, luộc bằng bí quyết riêng nên không bị tanh. Cua được sử dụng toàn bộ, từ thịt, càng đến gạch cua.
Hiện tại, quán phục vụ nhiều mức giá để thực khách lựa chọn, dao động từ 50.000 đồng đến 350.000 đồng, tùy theo phần đồ ăn. Tô rẻ nhất có thịt heo, bánh nổi, huyết đầy đặn, nước dùng sóng sánh gạch cua.
Phan Đậu
" alt=""/>Khách Mỹ bất ngờ khi thử món vỉa hè siêu rẻ và siêu đắt ở TPHCM![]() |
Đường vào chùa, bên cạnh cầu Phú An ngang qua rạch Văn Thánh |
Đau lòng bia cổ
Chùa có tên chùa Văn Thánh nằm sâu trong quần thể dân cư trên đường Ngô Tất Tố (P.22 Q. Bình Thạnh TP.HCM). Trước chùa là con rạch cũng mang tên rạch Văn Thánh với dòng nước đen ngòm và mùi hôi tanh bốc lên.
Chùa không nguy nga đồ sộ. Cả khuôn viên rộng chừng 1.000m2. Mặc dù được sở Văn hóa - Thông tin - du lịch TP.HCM công nhận là di tích nhưng những hạng mục xây dựng đều còn rất mới.
![]() |
Uy nghi tương Quan âm |
Chánh điện trước đây được nhiều người kể lại là một ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái. Trải qua bao hưng phế, ngôi nhà này đã hư hỏng khá nhiều và được thay thế bằng ngôi nhà gạch. Phía trước sân, tượng Phật bà Quan âm ngự trên tòa sen cao vút. Pho tượng Di Lặc với nụ cười hiền hậu ở phía sau, thấp hơn.
Chúng tôi đến viếng chùa vào buổi chiều cuối tuần. Chùa vắng. Người bán hàng còn đông hơn người vãn cảnh. Một phụ nữ với bó nhang nghi ngút khói đứng vái rất lâu dưới chân pho tượng. Cắm nhang vào lư, bà quì lạy với sự tôn kính và tin tưởng. Cúng xong bà lẻn ra phia sau đưa tay quẹt vào tượng Di Lặc rồi thoa lên trán bà. . .
Là người Sài Gòn, từ lâu tôi vẫn thắc mắc tại sao có tên Văn Thánh. Không chỉ chùa Văn Thánh mà còn có rạch Văn Thánh, chợ Văn Thánh. Một lần tình cờ được biết trong ngôi chùa này còn có một tấm bia cổ ghi lại lai lịch hình thành ngôi chùa nên tôi cất công tìm đến.
![]() |
Vắng như chùa . . . bà Đanh |
![]() |
Rạch Văn Thánh |
Đảo qua một vòng. Dưới gốc 2 cây cổ thụ có 2 tấm bia. Những vệt nhang cháy để lại nhiều vết hoen ố trên bia. Đến gần. Bia có vài dòng chữ Hán. Mặc dù không hiểu được những dòng chữ này nhưng tôi có thể suy đoán lai lịch của một ngôi chùa mà chỉ có mấy chữ như thế này sao ? Tiếp tục tìm. Vẫn không thấy. Hỏi một chị mặc áo nâu sồng nhưng chưa xuống tóc. Lắc đầu : ''em không biết''. Hỏi những người buôn bán quanh đó, chẳng ai hay.
Ngồi lên chiếc ghế đá, trong suy nghĩ của tôi chẳng lẽ bia cổ này bị đập bỏ rồi sao ? Không thể được nhưng tại sao chẳng ai biết ? Đưa mắt lãng đãng chợt nhìn vào những chậu kiểng kê sát vách ngôi điện, tôi phát hiện phía sau ẩn hiện những dòng chữ.
Tôi xê dịch chậu kiểng ra, một tấm bia cổ hiện nguyên hình. Dấu vết của thời gian và sự thờ ơ của hậu thế hiện rõ trên bia. Một vết nứt ở phía trên, những vệt bẩn lem luốt làm nhạt nhòa tấm bia . . .
Chắc chắn là bia này. Tôi lấy máy ghi hình lại để tìm người đọc được nội dung. Trên đường về, lòng tôi vui lên rộn rã. Lại thêm một khám phá về Sài Gòn, vùng đất đã ôm trọn cuộc đời mình.
Sài Gòn - Gia Định vùng đất học
![]() |
Bia cổ nấp sau chậu kiểng |
Không khó khăn lắm trong số các tài liệu lưu trữ có cả hình ảnh tấm bia và nội dung lược dịch :
“Bây giờ là chùa Văn thánh, nguyên trước kia là Văn thánh miếu của tỉnh Gia Định, do chiến tranh mà bị hủy hoại. Sau đó hương chức bổn thôn lập nên ngôi chùa bằng ngói có 3 gian để thờ Tam bảo, đồng thời có bài vị thờ Đức Khổng Tử. Qua nhiều năm, người chủ chùa qua đời vào năm Kỷ Dậu (1909).
Nhưng trời còn chiều lòng người, nên bà nhạc mẫu của ông chủ chùa là Huỳnh Thị Ly và con gái là Nguyễn Thị Ó tiếp tục thờ cúng liên tục, khói hương không dứt.
Sau đó có một hòa thượng ở Quảng Nam cùng một đệ tử vào Nam ở lại chùa để phụng sự. Qua một thời gian có các hương chức Đặng Văn Phu, Phan Văn Phòng, Huỳnh Văn Hiền cùng phát nguyện sửa chữa chùa khang trang như ngày nay.
Tháng Trọng hạ, năm Giáp Dần thời Duy Tân”.
(Võ Văn Sổ chuyên viên Hán - Nôm Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia Phả - Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM)
![]() |
Như thế này thì . . .''làm sao em biết bia đá không đau ?'' |
Thì ra, tên Văn Thánh có nguồn gốc từ văn thánh miếu Gia Định - nơi thờ tự và tôn vinh những người cả đời hiến thân cho sự nghiệp giáo dục. Sau khi văn thánh miếu Gia Định bị tàn phá, ngôi chùa được lập nên.
Văn thánh miếu Gia Định được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Lúc bấy giờ, triều đình nhà Nguyễn luôn khuyến khích việc học đã cho xây dựng tại mỗi tỉnh một văn thánh miếu. 3 văn thánh miếu tiêu biểu nhất ở miền Nam là văn thánh miếu Trấn Biên (Biên Hòa), Gia Định và Vĩnh Long. Hiện chỉ có văn thánh miếu Gia Định bị tàn phá. Dấu tích duy nhất là tấm bia này trong khi 2 nơi khác được trùng tu gìn giữ đến nay.
Ở 2 văn thánh miếu Trấn Biên và Vĩnh Long hiện còn bài vị của nhà mô phạm lừng danh của đất Gia Định : cụ Võ Trường Toản. Cụ là thầy dạy học của Gia Định tam gia Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức với các công trình nghiên cứu như Nhất thống địa dư chí, Gia định thành thông chí.
Sài Gòn - Gia Định là vùng đất học đã sản sinh ra rất nhiều trí thức khoa bảng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Phục hồi văn thánh miếu Gia Định trên đất Sài Gòn thiết tưởng là một việc làm cần thiết để hậu thế nhìn vào lấy đó làm tấm gương soi chung để vươn tới tương lai sáng lạn .