"Đến hẹn lại lên, ngày 26/1, bác Nguyễn Kim Thuý tiếp tục trao tặng 20 suất học bổng cho các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, mỗi suất 200.000 đồng. Đồng thời chị Nguyễn Thị Thuý cũng đã tặng 26 phần quà gồm dụng cụ học tập, giày dép và 1 bộ quần áo! Tổng kinh phí 9.200.000 đồng..."
"Thật cảm phục trước tấm lòng sẻ chia, yêu thương vô bờ bến của cô Nguyễn Kim Thúy dành cho các cháu học sinh nghèo hiếu học huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang. Cô đã dành 35 suất học bổng, mỗi xuất 200.000 đồng/tháng/học sinh cho các cháu học sinh nghèo hiếu học thuộc các đơn vị trường: TH&THCS Tèn Phìn, TH&THCS Thàng Tín, TH&THCS Túng Sán, TH&THCS Bản Péo và 20 suất quà tết, mỗi suất 200.000 đồng cho trường Tiểu học Bản Phùng. Báo cáo cô con đã hoàn thành nhiệm vụ, thay mặt các trò con chúc cô có nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng (Tổng số tiền: 11.000.000 đồng)...
![]() |
Cô Nguyễn Kim Thúy |
"Thú thực, lúc đó cô không biết làm gì hơn..."
Cô Nguyễn Kim Thúy năm nay đã hơn 70 tuổi. Vốn là “gái phố cổ” – được sinh ra và lớn lên tại Phố Hàng Ngang, Hà Nội – nhưng sau khi tốt nghiệp sư phạm Văn, cô được phân công về dạy tại Trường THPT Thuận Thành số 1 (Bắc Ninh).
Đây là ngôi trường đầu tiên cô công tác, và cũng chỉ dạy ở vùng đất này khoảng 4 năm, nhưng mối lương duyên của cô với mảnh đất này kéo dài đến tận ngày nay.
Cô Thúy chia sẻ do hoàn cảnh mà cô không thể gắn bó lâu dài với nghề dạy học, song không vì thế mà cô không yêu nghề. Năm 2000, sau khi đã trải qua rất nhiều công việc ở nhiều nơi, một ngày, cô Thúy về thăm trường cũ. Và sự ra đời của quỹ học bổng mang tên cô giáo Nguyễn Kim Thúy cũng rất tình cờ từ lần về thăm này.
“Về trường, cô nghe nói chuyện và thấy hoàn cảnh một số cháu mồ côi, trời rét không đầy đủ quần áo, học lớp 11, 12 mà gầy nhom. Cô trông thương quá nên bột phát nghĩ ra việc trao học bổng cho học sinh ở trường, khuyến khích các cháu vượt khó học tập.
Thú thực, lúc đó cô cũng không biết làm gì hơn được” – cô Thúy nhớ lại.
“Lúc đầu, cô cũng chỉ có 2 triệu đồng cho 10 cháu mỗi tháng, nhưng các cháu rất phấn khởi. Sau này, cô mới có điều kiện cho nhiều hơn”.
Sau khi thấy hiệu quả của quỹ học bổng khuyến học của trường Thuận Thành, thầy Nguyễn Tiến Chấn – người hiệu trưởng đầu tiên của trường, khi đó đã nghỉ hưu - mới đứng ra lập Quỹ khuyến học của huyện Thuận Thành và phát động phong trào ở một số trường. Sau đó, ở Bắc Ninh, nhiều trường đã lập quỹ khuyến học cho học sinh.
![]() |
Các em học sinh Trường THPT Thuận Thành số 1 được nhận Học bổng Nguyễn Kim Thúy – Tháng 10 /2021 |
20 năm qua, đã có hàng nghìn người con Thuận Thành nhận học bổng từ Quỹ Nguyễn Kim Thúy. Có những nhà mà cả 2 anh em cùng được hỗ trợ từ quỹ học bổng này. Hay có những học trò cũ của cô Thúy lại có cháu nhận được học bổng mang tên cô.
Cô Thúy nói có những niềm vui nhỏ nhưng bất ngờ mà cô nhận được từ những gì mình đã trao đi.
“Cô sống ở Sài Gòn, có lần đi chợ mua đậu phụ, thấy bìa đậu ngon mới hỏi thăm người bán thì họ nói đậu làm theo kiểu ở quê của họ. Cô hỏi thăm họ quê ở đâu thì nói ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Cô lại hỏi đùa rằng có biết cô giáo Thúy không thì họ nói ngay là biết chứ, cô giáo có quỹ học bổng chứ gì. Quả thật, khi nghe nói vậy cô rất xúc động”.
Nhưng niềm vui của cô không chỉ là việc “ai cũng biết tên cô Thúy”.
Có lần con trai cô - là Phó TGĐ của một tập đoàn về nông nghiệp – cần tuyển người sang Cu ba làm việc. Anh hào hứng về kể với cô rằng có bạn đến phỏng vấn xin việc lại chính là người ở Thuận Thành, từng nhận học bổng của cô.
“Rồi mới đây, có một bạn gọi điện nói chuyện với cô tới 5h đồng hồ. Bạn đó nói khi đi học từng nhận học bổng của cô, và việc này đã tác động mạnh mẽ tới bạn. Bạn đã rất xúc động và tự đặt mục tiêu phấn đấu để làm như vậy. Đến nay, khi đã thành đạt và mới tạo lập một quỹ học bổng hỗ trợ 10 học sinh đàn em, bạn đó mới “dám” gọi điện cho cô để chia sẻ.
Cô cảm thấy rất vui, thấy mình may mắn khi những suất học bổng của mình đem lại tác động tích cực cho các bạn học sinh”.
Có một cậu học trò được cô hỗ trợ trong thời gian dài mà thậm chí cô không biết mặt. “Có lần, cô bày tỏ mong muốn với các thầy ở Thuận Thành là muốn hỗ trợ một em có hoàn cảnh khó khăn học giỏi nhưng học y để trở thành bác sĩ” – cô Thúy kể về một trường hợp mà cô “gắn bó”. Vậy là trong suốt thời gian nam sinh này học y, mỗi tháng cô đều đặn gửi 600.000 đồng. Rồi khi cậu học bác sĩ nội trú, cô lại hỗ trợ tiếp 2 năm cho đến khi cậu học trò năm nào ra làm nghề.
![]() |
Trao học bổng của cô Thúy cho học sinh ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp |
May mắn vì giúp được người khác
Cô Thúy chia sẻ rằng khi mới bắt đầu, cô cũng không nghĩ đến việc có thể duy trì quỹ đến hơn hai mươi năm qua.
“Thực sự là cô không nghĩ làm được đến như thế này. Càng làm cô càng thấy thương, nên cứ tiếp nối”.
Thầy Nguyễn Tiến Chấn cũng từng nói: “Có những người giúp cho quỹ có thể đưa ra một lúc 20, 50 triệu đồng rồi thôi, ai muốn làm gì nữa thì làm. Nhưng cô Thúy cứ đều đặn hàng tháng đi gửi tiền cho các cháu, đấy mới là việc khó”.
Không chỉ khuyến học ở Thuận Thành, cô Thúy còn hỗ trợ học sinh ở Hà Giang, Đồng Tháp... Không chỉ hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi, cô còn hỗ trợ cả học sinh nghèo dù không giỏi nhưng vẫn nỗ lực đến trường…
Cô Thúy tự nhận mình là người “đầu óc không lúc nào thảnh thơi, cứ loay hoay nghĩ việc giúp chỗ nọ hay làm được gì cho chỗ kia, nhưng như một lẽ tự nhiên, việc thiện của cô gắn bó nhiều với trường lớp, học trò.
Cô cũng từng đóng góp xây cầu ở Trà Ôn (Vĩnh Long), mua quần áo cũ để lựa đóng thùng gửi chở lên miền núi, lập nhóm may quần áo ấm - cũng duy trì hàng chục năm nay - gửi áo ấm cho các bé ở miền núi phía Bắc, hỗ trợ một số điểm trường ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) xây nhà vệ sinh, xây bếp, lợp mái nhà, mua mũ, mua ủng cho học sinh...
“Có những điểm trường cô lên thấy cơm của các cháu có đậu hũ với một ít thịt, mà cô nghĩ mùa đông các cháu cần thêm dinh dưỡng nên cô ủng hộ bằng cách hàng tháng hỗ trợ khoảng một triệu đồng, bày cho các các cô giáo công thức làm món thịt chưng nước mắm với đường để thêm vào đồ ăn cho các cháu. Mùa rét có nước mắm mặn rất tốt cho sức khỏe” – cô Thúy kể.
![]() |
Học sinh ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) nhận học bổng của cô Thúy |
“Trời cho cô khá, cũng có tính thảo, hay quan tâm những chuyện đâu đâu, rất dễ chạnh lòng… Nhưng cô không nghĩ đến chuyện “xởi lởi trời cho” khi làm những việc này, mà chỉ thấy rất thương, muốn giúp đỡ. Khi giúp được, cô cảm thấy hạnh phúc, nhẹ người và vui, lại cứ nghĩ mình may mắn quá giúp được người khác”.
Phương Chi
Trong 8 năm, thầy Vỹ và bạn bè đã vận động xin tài trợ để xây mới 40 điểm trường, 30 điểm trường được sửa chữa và hỗ trợ trang thiết bị phòng học như điện năng lượng mặt trời, bàn ghế, bảng, sách vở…
" alt=""/>Cựu giáo viên Văn và quỹ khuyến học hơn 20 nămThông tin về Gia Ngọc và Nguyễn Anh bắt đầu được cộng đồng mạng tìm kiếm những ngày gần đây sau khi một tài khoản đăng tải hình ảnh chụp hai chị em trong sách giáo khoa Sinh học lớp 9. Cặp song sinh khi đó trở thành ví dụ minh họa cho bài Di truyền học ở người, phần Sinh đôi cùng trứng.
![]() |
Hình ảnh Nguyễn Anh và Gia Ngọc hồi nhỏ trong sách Sinh học 9 |
Sau khi hình ảnh đăng tải đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng bởi nhân vật mà thế hệ 9x giai đoạn cải cách sách mới ai cũng được học. Nhiều người thắc mắc không biết bây giờ họ trông như thế nào, còn giống nhau như hồi nhỏ hay không.
Qua tìm hiểu, PV Dân trí đã có cuộc trò chuyện với một trong hai nhân vật chính của bức ảnh là bạn Gia Ngọc (bạn nam và là em trong cặp đồng sinh - PV). Ngọc xác nhận đó là hình ảnh hồi nhỏ của hai chị em, được đưa vào sách giáo khoa Sinh học 9.
![]() |
Ngày bé, hai chị em giống nhau như hai giọt nước |
“Đây là ảnh của chị em mình, do công việc của bố mình liên quan đến giáo dục nên hồi đó, bố tình cờ được gặp bác đang viết sách Sinh học để cải cách và bác đang tìm ảnh sinh đôi mà không tìm được ai nên ảnh của tụi mình mới vô tình xuất hiện trên sách như vậy”, Gia Ngọc kể.
9x cho biết thực sự ngạc nhiên từ hồi được học vì nghĩ rằng phải học đến lớp 10 thì sách mới ra hoặc đến lúc học sách cũng cải cách khác nhưng may mắn hai chị em Nguyễn Anh, Gia Ngọc vẫn được học cuốn sách có ảnh của chính mình.
![]() |
4 mẹ con Nguyễn Anh, Gia Ngọc và người chị cả sinh năm 1991 |
“Bọn mình sinh năm 1995, ngày bé còn giống nhau không thể nhận ra, thi thoảng mặc áo khác màu, đi đâu bố mẹ sẽ phải giới thiệu trước cho dễ nhận biết nhưng giờ lớn thấy khác rồi và chị mình cũng có răng khểnh. Lúc bé đi học chỉ các bạn trong lớp mới biết chuyện được lên sách, cũng không ngờ bây giờ lại được mọi người quan tâm”, 9x Hà Nội chia sẻ.
Được biết, hiện tại Nguyễn Anh và Gia Ngọc đã bước sang tuổi 23, Gia Ngọc học về Văn hóa còn Nguyễn Anh học về Luật. Cả hai đều đã có công việc ổn định.
![]() ![]() |
Hình ảnh của hai anh em sinh đôi |
Nói về tính cách Ngọc cho biết vì là sinh đôi nên tính rất giống nhau, nếu một người ốm thì người kia cũng ốm nếu không ở với nhau.
“Cả hai đứa mình đều có tính độc lập, hay nói hay cười, tiếp xúc lúc đầu thì im ỉm nhưng chơi vào thì “hết hồn”. Bọn mình đều thích chơi cảm giác mạnh và du lịch. Có điều rất hay là nếu muốn hẹn hò nhau ở đâu đó, bọn mình chỉ cần nhìn mắt nhau thôi sẽ đoán được người kia muốn nói gì với mình”, Ngọc nói.
Ngoài ra, cặp sinh đôi Hà Nội còn rất yêu động vật đặc biệt là chó. Trong cuộc sống, Gia Ngọc có quan điểm sống là: “Yolo! You only live once”.
Và đây là họ hiện tại.
![]() ![]() |
Và đây là họ hiện tại |
Theo Kim Bảo Ngân/ Báo Dân trí
" alt=""/>Hai anh em sinh đôi trong sách Sinh học 9 bây giờ ra sao?Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Minh Luân, xác nhận sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ dịch Covid-19, học sinh Cà Mau sẽ trở lại trường học vào ngày 2/3.
Theo đó, Sở GD-ĐT tỉnh yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, của ngành giáo dục và khuyến cáo của ngành y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Khử trùng trường học trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 |
Các đơn vị tăng cường phối hợp với ngành y tế rà soát, đảm bảo 100% đơn vị, trường học được tiêu độc, khử trùng trước khi học sinh trở lại học. Sẵn sàng các phương án đón học sinh đi học trở lại, đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe và tâm lý; Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm vệ sinh toàn học như sân trường, phòng học, nhà vệ sinh, thiết bị và đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em, bếp ăn. Trang bị thêm bồn rửa tay, nước khử khuẩn, khăn lau…
Bên cạnh đó phải hướng dẫn học sinh vệ sinh trước khi vào lớp và thường xuyên tự vệ sinh sau giờ học. Bằng nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị hoặc xã hội hóa để trang bị khẩu trang y tế miễn phí cho học sinh thuộc diện gia đình khó khăn, hộ nghèo.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh theo dõi tình hình sức khoẻ của giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất là những trường hợp đi nước ngoài, tiếp xúc với người nước ngoài và người đi và về từ vùng dịch. Kịp thời báo cáo danh sách về Sở GD-ĐT và chính quyền địa phương để theo dõi và có biện pháp xử lý.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học chủ động rà soát, sắp xếp lại chương trình, kế hoạch dạy học theo kế hoạch điều chỉnh của Bộ GD-ĐT và của UBND tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Về phần này Sở sẽ có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, đối với những trường có tổ chức bán trú hoặc dạy 2 buổi/ngày vẫn duy trì bình thường như trước đây. Tùy vào điều kiện cụ thể, hiệu trưởng sắp xếp, điều chỉnh hoạt động giáo dục cho phù hợp với thời gian kết thúc năm học.
Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau yêu cầu các trường, sau khi học sinh trở lại học, phải báo cáo về tình hình trường lớp; tổng số giáo viên, nhân viên và học sinh đã tập trung trở lại và tổng số giáo viên, nhân viên và học sinh chưa tập trung trở lại…
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản hỏa tốc giao Sở GD- ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban ngành liên quan tổ chức cho học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2/3.
Như vậy, tới thời điểm này Cà Mau là địa phương thứ 2 quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 2/3.
Lê Huyền
- Đến thời điểm này, đã có địa phương đầu tiên ra văn bản quyết định cho học sinh sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3 sau thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
" alt=""/>Địa phương thứ 2 cho học sinh đi học lại ngày 2/3 sau thời gian nghỉ dịch Covid