Gần 10 năm vớt rác, khơi thông ống cống
Đồng hồ điểm 12h trưa, ông Vương Văn Kính (SN 1947, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) mới nổ máy xe, trở về nhà. Trước hiên nhà, ông cởi vội chiếc áo đẫm mồ hôi, treo lên đầu tủ rồi nói mình mới đi sửa chữa những miệng cống, hố ga hư hỏng trên địa bàn.
Gần 10 năm nay, ông Kính liên tục vớt rác, thông cống ở một số kênh trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh. Ông kể, trước đây, người dân phường Hiệp Bình Chánh sống trong cảnh ngập nước nặng nề.
“Cách đây nhiều năm, độ tháng 9 âm lịch là khu vực này ngập nước nghiêm trọng. Những tháng này, bà con phải đi lại bằng ghe rất cực khổ. Mỗi lần đưa con đi học, tôi cũng phải chèo ghe sát vào bậc thềm, cho xe máy lên ghe rồi đẩy ra đường lớn”, ông Kính kể.
“Mùa nước nổi” ở giữa phố kéo dài đến Rằm tháng Giêng âm lịch. Năm nào, người dân nơi đây cũng ăn Tết trong cảnh nước ngập đến đầu gối, vật dụng, nhà cửa đều hư hỏng.
Khi chính quyền làm đê, đắp cống ngăn triều cường, ông xung phong tham gia đội quản lý đê nhân dân.
Ông Kính tự hào “khoe” mình thuộc tổ Quản lý đê nhân dân. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Tham gia lực lượng này, dù đã cao tuổi, ông Kính vẫn xung phong nhận nhiệm vụ đi kiểm tra cống, đê ngăn triều cường.
Ông chia sẻ: “Mỗi đợt triều cường, tôi đều có lịch đóng cửa cống ngăn triều cường. Nhiệm vụ của tôi là đi kiểm tra, chỗ nào dòng chảy bị kẹt thì xử lý, chỗ nào ngập phải bơm nước ra cho người dân”.
Trực tiếp quản lý đê điều, ông Kính phát hiện khu dân cư bị ngập nước do rác thải làm nghẹt cống, khiến nước không thể thoát đi. Thấy vậy, ông lại tình nguyện trầm mình dưới dòng nước đen vớt rác, khơi dòng để chống ngập.
Ông nói: “Tôi nhận ra, hiện nay, tình trạng ngập là do nước rút không kịp bởi các miệng cống bị rác thải bịt chặt. Dòng chảy bị bóp nghẹt khiến nước không thể rút đi. Để giải quyết tình trạng này, một mặt tôi cùng chính quyền địa phương vận động người dân không xả rác bừa bãi. Mặt khác, tôi tình nguyện đi nhặt, vớt rác”.
Nhiều năm quản lý đê, cống, ông Kính luôn đoán biết thời điểm, vị trí ống cống bị nghẹt trong những trận mưa lớn, triều cường dâng cao. Những lúc như thế, dù mưa lớn, đêm khuya, ông cũng một mình chạy xe đến các vị trí mà ông đoán biết sẽ ngập, nghẹt để vớt rác, khơi dòng.
![]() |
Nhiều năm qua, ông Kính trầm mình dưới nước để nhặt rác, khơi thông dòng chảy. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
“Nghe đơn giản vậy thôi nhưng công việc này rất nguy hiểm. Nếu không có kinh nghiệm có thể gặp nguy bất cứ lúc nào. Nước lớn mà cống bị nghẽn thì thế nào cũng ngập. Lúc nước đang lớn, lội xuống miệng cống vớt rác, khơi dòng thì vô cùng nguy hiểm”, ông chia sẻ thêm.
Đánh cược với “tử thần”
Ông Kính nói, hệ thống cống thoát nước tại địa phương có đường kính rất lớn. Mỗi khi mưa to, dòng nước chảy qua cống rất nhiều tạo ra lực hút cực lớn. Nếu không bị nghẽn, sau cơn mưa lớn hoặc triều cường, các điểm ngập nước tại địa bàn sẽ rút hết nước sau 10-15 phút.
Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi khi mưa lớn, các ống cống tại đây đều không thể “hoàn thành nhiệm vụ” của mình. Các miệng cống bị rác thải sinh hoạt chặn cứng, dòng nước ứ đọng, tắc nghẽn. Những thời điểm này, ông Kính luôn có mặt kịp thời, tìm hướng xử lý, bất chấp nguy hiểm.
![]() |
Sau lần gặp nạn do bất cẩn, bây giờ, ông Kính luôn sử dụng cây để vớt rác tại các miệng cống thoát nước. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
Ông Kính kể: “Để nước rút nhanh, tôi phải dọn sạch rác, khơi thông dòng chảy. Tôi thường dùng xà beng nạy nắp cống lên rồi trèo xuống dưới làm sạch. Việc này nguy hiểm lắm. Lỡ không may, nắp cống đóng lại hoặc dọn rác không biết cách làm dòng nước bất ngờ được khơi thông, tạo lực hút mạnh, hút mình vào trong là chết chắc”.
Ngay cả bản thân ông, dù có gần 10 năm kinh nghiệm, ông cũng suýt mất mạng trong một lần khơi dòng trước miệng cống thoát nước. Lần ấy, thấy miệng cống bị rác, bãi cỏ làm tắc nghẽn, miệng cống chìm dưới dòng nước đục nên ông chủ quan.
Ông kể: “Do nước đục tôi không nhìn rõ miệng cống và nghĩ rằng rác không nhiều, chỉ cần dùng chân đạp bãi cỏ vào miệng cống là nó sẽ bị nước cuốn đi, dòng chảy được khơi thông. Nào ngờ, tôi mới dùng chân đạp nhẹ, miệng cống hút mạnh bãi cỏ, cuốn luôn tôi vào trong”.
“Trong lúc nguy ngập, tôi quờ quạng, nắm được cây tràm người ta đóng cừ rồi cố níu người lại. Nước cuốn mạnh đến nỗi, quần áo tôi bị trôi tuột đi hết. Nếu không vớ được cái cây, tôi bị cuốn vào trong ống cống, va đập với thành ống thì chỉ có chết”, ông kể thêm.
Ông Kính được chính quyền TP.HCM tặng nhiều bằng khen. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Sau tai nạn ấy, ông đùa rằng mình đã rút ra được bài học “xương máu”. Bây giờ, chỗ nào nước triều cường thổi ra, ông mới dám xuống gỡ rác. Việc khơi dòng trước miệng cống, ông cũng sử dụng cây sào dài để vớt chứ không dùng chân, tay như trước.
Ngoài ra, để giảm thiểu các trường hợp buộc phải xuống cống khơi dòng cực kỳ nguy hiểm, ông Kính chọn việc đi nhặt rác mỗi ngày. Ông nói rằng, việc này sẽ ngăn được rác chặn dòng chảy, góp phần chống ngập.
Mỗi ngày, ông đều đi dọc theo các con kênh, cống thoát nước… nhặt rác. Việc liên tục trầm mình dưới cống, kênh nước ô nhiễm khiến cơ thể, tay chân ông lở loét, mưng mủ…
Ghi nhận hành động nhân văn nói trên, UBND TP.HCM đã tặng ông Kính nhiều giấy khen, bằng khen.
Mưa lớn, nước kênh dâng đen ngòm, rác thải theo dòng nước kéo vào nhà dân. Thấy vậy, người cựu chiến binh tình nguyện vớt rác, nhặt kim tiêm, khơi dòng kênh đen.
" alt=""/>Ông lão 10 năm đi chống ngập, từng suýt chết vì nước cuốnMẹ chồng đã nói vậy, chồng cũng không chiều lòng nên tôi cũng không dám xin về ngoại sinh con nữa.
Lần này, ngay từ khi giữa thai kì mẹ chồng đã đon đả nói sẽ cho tôi về ngoại ở cữ. Bà nói lần trước không cho tôi về, thấy tôi buồn nên thương, lần này ưu tiên nhường bà ngoại chăm cháu. Dĩ nhiên là tôi rất vui. Là con gái, những lúc sinh nở được mẹ chăm sóc thì còn gì bằng.
Thế nhưng hôm qua tôi gọi điện về nhà, định nói cuối tháng này tôi về quê sinh. Bố tôi nói ở quê đang vào vụ thu hoạch rau màu, mẹ thì ốm liên miên. Mẹ tôi già rồi, cứ thời tiết thay đổi là ốm. Tôi nghĩ đi nghĩ lại không muốn về nhà nữa. Thế nhưng khi tôi nói chuyện này với chồng, anh ấy lại tỏ vẻ không bằng lòng: "Em lúc nắng lúc mưa chẳng biết đằng nào mà lần. Khi thì đòi về không được khóc lóc. Khi cho về thì lại không về".
Một lúc sau, tôi vô tình nghe thấy chồng và mẹ chồng nói chuyện trong nhà bếp. Mẹ chồng nói: "Vợ mày nó không về ngoại thì em mày về đây sinh thế nào được. Tao không thể một lúc chăm hai bà đẻ được, người chứ có phải sức trâu đâu, nhà cửa thì chật chội. Mà em mày vốn đã không hòa hợp với nhà chồng, ở cữ bên đó rồi trầm cảm ra thì chết à. Mày làm thế nào thì làm, kiểu gì cũng đưa vợ mày về ngoại sinh đẻ đi".
À, thì ra là thế. Mẹ chồng muốn tôi về ngoại để đón con gái về nhà chăm chứ chẳng phải là thương tôi hay gì như bà nói. Lần trước tôi xin về thì không cho vì sợ mang tiếng nhà chồng không tốt. Lần này thì con dâu không về lại cứ muốn đẩy về ngoại. Tất cả cũng chỉ vì con gái họ thôi.
Tôi càng nghĩ càng thấy ấm ức, càng quyết tâm không về. Vậy nên mấy hôm nay mẹ chồng tỏ thái độ với tôi. Hôm qua bà còn nói thẳng với tôi thế này: "Con cũng biết là em con lấy chồng chẳng sung sướng gì. Đàn bà khi sinh nở mà căng thẳng thì dễ sinh bệnh lắm. Thôi, lần này con chịu khó về ngoại, mẹ đón em con về đây chăm vài tháng kẻo tội nó".
Những lời mẹ chồng nói khiến tôi vừa khó chịu vừa có chút nghĩ ngợi. Tôi không muốn quấy quả mẹ mình khi ốm đau già yếu. Nhưng giờ mẹ chồng đã nói thẳng như thế này, tôi cứ quyết ở lại sinh con có ổn không?
Theo Dân Trí
Bị mẹ chồng chèn ép khi vừa mới sinh con, Lan quyết tâm tìm cách “trị” mẹ chồng.
" alt=""/>Mẹ chồng 'tỏ thái độ' vì tôi không muốn về ngoại ở cữTrong khi đó, tôi làm công ăn lương ở một cơ quan nhà nước. Công việc của tôi không quá vất vả, mức thu nhập cũng khiêm tốn. Bù lại, tôi có thời gian chăm lo cho gia đình, chồng con.
Chồng tôi chỉ việc ra ngoài giao lưu, kiếm tiền. Còn lại các việc chợ búa, cơm nước, đưa đón con… đều một tay tôi lo. Với gia đình chồng, tôi cũng đối xử có trên có dưới, không để ai phải chê điều gì.
Chúng tôi muốn sinh thêm con nữa nhưng nguyên nhân từ phía tôi nên tin vui vẫn chưa đến. Thời gian này, tôi cũng đi khám chữa khắp nơi để mong sinh thêm con cho vui cửa vui nhà.
Những tưởng, chồng tôi nhìn vào sự vất vả, hi sinh của vợ để đối đãi. Nào ngờ, trước mặt thì anh luôn miệng yêu thương vợ con nhưng sau lưng lại lừa dối tôi.
Điều đáng nói là anh lừa dối tôi từ hơn 1 năm trước nhưng tôi nào đâu phát hiện ra. Mỗi dịp lễ Tết, anh đều quà cáp cho vợ đầy đủ. Mỗi năm chúng tôi có vài chuyến du lịch xa. Cuối tuần, anh đều ở nhà chơi và học cùng con. Điện thoại anh cũng không hề để mật khẩu… Nên tôi không có chút nghi ngờ nào về người bạn đời của mình.
Ấy vậy mà anh vẫn lén tôi để lập “phòng nhì”. Người thứ ba trong cuộc hôn nhân của chúng tôi là cô gái kém anh 20 tuổi. Cô ta vừa tốt nghiệp một trường trung cấp du lịch. Trong thời gian cô ta thực tập tại công ty chồng tôi, họ quen biết và yêu nhau.
Khi hẹn hò, họ vô cùng kín đáo. Vì cùng công ty nên họ thuận tiện gặp nhau sau giờ làm. Mỗi lần anh bảo với tôi đi gặp khách, đối tác đều là hẹn hò cùng cô ta. Về nhà, anh và cô ta hoàn toàn không liên lạc nên trong điện thoại của anh không có gì bất thường. Vì vậy tôi không hay biết gì.
Mối quan hệ kéo dài gần 1 năm mới vỡ lở vì cô gái mang thai. Khi yêu chồng tôi, cô ta chấp nhận làm người tình trong bóng tối nhưng lúc có con, cô ta bắt anh phải có trách nhiệm. Cô ta yêu cầu chồng tôi ly hôn vợ nhưng anh không đồng ý. Tức giận, cô ta nhờ người “bắn tin” cho tôi. Thế là chồng tôi bắt buộc trở về nhà và thú nhận mọi chuyện với vợ.
Anh nói rằng, ban đầu, vì cô ta tấn công dữ dội nên anh không kiềm chế được. Anh chỉ muốn vui chơi qua đường, nào ngờ không may lại để xảy ra hậu quả.
Khi nghe chồng nói, tôi vô cùng choáng váng. Không ngờ, mọi việc lại đã đến mức này. Chồng thấy tôi khóc lóc thì quỳ sụp xuống xin tha thứ. Anh mong tôi bỏ qua cho anh lần này và cho đứa bé có cơ hội được ra đời.
Đó là giọt máu của anh, nếu ép cô ta bỏ đứa bé thì thật tàn nhẫn. Sau khi cô gái kia sinh con, anh chỉ chu cấp để cô ta nuôi con. Họ sẽ cắt đứt liên lạc và anh quay trở lại với mẹ con tôi. Anh hứa không bao giờ có chuyện như vậy tái diễn nữa.
Những lời anh nói như giao cứa vào tim tôi. Anh chỉ biết nghĩ cho cảm xúc của anh. Sao anh không nghĩ cho trái tim đau đớn của tôi? Sau này, giữa hai người họ liệu có thật sự kết thúc? Hay đứa con ra đời lại càng kết nối họ hơn?
Mấy ngày nay tôi đưa con gái về ngoại tĩnh dưỡng. Nhưng tôi biết, tôi sớm phải đưa ra câu trả lời và không thể trốn tránh mãi. Bởi nếu kéo dài, chuyện này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và việc học tập của con gái. Tôi đang rất rối bời, xin các độc giả cho tôi lời khuyên.
Xem thêm video: Phản ứng cực dễ thương của bé khi bị mẹ ăn hết kẹo
Tôi ly hôn, có con riêng và tái hôn sau đó. Cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng đến khi cưới vợ cho con trai thì tôi muốn bùng nổ.
" alt=""/>Ngoại tình với tình trẻ kém 20 tuổi có thai, chồng xin tôi tha thứ