- Nhận được học bổng toàn phần của 2 ngôi trường danh giá thuộc hàng “top” thế giới, rời nhà đi du học từ năm 16 tuổi, ít ai nghĩ xuất phát điểm của Trần Tuấn Sơn là một cậu học trò nhập cư tới từ ngôi trường làng và chưa từng mơ giấc mơ Ivy League.

|
Trần Tuấn Sơn, sinh năm 1993 - cựu học sinh UWC Singapore và cựu sinh viên ĐH Brown (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Tự viết câu chuyện cuộc đời mình
Trần Tuấn Sơn sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ bên ngoài thủ đô Prague, Cộng hòa Séc. Đến năm 16 tuổi, cậu nhận được học bổng toàn phần của Trường Thế giới Liên kết Đông Nam Á và sang Singapore học tập.
Chàng trai sinh năm 1993 cho biết, chính trải nghiệm học tập ở UWC đã giúp cậu nhận được học bổng Davis – học bổng lớn nhất dành cho sinh viên quốc tế ở Mỹ và theo học ĐH Brown – một trong tám trường Ivy League.
“Tôi luôn ghen tị với bạn bè khi họ được đi du lịch nhiều quốc gia trong các kỳ nghỉ của gia đình, và tôi mơ ước cũng được đặt chân tới các thành phố, quốc gia khác nhau từ khi biết đọc” – Sơn kể.
Suốt thời phổ thông, cậu nhận ra những kiến thức mình thu nhận được không đủ, “vì chương trình học ở trường không thực sự thách thức và học sinh không quan tâm quá nhiều đến chuyện học tập cho tới năm cuối”.
Vì thế, cậu quyết định cải thiện khả năng tiếng Anh trong suốt những năm học phổ thông để chắc chắn rằng có thể thể hiện tốt trong các cuộc phỏng vấn. Đồng thời, Sơn cũng duy trì điểm số cao cho tới khi nộp hồ sơ, cố gắng đọc nhiều về chính trị, văn hóa và xã hội nước ngoài khi có thời gian rảnh rỗi.
Bắt đầu tìm kiếm học bổng du học từ năm 15 tuổi, cuối cùng Sơn tìm thấy UWC – một ngôi trường lâu đời với hệ thống cơ sở ở gần 20 quốc gia. Khi còn ở Séc, Sơn chỉ học tập ở một ngôi trường bình thường ở địa phương – một yếu tố mà Sơn cho rằng không phải là lợi thế của mình so với các ứng viên khác. “Đến với UWC Singapore là lần đầu tiên tôi theo học một ngôi trường có những sinh viên quốc tế tham vọng và đầy động lực. Trước đó, tôi chỉ học ở một trường địa phương của Séc – nơi tôi là 1 trong 4 người dân tộc thiểu số của trường”.
Hãy làm mình đặc biệt

|
Sơn và các bạn ở UWC Singapore. Ảnh: NVCC |
“UWC có thể là trải nghiệm quan trọng nhất trong cuộc đời tôi vì nó định hướng tôi đến với Brown. Tôi được nhận vào Brown là nhờ những động lực mà tôi nhận được ở UWC” – Sơn khẳng định.
Tuy nhiên, cậu cũng thừa nhận nguồn gốc Việt – Séc đã giúp hồ sơ của cậu trở nên khá đặc biệt.
“Bài luận của tôi nói về việc mình lớn lên ở Séc với tư cách là thế hệ đầu tiên được sinh ra ở châu Âu. Tôi nói về sự mâu thuẫn của mình khi vừa muốn hiểu và duy trì những giá trị của bố mẹ nhưng vừa muốn hòa nhập với cộng đồng. Chứng kiến bố mẹ làm việc vất vả trong một cửa hàng nhỏ, tôi nói về ước mơ và tham vọng của bản thân và những tác động tích cực mà giáo dục của Brown với tương lai của gia đình tôi” – Sơn chia sẻ về bài luận gửi tới ĐH Brown.
“Du học là niềm đam mê của tôi, nhưng tôi chưa từng mơ được vào một trường Ivy trước khi tôi vào được UWC. Việc chứng kiến bạn bè được nhận vào các trường như Harvard, Oxford đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi, giúp tôi nhận ra rằng ít nhất cũng nên thử một lần”.
Sơn cho biết, học bổng Davis là một hỗ trợ rất lớn cho việc học tập của cậu ở nước Mỹ đắt đỏ và đó cũng là lựa chọn rẻ nhất cho gia đình cậu. Những người nhận được học bổng này sẽ được hỗ trợ 20-40% học phí bởi gia đình Davis. Phần còn lại được chi trả trực tiếp bởi trường đại học, trong trường hợp của Sơn là ĐH Brown. “Hồ sơ về thu nhập của gia đình sẽ quyết định ngân sách dành cho mỗi sinh viên là bao nhiêu” – Sơn chia sẻ.
Ngoài ra, các hoạt động vì cộng đồng, kỹ năng lãnh đạo, hoạt động thể thao, văn hóa, mối quan hệ với các vấn đề của thế giới… cũng là những yếu tố mà ban tuyển sinh của trường muốn nhìn thấy ở một ứng viên.

|
Sơn cùng nhóm cựu học sinh UWC ở ĐH Brown. Ảnh: NVCC |
Với những bạn trẻ muốn nộp hồ sơ xin học bổng, Sơn khuyên các bạn nên chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, đam mê của mình để bạn trở thành một ứng viên đặc biệt. “Trong trường hợp của tôi, tôi biết kỹ năng Toán học của mình không phải là thế mạnh và nó ảnh hưởng tới điểm SAT của tôi. Vì thế tôi học tập chăm chỉ hơn, trao đổi với giáo viên toán thường xuyên hơn để đảm bảo rằng sẽ đạt kết quả tốt ở các kỳ thi, đồng thời hiểu về kiểu tính cách và “profile” học tập mà các trường đang tìm kiếm. Ví dụ như ĐH Brown tìm kiếm sự cởi mở với những ý tưởng mới, khả năng viết tốt và sự quan tâm với các vấn đề xã hội”.
Tận dụng cơ hội để được đi
Trong quá trình theo học Brown, Sơn có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống và môi trường học tập ở nhiều quốc gia khác nhau. Năm thứ 3, Sơn dành một học kỳ ở ĐH Yonsei, Hàn Quốc. ĐH Brown có chính sách khuyến khích các sinh viên ngành Quan hệ quốc tế có những trải nghiệm khác bên ngoài nước Mỹ. Và Sơn đã chọn Hàn Quốc vì quan tâm tới các chính sách kinh tế của nước này và sự phát triển của các tập đoàn như Samsung, Hyundai.

|
Sơn trong ngày tốt nghiệp ĐH Brown. Ảnh: NVCC |
Kỳ học tiếp theo, Sơn chọn Paris vì muốn cải thiện khả năng tiếng Pháp và muốn được tiếp cận việc nghiên cứu chính sách. Cậu dành mùa xuân năm đó để học về chính trị Pháp và thực tập ở một công ty cố vấn của Pháp. Cũng nhờ một học kỳ ở đây mà trình độ tiếng Pháp của Sơn tiến bộ khá nhanh.
Với tiếng Hàn, Sơn chưa ở mức thành thạo nhưng đủ để giao tiếp hội thoại đơn giản. Ngoài 2 ngoại ngữ này, cựu sinh viên Brown cũng thành thạo tiếng Séc, tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, với tiếng Việt, Sơn thừa nhận không được học bài bản nên chỉ giao tiếp tốt về các chủ đề thường ngày trong gia đình, chứ không tự tin khi đọc và viết. “Tôi rất muốn được học tiếng Việt một cách bài bản”.
Trong quá trình học tập ở UWC hay Brown, Sơn cũng tận dụng mọi cơ hội để khám phá các quốc gia, những nền văn hóa mới. Khi còn ở UWC, cậu có cơ hội được đi nhiều quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Timor Leste, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan. Khi ở châu Âu, Sơn cũng đi thăm thú một số nơi vì đi lại ở đây rất thuận tiện.
“Nhận học bổng ở trường quốc tế là một bắt đầu hoàn hảo. Thậm chí, bây giờ tôi quyết định tìm kiếm việc làm trong ngành tư vấn quản lý vì muốn có một công việc có nhiều cơ hội được đi và khám phá những vùng đất mới” – Sơn nói.
Hãy cởi mở và mạo hiểm

|
Sơn và gia đình chụp ảnh kỷ niệm trước Nhà Trắng. Ảnh: NVCC |
Sơn chia sẻ, gia đình cậu sống một cuộc sống điển hình của người Việt nhập cư Séc. Bố mẹ cậu có một cửa hàng tạp hóa và một cửa hàng đồ gia dụng ở đây. Họ phải làm việc rất vất vả, kể cả những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, họ luôn nói với con cái về tầm quan trọng của giáo dục đại học và khuyến khích con theo đuổi. “Bố mẹ tôi chưa từng mơ đến một ngày tôi có thể học tập ở Mỹ. Ngày tốt nghiệp là khoảnh khắc tự hào của gia đình tôi. Bố mẹ tôi không chỉ mơ ước được đặt chân tới New York hay Washington DC, mà đó còn là lần đầu tiên gia đình tôi thực sự có một kỳ nghỉ cùng nhau”.
“Mặc dù cả bố mẹ tôi đều không đủ may mắn để được học đại học và không thực sự hiểu về những gì tôi đã trải qua, nhưng họ luôn ủng hộ những quyết định của tôi. Họ tin vào khả năng đối mặt với những thách thức mới của tôi và giúp tôi cảm thấy vững tin. Tôi cực kỳ biết ơn bố mẹ”.
Được đi nhiều nước, học ở nhiều nơi, nói nhiều ngoại ngữ, Sơn cho rằng để trở thành công dân toàn cầu, “quan trọng là phải cởi mở và mạo hiểm”. Không những thế, bạn còn phải trở thành đại sứ cho đất nước mình.
“Tôi tin rằng những bài học mà chúng ta học được ở nước ngoài nên được sử dụng không chỉ để cải thiện bản thân, mà còn để đất nước phát triển. Đừng mắc kẹt trong quá khứ, mà hãy nhìn về phía trước và nghĩ đến những cách mà bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Bằng cách này, bạn có thể tìm được những cơ hội học tập hay làm việc ở khắp nơi trên thế giới. Và khi bạn ở nước ngoài, hãy là chính mình và làm tốt nhất có thể trong mọi khoảnh khắc mà bạn được gặp gỡ một người mới”.
" alt=""/>Chàng trai 23 tuổi tốt nghiệp Ivy, nói 5 ngoại ngữ, đi hàng chục quốc gia
Sáng ngày 19/11/2016 Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Chương trình Sữa học đường, trao quà cho các học sinh, thầy cô giáo 2 trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn nhất của tỉnh Đắk Nông. Đó là Trường THCS Đắk P’lao và Trường tiểu học Quang Trung (xã Đắk P’lao, huyện Đắk G’long, Đắk Nông).

|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm, tặng bút cho các thầy cô giáo các trường tại xã Đắk P’lao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. |
Nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Nông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến dự lễ kỷ niệm, tặng quà cho giáo viên các trường trên. Phó Thủ tướng đã chia sẻ, động viên các thầy cô tiếp tục vượt qua khó khăn, bám trường bám lớp đưa con chữ đến với các em học sinh vùng sâu, vùng xa.
 |
Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam xuống thăm thư viện và chứng kiến khó khăn về cơ sở vật chất rất thiếu thốn của trường dân tộc vùng sâu vùng xa của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông |
“Dù đời sống các giáo viên nơi đây còn rất thiếu thốn, nhưng không thấy ai than khổ. Nhiều giáo viên nói với tôi rằng không sợ khổ, mà chỉ ước muốn đóng góp sức mình gieo con chữ cho các em, mong các em có những bữa ăn đủ chất. Tôi rất xúc động” - Phó Thủ tướng chia sẻ.

|
Bà Bùi Thị Hương-Giám Đốc Điều hành Vinamilk trao tặng bảng tượng trưng 200 triệu đồng (tương đương hơn 6.000 hộp sữa cho gần 350 em học sinh) đến Trường Tiểu học Quang Trung, tỉnh Đắk Nông |
Dịp này, Vinamilk đã trao tặng hơn 6.000 hộp sữa cho gần 350 học sinh Trường tiểu học Quang Trung với tổng giá trị gần 200 triệu đồng; hỗ trợ Trường THCS Đắk Plao xây dựng thư viện mới giá trị 100 triệu đồng nhằm góp phần nâng cao điều kiện học tập và tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận nhiều kiến thức mới từ các tài liệu, sách báo bổ ích.

|
Phó Thủ tướng đến thăm và động viên giáo viên, học sinh vùng sâu tỉnh Đắk Nông bám lớp bám trường |
Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành của Vinamilk chia sẻ: “Chương trình sữa học đường được Vinamilk triển khai gần 10 năm nay. Sản phẩm của Vinamilk đã được nghiên cứu rất công phu về các vi chất bổ sung cần thiết cho lứa tuổi học đường, với sự tham vấn của nhiều chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước, để đảm bảo cho các em học sinh được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong quá trình học tập tại trường. Mong muốn lớn nhất của Vinamilk là mọi trẻ em Việt Nam đều được uống sữa mỗi ngày, từ đó nâng cao thể chất tầm vóc của người Việt và hướng đến một Việt Nam vươn cao”.

|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ và chia sẻ khó khăn với phụ huynh học sinh trường dân tộc nghèo khó khăn nhất của tỉnh Đắc Nông |
Cũng theo bà Hương, trong 10 năm qua, Vinamilk đã thường xuyên triển khai các chương trình Sữa học đường tại các tỉnh: Bắc Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai… Năm 2016, Vinamilk vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng chương trình và đã dành tặng 6 tỷ đồng cho 6 tỉnh gồm Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bắc Ninh để triển khai Chương trình Sữa học đường. Bên cạnh đó, Vinamilk đã trao tặng cho 14 tỉnh khó khăn gồm: Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Kon Tum, Hòa Bình, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai, và Ninh Thuận mỗi tỉnh 1 tỷ đồng để thực hiện chương trình sữa học đường.
 |
Niềm vui các em học sinh khi nhận quà từ Chương trình Sữa học đường của Vinamilk |
Trong năm 2016, Vinamilk đóng góp cho Chương trình Sữa học đường tại 20 tỉnh tổng số tiền là 20 tỷ đồng, tương đương khoảng gần 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non, tiểu học. Và tính từ năm học 2007 - 2009 đến nay, khi Vinamilk bắt đầu phối hợp cùng các tỉnh thực hiện chương trình thì tổng số lượng học sinh được thụ hưởng từ chương trình là 380 ngàn em với tổng ngân sách trợ giá từ Vinamilk là 92 tỷ đồng.
Thu Hằng
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm giáo viên vùng sâu ĐắkNông
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, giảng viên phải dạy quá nhiều giờ là một trong những nguyên nhân khiến công tác nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH ở Việt Nam còn hạn chế.Trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ của Trường ĐH Bách khoa HN chiều 13/10, Thứ trưởng Bùi Văn Ga một lần nữa khẳng định, nghiên cứu khoa học là một trong 2 nhiệm vụ chính trong các trường ĐH, cùng với việc giảng dạy.
 |
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, giảng viên phải giảng dạy quá nhiều giờ là một trong những nguyên nhân khiến việc nghiên cứu trong trường ĐH hạn chế. |
"Giảng dạy và nghiên cứu khoa học luôn là 2 nhiệm vụ chính của giáo dục ĐH. Xem nhẹ 1 trong 2 hoạt động này sẽ xa rời mục tiêu đào tạo của trường ĐH" - ông Ga nói. "Nghiên cứu khoa học không chỉ tạo ra sản phẩm mới phục vụ sản xuất và đời sống mà còn góp phần phát triển năng lực tư duy của học sinh sinh viên".
Bên cạnh đó, ông Ga cũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghệ thứ tư đang diễn ra rất nhanh chóng đòi hỏi các trường ĐH phải xác định lại mục tiêu, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường nghiên cứu khoa học để đào tạo những thế hệ sinh viên mới thích nghi môi trường đang thay đổi ngày càng sâu sắc.
Tuy nhiên, ông Ga cũng khẳng định, công tác nghiên cứu KH ở các trường ĐH Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
"Một phần vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một phần vì giảng viên còn lo dạy quá nhiều giờ không còn thời gian để nghiên cứu, một phần vì chính sách, cơ chế chưa có sự ràng buộc giảng viên phải thực hiện nghiên cứu KH".
"Thực tiễn này cần phải được thay đổi", ông Ga khẳng định, dù "đây là nhiệm vụ nặng nề".
Nói về hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Bách khoa HN, ông Ga cho rằng, trường đã có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ.
"Với nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng, gắn kết quả nghiên cứu khoa học với đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ với thực tiễn sản xuất, đời sống, các sản phẩm KHCN của Trường ĐH Bách khoa HN có hàm lượng khoa học cao, công nghệ tiên tiến, ứng dụng hiệu quả ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế"
Nhiều ngành học của Trường ĐH Bách khoa HN như CNTT, tự động hóa, công nghiệp vật liệu, công nghệ hóa học giành được uy tín, vị thế cao, góp phần thúc đẩy công nghiệp VN phát triển ngang tầm khu vực.
Ông Ga cũng cho biết, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT ban hành các chủ trương khuyến khích KHCN và chuyên giao công nghệ thôgn qua các văn bản về trích lập quỹ nghiên cứu KH, thiết lập chế độ làm việc của giảng viên, phân tầng xếp hạng các cơ sở ĐH,…
"Từ những chủ trương này, hoạt động nghiên cứu KHCN ở các trường ĐH đã có những bước chuyển biến rõ nét góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước" - ông Ga cho hay.
Đối với Trường ĐH Bách khoa HN, ông Ga cho biết, Bộ đã cho phép trường thí điểm thí điểm tự chủ từ rất sớm. Mới đây nhất thí điểm xét tuyển cao học các chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu với mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu trẻ cho đất nước.
Từ đó, ông Ga đặt ra yêu cầu Trường ĐH Bách khoa HN phải khẳng định là trường kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và trở thành trường ĐH nghiên cứu ngang tầm khu vực và quốc tế.
Lê Văn
" alt=""/>'Giảng viên dạy quá nhiều giờ nên không còn thời gian nghiên cứu'