Chủ đầu tư cố tình vi phạm, coi thường pháp luậtThanh tra thành phố Hà Nội vừa có thông báo chính thức kết luận về việc thanh tra trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà.
Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư xây dựng Công viên nước Thanh Hà là Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 đã xây dựng công viên nước không có giấy phép xây dựng, vi phạm luật Xây dựng năm 2014.
 |
Công viên nước Thanh Hà xây dựng trên diện tích đất không quy hoạch công viên nước (quy hoạch phê duyệt là đất công cộng, cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở), xây dựng không phép... |
Đáng nói, Công viên nước Thanh Hà được xây dựng trên đất không quy hoạch công viên nước (quy hoạch phê duyệt là đất công cộng thành phố và đất cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở), sử dụng đất không đúng mục đích vi phạm luật Xây dựng 2014, luật Đất đai 2013.
Đặc biệt, theo kết luận thanh tra, sau khi cơ quan nhà nước lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng và yêu cầu dừng mọi hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm, chủ đầu tư vẫn thi công, hoàn thiện Công viên nước Thanh Hà.
Tiếp đó, khi UBND quận Hà Đông ra quyết định áp dụng khắc phục hậu quả, sau 20 ngày, chủ đầu tư chỉ tháo dỡ mái che của 4 hạng mục, các hạng mục còn lại không tháo dỡ là vi phạm điều 30 luật Xử lý vi phạm hành chính;
Đến khi UBND quận Hà Đông ra quyết định cưỡng chế yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng không phép trong vòng 15 ngày, nhưng sau thời hạn 15 ngày, chủ đầu tư không chấp hành tháo dỡ là vi phạm khoản 2 điều 88 luật Xử lý vi phạm hành chính.
“Trách nhiệm trong việc để xảy ra vi phạm nêu trên thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 - người đại diện theo pháp luật, ông Lê Thanh Song, Phó chủ tịch HĐQT (người trực tiếp ký các họp đồng thi công), và các cán bộ có liên quan khác” – kết luận thanh tra nêu rõ.
Buông lỏng quản lý, làm chiếu lệ, cố ý không thực hiện chức trách
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ trách nhiệm của các cán bộ quản lý nhà nước ở quận Hà Đông.
Cụ thể, Đội Thanh tra xây dựng quận đã buông lỏng quản lý, chậm phát hiện và xử lý hành vi vi phạm của chủ đầu tư; không phát hiện công trình xây dựng không phù hợp quy hoạch, không đúng vị trí; không đề xuất UBND quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả.
Kết luận cũng chỉ ra rằng, thực tế chủ đầu tư không dừng thi công nhưng Đội Thanh tra xây dựng không lập biên bản vi phạm hành chính; không báo cáo kịp thời để UBND quận chỉ đạo UBND phường tổ chức lực lượng ngăn chặn, đình chỉ thi công, dẫn đến vi phạm của chủ đầu tư không bị xử phạt, công trình vẫn được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.
 |
Trong quá trình đầu tư xây dựng và xử lý việc đầu tư xây dựng công viên này đã xảy ra nhiều vi phạm, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương |
Ngoài ra, Đội Thanh tra xây dựng không báo cáo Sở Xây dựng về vi phạm của chủ đầu tư xây dựng Công viên nước Thanh Hà không có Giấy phép xây dựng, là không thực hiện đúng quy định của UBND thành phố Hà Nội.
Thanh tra Hà Nội cho rằng, có dấu hiệu Đội Thanh tra xây dựng làm chiếu lệ, để công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, sau này phải cưỡng chế phá dỡ; gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước.
Để xảy ra tồn tại, sai phạm nêu trên, trách nhiệm của bà Vương Thị Thanh Huyền; ông Nguyễn Xuân Hoài - từng là Tổ trưởng Tổ công tác phường Phú Lương; bà Vũ Thị Hợp, thành viên Tổ công tác phường Phú Lương; bà Nguyễn Thị Yến, thành viên Tổ công tác phường Phú Lương; ông Ninh Đức Tước, Đội phó Đội Thanh tra xây dựng trực tiếp phụ trách phường Phú Lương; ông Đoàn Mạnh Hải, Tổ trưởng tổ Văn phòng, là cán bộ thụ lý hồ sơ; ông Đặng Đình Dũng, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng…
Thanh tra Hà Nội cũng chỉ ra trách nhiệm của UBND phường Phú Lương đã không chủ động kiểm tra hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, không chỉ đạo Tổ công tác của Đội Thanh tra xây dựng lập biên bản vi phạm hành chính sau khi phát hiện hành vi vi phạm của chủ đầu tư xây dựng Công viên nước không phép. Không tiếp nhận hồ sơ vi phạm hành chính do Tổ công tác của Đội Thanh tra xây dựng lập và chuyển đến.
Đáng chú ý, dù đầu tháng 1/2019, Đội Thanh tra xây dựng và UBND phường Phú Lương đã lập biên bản vi phạm về việc xây dựng Công viên nước Thanh Hà không phép, nhưng UBND phường vẫn báo cáo UBND quận chưa đủ cơ sở ký hồ sơ công trình không phép. UBND phường không đình chỉ xây dựng đối với công trình không phép theo chỉ đạo của UBND quận.
Điều này dẫn đến vi phạm không bị xử lý, ngăn chặn dẫn đến hoàn thành, đưa vào sử dụng… UBND phường Phú Lương cũng không phát hiện, lập biên bản đối với việc sử dụng đất sai mục đích.
Kết luận nêu rõ, UBND phường đã cố ý không thực hiện chức trách nhiệm vụ, để công trình vi phạm được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau này phải cưỡng chế phá dỡ; gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước.
"Để xảy ra tồn tại, sai phạm nêu trên, trách nhiệm của ông Nguyễn Xuân Quý, Phó Chủ tịch UBND phường (từ tháng 7/2017 - 27/7/2019) và trách nhiệm người đứng đầu trong thời gian từ tháng (1/2019 - 4/2019) khi được Chủ tịch UBND phường ủy nhiệm điều hành hoạt động của phường" - kết luận nêu.
Thanh tra Hà Nội cũng chỉ ra trách nhiệm của Tổ Kiểm tra xây dựng phường Phú Lương: ông Nguyễn Đình Hiếu, ông Bùi Công Tuấn, ông Trần Văn Thành đã thiếu trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm xây dựng Công viên nước không có giấy phép của chủ đầu tư; ông Nguyễn Năm Quang, Chủ tịch UBND phường, với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị (ngoài thời gian ông Quang đi học).
Bên cạnh đó, Thanh tra Hà Nội cũng nêu trách nhiệm của Phòng Quản lý đô thị trong công tác tham mưu quản lý quy hoạch, là cơ quan chuyên môn nhưng không phát hiện, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND quận xử lý việc xây dựng công viên nước không đúng quy hoạch.
Trách nhiệm là của ông Lê Tiến Hiệp, chuyên viên phòng này, được giao theo dõi địa bàn phường Phú Lương; ông Đào Quang Vinh Hiển, Phó trưởng phòng.
Quận thiếu trách nhiệm
Đối với UBND quận Hà Đông, Thanh tra Hà Nội nêu trách nhiệm trong công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng là dù đã có chỉ đạo thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm, nhưng UBND phường Phú Lương không nghiêm túc thực hiện nhưng cũng không sát sao đôn đốc, cương quyết khiến sai phạm kéo dài.
Cũng theo Thanh tra Hà Nội, UBND quận đã thiếu trách nhiệm trong quản lý về quy hoạch, xây dựng, đất đai dẫn đến không phát hiện và kịp thời xử lý hành vi của Cienco 5 Land.
Ngoài ra, UBND quận Hà Đông không báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng về việc chủ đầu tư Công viên nước Thanh Hà xây dựng không phép, sai quy hoạch. Không xem xét, xử lý trách nhiệm của Đội Thanh tra xây dựng, UBND phường Phú Lương, cá nhân liên quan để xảy ra vi phạm…
Trách nhiệm để xảy ra tồn tại, sai phạm là của ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông; ông Đào Quang Vinh Hiển, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị. Chủ tịch UBND quận là người đứng đầu đơn vị và chưa xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ có liên quan đến việc xây dựng trái phép công viên nước.
Kiến nghị xử lý lãnh đạo quận Hà Đông, kiểm tra các ô đất công cộng Về việc Công viên nước Thanh Hà xây dựng không phép, sai quy hoạch, Thanh tra thành phố Hà Nội kiến nghị UBND thành phố giao Sở Nội vụ căn cứ quy định pháp luật, kết luận thanh tra xem xét, đề xuất UBND thành phố xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông và ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận. Thanh tra TP kiến nghị UBND TP chỉ đạo quận Hà Đông tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tồn tại, sai phạm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và tổ chức cưỡng chế công viên nước Thanh Hà. Đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với tồn tại trong việc thực hiện cưỡng chế công viên nước Thanh Hà. Cùng với đó, Thanh tra Hà Nội cũng kiến nghị giao Sở Tài nguyên – Môi trường kiểm tra các ô đất công cộng, cây xanh thuộc Khu đô thị Thanh Hà sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, báo cáo đề xuất UBND TP phương án xử lý theo quy định. |
Thuận Phong

Hà Nội lệnh kiểm tra toàn bộ việc giao đất, xây dựng công viên nước Thanh Hà
- UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra toàn bộ các thủ tục giao đất đối với dự án, thực trạng quản lý đất đai và xây dựng của dự án.
" alt=""/>Công viên nước Thanh Hà dính loạt sai phạm kiến nghị xử lý lãnh đạo quận
Ngày 4/9 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Bitexco do ông Vũ Quang Hội – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc làm người đại diện pháp luật.Quyết định do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn ký nêu rõ: Công ty CP Bitexco đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định. Quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 11, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 |
Có khoảng 500 căn nhà thấp tầng được Công ty CP Bitexco xây dựng khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường |
Theo đó, hình thức xử phạt chính là phạt tiền 350 triệu đồng. Quyết định cũng yêu cầu Công ty CP Bitexco buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời gian 9 tháng.
Trước đó, Chi cục Bảo vệ môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty CP Bitexco - chủ đầu tư dự án khu đô thị nam đường vành đai 3 (dự án The Manor Central Park), phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Cũng liên quan tới dự án khu đô thị The Manor Central Park, thời gian qua UBND huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên – môi trường của Công ty CP Bitexco.
Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, công ty này không cung cấp được báo cáo đánh giá tác động môi trường hạng mục nhà thấp tầng. Trong khi đó chủ đầu tư đã triển khai xây dựng hàng trăm căn nhà thấp tầng để bán cho khách hàng.
Ngày 30/6/2020, UBND huyện Thanh Trì có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xem xét, xử lí do hành vi vi phạm của Công ty CP Bitexco đang thi công hạng mục nhà ở thấp tầng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trao đổi với PV VietNamNet, phía truyền thông Công ty CP Bitexco cho biết, ngày 9/9 vừa qua (sau chưa đầy 1 tuần có quyết định xử phạt vi phạm hành chính - PV), pháp lý về đánh giá tác động môi trường cho dự án và hạng mục nhà thấp tầng đã được hoàn thiện.
Tuy nhiên, dư luận không khỏi băn khoăn, trong suốt thời gian dài dù không có báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ đầu tư vẫn thi công, xây dựng xong và rao bán hàng trăm căn nhà ở thấp tầng gồm biệt thự và nhà ở liền kề với giá bán hàng chục tỷ đồng mỗi căn.
Dự án BT lụt tiến độ liên tục được ‘nới’ hạn
Dự án khu đô thị The Manor Central Park có quy mô 89ha, đây là diện tích đất đối ứng được TP Hà Nội giao cho Công ty CP Bitexco khi thực hiện dự án đầu tư BT (đổi đất lấy hạ tầng) - đầu tư xây dựng đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (Dự án).
Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 4/2011 với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án dài khoảng 3,76km gồm một tuyến chính dài 2,5km, nền đường rộng 53,5m và một tuyến đường phụ dài 1,1km, nền đường rộng 20,5m.
Công trình thực hiện theo hình thức BT (Xây dựng - Chuyển giao), áp dụng cơ chế chỉ định thầu và Công ty CP Bitexco được TP Hà Nội chọn làm nhà đầu tư.
 |
Đại lộ Chu Văn An bao quanh Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An nối từ Nguyễn Xiển (Thanh Xuân) - Xa La (Hà Đông, Hà Nội) dù được thông xe vẫn chưa hoàn thiện toàn tuyến (Ảnh chụp từ bản đồ vệ tinh Google maps ngày 21/9) |
Dự án được phê duyệt từ năm 2011 nhưng đến tháng 5/2014 mới khởi công xây dựng. Tuy nhiên, đến khi hợp đồng dự án kết thúc vào tháng 4/2017 (sau 36 tháng), nhà đầu tư Bitexco đã không hoàn thành công tác thi công.
Đến ngày 25/6/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 3830 phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án. Trong quyết định này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là UBND TP Hà Nội đã chấp thuận bổ sung thêm một số hạng mục: Nút giao, hệ thống thoát nước… và kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng từ 36 tháng theo hợp đồng ban đầu lên thành 54 tháng (tính từ tháng 5/2014), kết thúc vào tháng 11/2018.
Dù vậy nhưng khi kết thúc tháng 11/2018, công tác thi công dự án không hoàn thành tiến độ công trình theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án. Hà Nội tiếp tục “nới” hạn lên tới 67 tháng (thêm 13 tháng, kể từ tháng 5/2014), như vậy, dự án BT của Công ty Bitexco đã có tới 2 lần điều chỉnh mốc thời gian hoàn thành dự án (từ 36 tháng lên 54 tháng rồi lên 67 tháng). Đến đầu năm 2020, sau gần 10 năm phê duyệt, Đại lộ Chu Văn An nối liền đường Nguyễn Xiển với khu vực Xa La được thông xe.
Trong khi dự án BT liên tục “vỡ tiến độ” thì phần đất đối ứng làm khu đô thị The Manor Central Park được Bitexco thi công nhanh chóng, rao bán để thu hồi vốn cho tuyến đường thi công ì ạch trong đó có hàng trăm căn biệt thự, liền kề thấp tầng xây dựng hoàn thành dù không có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
 |
Không có vùng cấm với cá nhân, tổ chức vi phạm xây dựng Mới đây, nêu tại văn bản trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ hợp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tình trạng xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan, công tác quản lý xây dựng tại nhiều địa phương bộc lộ điểm yếu, bất cập dẫn đến nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép gần hoàn thiện mới được phát hiện, Bộ Xây dựng thừa nhận tại một số địa phương tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng còn diễn biến phức tạp, chưa được xử lý nghiêm túc, thiếu kiên quyết, dứt điểm. Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch được duyệt; tiến hành thanh kiểm tra giám sát các công trình ngay từ giai đoạn khởi công đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Đặc biệt lãnh đạo Bộ Xây dựng nhấn mạnh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định, không có vùng cấm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức có thẩm quyền để xảy ra vi phạm mà không xử lý, xử lý không kịp thời, không triệt để hoặc có hành vi dung túng, bao che cho hành vi vi phạm. |
Thuận Phong

Nguy cơ tiếp tục vỡ tiến độ đường BT 1.500 tỷ của Bitexco
- Sau khi gia hạn từ 36 tháng lên 54 tháng, UBND TP Hà Nội tiếp tục điều chỉnh thời gian hoàn thành hợp đồng dự án BT của Công ty Bitexco lên 67 tháng. Trong khi đó, khu tái định cư vẫn đang GPMB chưa đầu tư xây dựng…
" alt=""/>Bitexco xây hàng trăm nhà thấp tầng không có đánh giá tác động môi trường