Còn đến 22% số trường công lập chưa có công trình vệ sinh đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quy định. Số lớp/trường, số học sinh/lớp ở một số phường, quận còn cao dẫn đến diện tích đất/học sinh thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn diện tích tối thiểu theo quy định.
Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở khu vực ngoại thành nhiều nơi còn thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi; giáo dục phổ thông còn thiếu phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm, nhà thể chất,…
![]() |
Nhiều dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chậm xây dựng so với tiến độ xây nhà ở. |
Cùng đó, Hà Nội có chủ trương sau khi di dời các cơ sở sản xuất và trụ sở các bộ, ngành ra khỏi khu vực nội đô sẽ ưu tiên bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên sau khi di dời, tại các địa điểm này lại xây dựng các khu đô thị, công trình thương mại, nhà ở dẫn tới khó khăn về quỹ đất để xây dựng trường học theo quy hoạch được duyệt.
Bên cạnh đó, có nhiều dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chậm so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án.
Một số dự án đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, đặc biệt là khu vực các quận trung tâm đã được chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư thứ cấp. Song các nhà đầu tư thứ cấp này chậm triển khai nhưng các chủ dự án không đôn đốc kịp thời.
Ví dụ như Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây dựng trường học, nhưng đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học hoàn thành và đưa vào sử dụng. Còn 5 ô đất thì Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Xây dựng đã chuyển nhượng hạ tầng 2 ô cho nhà đầu tư thứ cấp nhưng chưa xây dựng công trình; 2 ô đất đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch và 1 ô còn lại đang vướng mắc, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Hay Khu đô thị mới Việt Hưng, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị đã chuyển giao 5 lô đất trường học cho các nhà đầu tư cấp 2 nhưng đến nay chỉ có 1 công trình trường học hoàn thành xây dựng.
Từ năm 2016 đến nay, toàn thành phố đã xây mới được 194 trường và cải tạo 436 trường (cải tạo, sửa chữa và xây mới 11.211 phòng học).
Hiện, trên địa bàn thành phố có 2.711 trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT với 65.818 phòng học; 57.837 nhóm lớp; 1.955.038 học sinh. Trong đó công lập có 2.183 trường với 43.214 nhóm lớp; 1.694.461 học sinh và bình quân 39 học sinh/lớp.
Có 1.704/2.183 trường công lập (đạt 78%) có công trình vệ sinh đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quy định.
Thanh Hùng
- Tại Hà Nội, nhiều trường có tỉ lệ học sinh trái tuyến ở mức rất cao, ví dụ trường TH Kim Liên có tỷ lệ trái tuyến lên tới 52-53%, trường THCS Giảng Võ khoảng 30-35%,…
" alt=""/>Hà Nội nhiều khu đô thị đã làm quy hoạch nhưng trường học chậm được xây dựngNgày đầu nhận lớp, thấy nhiều học sinh mặc quần áo cũ rách, dụng cụ học tập hầu như không có; cơ sở vật chất thiếu thốn, bàn ghế, cánh cửa hư hỏng, không có điện, nước sinh hoạt; trời mưa, lớp học bị thiếu ánh sáng, các em không thấy chữ để đọc; ngày nắng, lớp học không có quạt, không khí oi bức, ngột ngạt, lòng cô giáo trẻ nghẹn lại.
Cuộc sống khó khăn, thỉnh thoảng học sinh nghỉ học đi làm thuê với đồng tiền công ít ỏi, thậm chí đổi bằng quà bánh, hoặc ở nhà để phụ giúp gia đình khi vào mùa vụ. Trước tình trạng đó, cô Linh cùng giáo viên trong trường kết nối các mạnh thường quân xin lương thực, quần áo, sách vở và đồ dùng học tập hỗ trợ các em.
Nghỉ học là một nhẽ, những em đi học cũng được chăng hay chớ, có hôm cả nhóm xuống ao tắm quên giờ vào lớp. Nhiều hôm cô đang viết bài trên bảng, nhìn xuống thấy nhiều chỗ ngồi trống vì các em tự đi ra ngoài. Ngay cả khi có thầy cô giáo dự giờ, học sinh cũng tự ra ngoài không xin phép. Thương trò, cô Linh bàn với chồng đến mua nhà ở tại địa phương để có điều kiện uốn nắn các em.
Học tiếng Bahnar từ học trò
Những ngày đầu về trường, khó khăn lớn nhất với cô giáo Linh là sự bất đồng về ngôn ngữ. Các em lớp 1 chưa nắm được tiếng Việt nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, thỉnh thoảng cứ mỉm cười rồi nói với nhau bằng tiếng dân tộc. "Nhớ có lần thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ các em bị ngã nên tôi khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ từ 'té' trong tiếng Bahnar là chỉ vấn đề tế nhị (chuyện quan hệ nam nữ) khiến học sinh cười ồ lên..." - cô Linh nhớ lại.
Sau lần đó, cô giáo nghĩ cần làm gì đó để xóa khoảng cách giữa giáo viên và học sinh nên quyết tâm học tiếng Bahnar. Cứ khi rảnh rỗi, Linh lại nhờ những học sinh lớn, rành tiếng Việt hướng dẫn, chỗ nào không biết thì nhờ các em dịch ra tiếng Bahnar rồi ghi vào giấy về học. Sau này nghe học sinh nói nhiều, cô giáo cũng quen dần.
Đối với học sinh chưa biết tiếng Việt, cô giáo dùng tiếng Bahnar để hướng dẫn. Việc linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ đã giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết nói đùa với giáo viên, khiến không khí lớp học trở nên vui vẻ, thân thiện. Nhờ lòng yêu nghề, mến trẻ, cô Linh đã khơi dậy cho các em hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, học sinh đọc tốt, đọc khá đạt tỉ lệ cao.
Gần 8 năm gắn bó với học trò vùng sâu, vào ngày lễ được các em tặng những bức tranh tự vẽ, bông hoa dại hái ven đường hay các vật phẩm nhà làm như gạo, bắp, chuối, măng, rau, cô giáo Linh vô cùng xúc động, bởi cảm nhận được học trò đã biết quan tâm, yêu quý, chia sẻ niềm vui và xem cô giáo như người thân.
Với những cống hiến không ngừng nghỉ, nhiều năm liền, cô giáo Linh đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Tháng 4/2024, cô được tặng bằng khen của Tỉnh đoàn Gia Lai về gương người tốt, việc tốt. Dịp 20/11 năm nay, cô Lê Thị Ngọc Linh được xét chọn là 1 trong 60 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD-ĐT, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức tại Hà Nội" alt=""/>Cô giáo cắm bản nói về kỷ niệm tế nhị khiến học sinh cười ồ lênChiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines mất tích vào năm 2014 với 239 người khi đang trong hành trình từ Kuala Lumpur, Malaysia tới Bắc Kinh, Trung Quốc.
Theo tờ The Sun, kỹ sư Godfrey, 71 tuổi, đã sử dụng công nghệ theo dấu mới nhằm giải quyết một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất trong lịch sử. Ông tin rằng chiếc Boeing 777 đang nằm ở đáy biển cách Perth, Australia khoảng 1.900km. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi rằng tại sao chuyến bay lại chệch hướng xa như vậy?
Ông Godfrey, sống ở Đức, cho rằng cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah có động cơ chính trị. Manh mối chủ chốt về máy bay mất tích là khoảng thời gian 22 phút khi MH370 tiến vào khu vực ngoài khơi đảo Sumatra.
Kỹ sư này nói: “Tôi cho rằng cơ trưởng đã cướp và chuyển hướng máy bay”. Ông lý giải, cơ trưởng Zaharie là người quen của lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim. Một ngày trước khi MH370 cất cánh, ông Ibrahim bị kết án 5 năm tù. Ông Godfrey nói, đó là lý do khiến cơ trưởng MH370 quyết định hành động và bắt hành khách làm con tin.
Kỹ sư người Anh gợi ý, 22 phút bí ẩn mà máy bay bay vòng trên trời có thể là lúc cơ trưởng Zaharie thương thuyết để ông Ibarahim được trả tự do. “Có lẽ việc đàm phán không thành công và phi công đã lái máy bay tới khu vực xa xôi nhất của phía nam Ấn Độ Dương”.
Nhà chức trách quân sự Malaysia từ chối công bố dữ liệu quân sự, khiến những giả thuyết như trên ngày càng mạnh mẽ hơn. Cơ trưởng Zaharie từng lên kế hoạch trước cho một lộ trình kỳ lạ trên thiết bị mô phỏng chuyến bay tại nhà, tiếp sức cho giả thuyết về sự biến mất được tính toán trước.
Ông Godfrey cho biết đã sử dụng tín hiệu vô tuyến để tìm ra MH370 dưới đáy biển. Theo đó, chiếc Boeing đang nằm ở chân Broken Ridge - cao nguyên dưới nước có núi lửa và khe núi tại phía đông nam Ấn Độ Dương. Kết hợp các công nghệ mới với dữ liệu liên lạc vệ tinh từ máy bay, kỹ sư người Anh khẳng định, MH370 rơi lúc 8h19.
>> Đọc tin thời sự thế giới trên VietNamNet
Lê Nguyễn
Một kỹ sư hàng không người Anh tuyên bố xác định vị trí chính xác của máy bay mất tích MH370, giải mã một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại.
" alt=""/>Kỹ sư Anh vén màn bí ẩn về chuyến bay MH370