Thật không may, nhiệt huyết đó lại làm chính phủ Hàn Quốc lo ngại. Các quan chức chính phủ, trong đó có cả thủ tướng Hàn Quốc, đã nhiều lần tỏ rõ lo ngại về tâm lý cuồng tiền ảo của người dân.
Tuần qua, cơ quan thuế Hàn Quốc liên tục có mặt tại các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số khiến dân đầu tư đứng ngồi không yên.
“Tôi lo quá. Tiền của tôi sẽ vứt vào sọt rác nếu chính phủ đóng cửa các sàn giao dịch”, nhà đầu tư Kim Su-jin, 50 tuổi, lo sợ.
Thế nhưng, có vẻ Hàn Quốc chưa muốn tung đòn dứt điểm với tiền kỹ thuật số. Một số quan chức nước này từng phản đối lệnh cấm giao dịch Bitcoin, đồng thời cho rằng mối quan tâm quá lớn của người dân với loại tiền này sẽ ngăn chặn phần nào can thiệp quá đáng từ phía chính quyền.
Tuần trước, bộ trưởng tư pháp Park Sang-ki của Hàn Quốc nói rằng luật mới đang được soạn thảo để đóng cửa toàn bộ sàn giao dịch tiền ảo tại nước này, đồng thời cho rằng hoạt động buôn bán đang biến tướng thành trò cờ bạc.
Một sàn giao dịch Bitcoin phổ biến nhất Hàn Quốc xử lý tới hàng trăm triệu USD giao dịch mỗi ngày. Các giao dịch bằng đồng Won chiếm 5% giao dịch Bitcoin toàn cầu.
Câu hỏi đặt ra là chính phủ nước này có theo đuổi lệnh cấm toàn diện hay không?
Hiện tại, chính quyền Hàn Quốc có vẻ chưa chắc chắn về vấn đề này. Sau bình luận của ông Park hôm 11/1, phát ngôn viên Tổng thống Moon Jae-in liền đính chính rằng kế hoạch của Bộ Tư pháp chưa phải cuối cùng.
Ngày hôm sau, bộ trưởng tài chính Kim Dong-yeon nhấn mạnh rằng các bộ khác sẽ cùng thảo luận về dự thảo trên với Bộ Tư pháp, hãng tin Yonhap cho hay.
Về phía nhà làm luật Hàn Quốc, có vẻ lệnh cấm chưa thể nhanh chóng hoàn tất. Sẽ mất hàng tháng trời để thông qua một đạo luật như thế tại Quốc hội.
Chưa kể, một số nhà làm luật từ các đảng phái chính của Hàn Quốc ra chỉ dấu cho thấy họ sẽ không ủng hộ đạo luật này.
Park Young-sun, thành viên của đảng cầm quyền viết trên Facebook tuần trước rằng việc đóng cửa sàn giao dịch sẽ gây giận dữ trong dân chúng.
Cũng trên Facebook, Ha Tae-kyung từ đảng đối lập Bareun cho rằng hình sự hóa tiền ảo sẽ đi ngược với cam kết hỗ trợ các công nghệ mới của chính quyền hiện tại.
Nhiều người dân Hàn Quốc cũng đồng thời lên án lệnh cấm trên. Hơn 120.000 chữ ký phản đối lệnh cấm tiền kỹ thuật số đã được gửi tới văn phòng tổng thống nước này.
Ủy ban dịch vụ thuế quốc gia Hàn Quốc (NTS) từ chối bình luận về lý do người của tổ chức này liên tục ghé thăm hai sàn giao dịch tiền ảo lớn Bithumb và Coinone trong tuần trước.
Shin Won-hee - phụ trách hoạt động của sàn Coinone cho biết cơ quan thuế muốn kiểm tra công ty này đã nộp đủ thuế doanh nghiệp hay chưa. Còn Bithumb tuyên bố sẽ hợp tác với chính quyền.
Trong động thái riêng rẽ khác, tỉnh Gyeonggi (gần Seoul) đã bắt đầu điều tra xem Coinone có vận hành trang web đánh bạc hay không. Coinone từng cho nhà đầu tư mua bán tiền kỹ thuật số theo hình thức mua bán khống (bằng tiền vay).
Tuy nhiên, trong tuyên bố tháng 11/2017, Coinone khẳng định đã ngừng hình thức giao dịch này khi giới chức bày tỏ lo ngại chúng sẽ làm lũng loạn thị trường.
Theo tiết lộ của bộ trưởng tư pháp Park Sang-ki, dân đầu tư Hàn Quốc luôn giao dịch Bitcoin ở mức giá cao hơn 30% các thị trường khác.
Các chuyên gia nói rằng giá Bitcoin tại Hàn Quốc cao là bởi sàn giao dịch không cho phép người nước ngoài tham gia. Điều đó ngăn cản các nhà đầu tư ngoại quốc bán Bitcoin tại nước này, động thái có thể giúp thu hẹp khoảng cách về giá.
Sự cô lập của tiền ảo Hàn Quốc với thị trường toàn cầu khiến nhà đầu tư trong nước luôn tìm kiếm mức giá tốt hơn bên ngoài.
“Chúng tôi thấy rằng nhiều người Hàn Quốc đã bỏ tiền mua Bitcoin tại Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác nơi Bitcoin được giao dịch với giá rẻ hơn”, Hong Ki-hoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Hongik, Seoul cho biết.
Nhiều nhà đầu tư tiền kỹ thuật số ở Hàn Quốc tin rằng chính phủ sẽ không dám mạnh tay. “Không ai trong chúng tôi nghĩ rằng các biện pháp mạnh tay này sẽ được thực hiện. Đây là thời gian thích hợp để đầu tư lâu dài”, Hyon Hae-in, nhà đầu tư Bitcoin 35 tuổi, nhận định.
Theo Zing
" alt=""/>Tại sao chính phủ Hàn Quốc muốn cấm Bitcoin?Người dùng Grab sẽ bị tính phí 4 đô la Singapore nếu họ hủy chuyến sau khi đã tìm được tài xế hơn 5 phút
Theo báo Singapore Todayonline, một ngày trước khi chuẩn bị áp dụng chính sách về việc trừ phí người dùng Grab hủy chuyến, ứng dụng gọi xe Grab tuyên bố trì hoãn để cho phép hành khách “có đủ thời gian điều chỉnh”.
Chính sách tính phí này của Grab vốn được ấn định sẽ có hiệu lực từ hôm nay (11/3). Theo đó, với chính sách này, người dùng Grab sẽ bị tính phí 4 đô la Singapore nếu họ hủy chuyến sau khi đã tìm được tài xế hơn 5 phút. Grab cho biết sẽ áp dụng chính sách mới này từ ngày 25/3.
Ngoài phí hủy chuyến, người dùng cũng sẽ bị tính phí nếu tài xế đợi hơn năm phút tại điểm đón mà không gặp khách và phải hủy chuyến đi.
Chính sách này bị một số người dùng Grab phản đối, vì họ cho rằng điều đó là không công bằng do đôi khi các tài xế nhận chuyến nhưng lại không đến được điểm đón khách.
Trả lời các câu hỏi của báo Today của Singapore, một phát ngôn viên của Grab cho biết hãng không trì hoãn việc triển khai chính sách vì phản ứng dữ dội của công chúng. Thay vào đó, hãng nhận thấy có một số nhầm lẫn về chính sách mới và muốn giải thích rõ hơn và cho người dùng thêm thời gian trước khi bắt đầu.
Chẳng hạn, Grab nhắc lại rằng hành khách sẽ không bị tính phí khi hủy chuyến mà tài xế phải mất nhiều thời gian hơn để đến điểm đón so với dự tính.
" alt=""/>Từ 25/3, người dùng Grab sẽ bị tính phí nếu hủy chuyến8h sáng ngày 15/1 tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), theo ghi nhận của ICTnews, có khoảng 50 xe Grab tập trung tại đây để chuẩn bị cho buổi tuần hành đến Văn phòng Grab Hà Nội (Tầng 5, Tòa nhà Kim Ánh, số 1 ngõ 78 phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) nhằm phản đối Grab giữ tỷ lệ ăn chia quá cao.
"Mục tiêu của buổi tuần hành phản đối của chúng tôi ngày hôm nay là do hiện nay mức chiết khấu của Grab Việt Nam lên tới 25% trong khi tại nhiều quốc gia, Grab đang áp dụng chỉ từ 10 – 15%. Trong khi đó chúng tôi còn phải chi trả các khoản khác như tiền thuế, khấu hao xe…", một tài xế đi xe Hyundai i10 đề nghị giấu tên cho hay.
![]() |
Trong khi đó, một tài xế lái xe Hyundai i10 khác bức xúc: "Cộng với việc Hà Nội cấm 13 tuyến phố trong giờ cao điểm từ ngày 11/1, thu nhập của chúng tôi bị giảm sút, hoặc phải đi đường vòng để tránh bị phạt, gây tốn xăng, mất thêm nhiều thời gian gây sụt giảm thu nhập. Do đó Grab hay Uber đều phải hạ mức chiết khấu".
Anh Nguyễn Minh Ngọc (Mỹ Đình) cho biết: “Sự việc cấm đường đối với xe hợp đồng dưới 9 chỗ của Sở GTVT Hà Nội như một giọt nước tràn ly. Tưởng chừng thu nhập từ việc chạy xe Grab rất cao, nhưng sau khi trừ đi triết khấu và các chi phí thì các tài xế cầm lại không đáng bao nhiêu”.
Trong khi đó, qua khảo sát hàng chục tài xế có mặt tại sân vận động Mỹ Đình, tất cả đều cho hay vào giờ cao điểm, khi nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao thì họ đều phải tắt ứng dụng, không dám chạy vì điểm đến hoặc điểm đón xe của khách đều nằm trên các tuyến phố cấm.
Bên cạnh đó, việc cấm đường đi vào giờ cao điểm gây ra thiệt hại rất nhiều cho các tài xế. Đây được coi là cung giờ nhân giá cho nên rất ảnh hưởng đến thu nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các tài xế”.
“Do đó, mục tiêu của chúng tôi là giảm chiết khấu. Theo chúng tôi biết ở châu Á và một số quốc gia khác thì mức chiết khấu chỉ ở mức 10%. Do đó, chúng tôi mong muốn mức chiết khấu có thể giảm xuống 15% thì cả Uber, Grab và anh em tài xế đều có thể sống được”, anh Ngọc chia sẻ thêm.
“Thu nhập chúng tôi bị giảm mạnh, nếu Grab, Uber không hạ mức chiết khấu, chúng tôi khó có thể tiếp tục hợp tác”, nhiều tài xế chung quan điểm.
Đến đúng 9h, cộng với sự xuất hiện của lực lượng công an để giải tán đám đông do lo ngại gây ra ách tắc giao thông, đoàn xe bắt đầu di chuyển với đích đến là tòa nhà Kim Ánh nằm trên phố Duy Tân.
Theo ghi nhận của phóng viên ICTnews, đoàn xe chạy trong trật tự, tuân thủ Luật An toàn giao thông với hàng 1, tất cả đều bật đèn cảnh báo, không có tình trạng bấm còi.
![]() |