Tại buổi giao lưu, các bệnh nhi và người nhà được hưởng thức những tiết mục do các ca sĩ đạt giải cao tại cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023 thể hiện.
Quán quân Tiếng hát Hà Nội 2023Trần Thị Vân Anh, Giải Ba - Bùi Phương Khánh Thy và Thí sinh thể hiện ca khúc Hà Nội hay nhất - Trịnh Thị Quỳnh Anh đã đem lời ca, tiếng hát của mình xoa dịu nỗi đau về bệnh tật mà các em nhỏ và gia đình phải đối mặt.
Đặc biệt, họ còn trích một phần tiền giải thưởng tại cuộc thi để chia sẻ, động viên những bệnh nhi. Tổng số tiền ủng hộ của các thí sinh Tiếng hát Hà Nội 2023là 42 triệu đồng. Quán quân Tiếng hát Hà Nội 2023Trần Thị Vân Anh gửi tặng 30 triệu đồng cho các em nhỏ.
Trần Thị Vân Anh chia sẻ: “Khi hát những ca khúc trong chương trình, tôi rất xúc động. Tôi mong các em sẽ mau chóng khỏi bệnh, nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống”.
Cũng tại chương trình Tiếng hát cho em, Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và các thí sinh đạt giải trong cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023đã trao 25 suất quà (mỗi suất gồm 2 triệu đồng tiền mặt và quà) dành tặng 25 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Viện Nhi Trung ương.
Ngoài những phần quà trên, Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội cũng quyên góp 20 triệu đồng tiền mặt và tặng 105 suất quà cho các em nhỏ đến khám bệnh và xem chương trình.
Trong khi đó, bà Lan (NSND Thu Hà) bàn với Hà (Hồng Diễm) việc đàm phán mua lại công ty Lan Hà từ tay Nghĩa bởi bà biết chắc gã con rể khốn nạn chỉ cần tiền để ra nước ngoài định cư.
Hà hỏi liệu mẹ con cô có quản lý được công ty hay không?, bà Lan trả lời quyết đoán: "Thử mới biết được chứ! Ngày xưa bố chị cũng chỉ là anh dược sĩ quèn. Sau này phấn đấu trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, rồi chèo chống cũng nên cơm cháo còn gì. Không điều hành được thì phải thuê người. Quan trọng là cho bố chị một niềm tin và hy vọng, không để ông ấy suy sụp lúc này được. Sau này ra tù ông ấy còn có việc để làm, để phấn đấu. Chứ cứ để ông ấy nghĩ ông ấy trắng tay, có khi lại uất ức sinh bệnh cũng nên".
Nghe bà Lan nói, Hà rất cảm động. Cô nắm tay mẹ tâm sự: "May mà con có mẹ! Con chỉ muốn nói là mẹ tuyệt vời lắm ạ". Nhưng ngay lập tức mẹ Hà nắn chỉnh con gái: "Bớt nói những lời vô nghĩa và uỷ mị đi".
Ở diễn biến khác, Bà Xinh (NSND Mỹ Uyên) bị mệt và phải ngồi nghỉ ở quán bên đường. Phát hiện điều bất ổn nên bà hàng xóm hỏi han xem nhà Nghĩa có chuyện gì và hai vợ chồng có làm gì để bà Xinh phật ý.
Mối quan hệ giữa Nghĩa và An Nhiên sẽ ra sao? Bà Lan có mua lại được công ty từ Nghĩa? Diễn biến chi tiết Trạm cứu hộ trái timtập 24 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
Sau mỗi chuyến đi, ông lại mang về hàng tá món đồ cũ. Có những thứ đã nhuốm màu thời gian và phủ đầy bùn, đất.
Giờ đây, trong ngôi nhà đơn sơ, hơn 1.000 kỉ vật được ông bày biện, phân loại gọn gàng.
Vừa là chủ nhân vừa là người thuyết minh nên hễ có ai thắc mắc về hiện vật nào đấy, ông Duyệt lại say sưa kể về lai lịch và công năng, đặc điểm của món đồ. Gia tài của người đàn ông này phong phú đến nỗi, có những món đồ đến nay ông cũng chưa biết rõ tên gọi của nó.
Trong căn nhà chỉ rộng vài chục mét vuông, kỉ vật chiến tranh của ông Duyệt được treo, trưng bày kín 4 bức tường, nằm đầy trên các kệ, tủ và khắp các lối đi. Thậm chí, ông Duyệt còn dùng các món đồ để trang trí cổng vào nhà, sử dụng chén bát, ly, bình, bàn ghế,... để phục vụ việc sinh hoạt hàng ngày.
Để làm phong phú gian nhà nhỏ, ông Duyệt không chỉ tìm mua những kỉ vật của bộ đội Việt Nam mà sưu tầm cả những vật dụng của lính Mỹ. Bởi vậy, trong nếp nhà hẹp là đa dạng các vật dụng với đầy đủ kích thước, chất liệu đến từ nhiều thời kỳ khác nhau.
Trong nhà có những vật dụng cầm tay như: bi đông, mũ, áo, đèn pin, chén bát, ly uống nước cho đến những vật dụng có kích thước to như: giường ngủ, bàn ghế, vỏ bom, đạn với nhiều chủng loại.
Theo bước chân của ông Duyệt, chúng tôi được chạm đến và chiêm ngưỡng những kỉ vật vô cùng độc đáo. Ông cũng bộc bạch về những khó khăn và sự thú vị trên hành trình đi tìm kỉ vật thời chiến của mình.
Ông Duyệt chỉ tay vào những vỏ bom MK 82 còn nguyên đuôi định hướng và chia sẻ, vỏ bom này được ông mua từ tỉnh phía Bắc đưa về. Riêng phần thân vỏ bom có trọng lượng 120kg và phần đuôi định hướng có 4 cánh kim loại nặng gần 30kg, nhìn rất lạ và đẹp. Khi ông đưa vỏ bom ra trưng bày, rất nhiều người ngỏ ý muốn mua lại nhưng ông không bán.
Ông Duyệt chưa quên kỉ niệm cách đây khoảng 1 tháng, ông mày mò lên xã Linh Trường (huyện Gio Linh, Quảng Trị) để tìm mua vỏ bom thì người dân địa phương chỉ cho ông một vỏ bom nặng đến 500kg. Nhưng chuyện éo le là vỏ bom đó nằm dưới suối sâu.
Ông phải mất 1 tuần với nhiều phương tiện chuyên dụng như xe cẩu, xe múc mới đưa vỏ bom lên bờ được. Đây là vỏ bom khủng nhất trong gian nhà ông.
Ông Duyệt tâm sự: “Có thể đối với người khác, những món đồ này chỉ là đống sắt vụn nhưng đối với tôi nó là báu vật. Bởi vậy, tôi trân trọng và ngắm nghía các món đồ mọi lúc. Dù có hơn 1.000 món đồ nhưng tôi nhớ rõ công dụng và thuộc rõ vị trí đặt từng món đồ trong ngôi nhà”.
Quan điểm của người đàn ông say mê sưu tầm kỉ vật này là mỗi món đồ đều mang dấu tích của lịch sử, của thời chiến tranh tàn khốc đã qua nên nó là vô giá.
Ông vui mừng khi tại gian nhà trưng bày kỉ vật chiến tranh này, ông gặp được những vị cựu chiến binh, những khách du lịch có chung niềm đam mê sưu tầm kỉ vật và hiểu rõ về chiến tranh cũng như ý nghĩa của các món đồ hiện hữu.
Từ kho tàng kỉ vật chiến tranh của mình, ông gửi gắm mong muốn thế hệ trẻ biết trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống hôm nay hơn.
" alt=""/>Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị