Lý Hùng nói với VietNamNet: "Ban đầu, chúng tôi chỉ định xây cầu nhỏ, được quý lãnh đạo địa phương động viên, hỗ trợ kinh phí mới có chiếc cầu đẹp, kiên cố như hôm nay. Gia đình chúng tôi góp một phần nhỏ thông qua Chi hội Thiện Nhân TP.HCM".
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, gia đình Lý Hùng và nhà chức trách địa phương mất gần 2 năm để hoàn thành công trình. Dù vậy, mọi người đều quyết tâm, đồng lòng xây cầu để người dân, nhất là các em học sinh, đi lại thuận tiện hơn.
"Tôi rất xúc động khi nhìn thấy chiếc cầu. Hồi còn nhỏ, ba tôi ở đây phải chèo ghe qua sông để đến trường rất vất vả. Tôi đã không kìm được nước mắt khi phát biểu trước bà con. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc. Tôi đã nói thầm rằng: Ba Huỳnh ơi, má Lan và các con nhớ ba nhiều lắm", tài tử cho hay.
![]() | ![]() |
Lý Hương cũng trải lòng: "Tôi cũng rất vui và hạnh phúc khi ước nguyện của ba hoàn thành. Anh em chúng tôi xúc động, bật khóc, nhất là khi đang đứng trên mảnh đất ba sinh ra và lớn lên".
Lý Hùng nói thêm: "Chắc chắn chúng tôi không dừng lại hành trình thiện nguyện của mình. Vì làm từ thiện luôn là truyền thống của gia đình chúng tôi. Bất cứ nơi nào cần, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi không bao giờ chần chừ".
Sau buổi khánh thành cầu, hai anh em nghệ sĩ tiếp tục trao nhiều phần quà đến những hộ nghèo của địa phương. Họ cũng hát nhiều ca khúc góp vui nhân buổi gặp bà con thị xã Bình Minh.
Trước đó VietNamNet thông tin gia đình Lý Hùng lần lượt thực hiện di nguyện của cố NSND Lý Huỳnh gồm: trao 500 triệu đồng hỗ trợ người dân các huyện núi miền Trung chịu ảnh hưởng bởi bão lũ; tu sửa Khu dưỡng lão nghệ sĩ (Quận 8, TP.HCM); và xây cầu ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Lý Hùng từng chia sẻ hoạt động thiện nguyện miệt mài giúp gia đình thấy thanh thản, nhẹ nhàng, phần nào nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, cha, ông.
Lý Hùng và Lý Hương song ca 'Ơi cuộc sống mến thương'
Gia Bảo
" alt=""/>Lý Hùng, Lý Hương khóc khi hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của baThời điểm tôi gặp Nam, con gái đã cứng cáp hơn. Tôi bắt đầu biết nghĩ cho hạnh phúc của bản thân, đồng thời bị sự nhiệt thành, trẻ trung của Nam làm cho tôi như được tiếp thêm năng lượng cho cuộc sống vốn dĩ rất giản đơn của mình. Vì vậy một lần nữa, tôi lại muốn kết hôn. Nam nhỏ hơn tôi 3 tuổi, là con một nhưng khá già dặn, trưởng thành.
Nam có công việc ổn định, lại yêu tôi và biết cách chiều con gái riêng của tôi. Vì vậy, tôi không có lý do gì để từ chối hạnh phúc mà cuộc đời ban tặng. Lúc đó, tôi đã nghĩ như vậy nên khi Nam ngỏ lời xin cưới, tôi lập tức đồng ý với vô vàn giấc mơ tươi đẹp trong đầu. Không ngờ khi trở thành vợ chồng, cuộc sống ở gia đình chồng phát sinh nhiều điều khiến tôi ngày nào cũng thấy mệt mỏi.
Tôi không biết có phải do nhiều năm làm mẹ đơn thân nên tôi quen được sống tự do hay không nhưng quả thực, cuộc sống ở nhà chồng đang khiến tôi thấy mình hối hận vì đã đi bước nữa.
Mẹ chồng khó tính, để ý tôi từ cái váy mới mua đến màu son tôi đánh. Mẹ không muốn tôi mua sắm vì nhà còn nhiều thứ thiết thực hơn phải lo. Tôi đánh son đỏ, mẹ cau mày nói phụ nữ có chồng không nên đánh son đậm quá, nhìn chẳng khác gì "gái gọi".
Bố chồng không ốm đau, bệnh tật gì nhưng ông đặc biệt không thích vận động. Ông có thể nằm ngồi im một chỗ suốt cả ngày, quần áo không chịu thay. Tôi khích lệ ông ra ngoài đi lại, nói chuyện với hàng xóm láng giềng cho thư giãn thì ông gắt lên, nói tôi đừng tự ý về nhà này rồi làm đảo lộn thói quen cũ của gia đình.
Tôi vừa buồn, vừa tự ái vì rõ ràng tôi có ý tốt, đã không được ghi nhận còn bị khoác cho cái mác thích ra vẻ ta đây, chỉ đạo mọi người. Tôi ấm ức tâm sự với chồng nhưng thay vì an ủi vợ, anh thờ ơ bảo từ nay đừng có rỗi hơi làm mấy việc không cần thiết đó nữa.
"Thay vào đó em nên để ý đến chuyện riêng của hai vợ chồng mình thôi", Nam nói vậy và rất nhanh đã khiến tôi hiểu rõ "chuyện riêng của hai vợ chồng" ở đây bao gồm những gì.
Nam kiểm soát tôi trong mọi việc, đi đâu, làm gì, tan làm phải về nhà đúng giờ, quần áo phải mặc theo ý anh. Nam ghen tuông và muốn nắm giữ tôi khác hẳn lúc còn quen nhau.
Nam không cho tôi đăng ảnh lên mạng xã hội, không muốn tôi gọi điện, nhắn tin cho ai mà anh không biết, kể cả đó là khách hàng. Tôi không còn những buổi được đưa con đi chơi vào ngày nghỉ, muốn rủ cô bạn thân đi uống cà phê cũng phải xin phép, chụp ảnh về anh mới yên tâm.
Kinh khủng nhất là Nam yêu cầu tôi công khai thu nhập vì như thế mới chứng tỏ vợ chồng đồng lòng giữ gìn hạnh phúc, xây dựng niềm tin cùng nhau. Tôi gửi tiền về quê cho bố mẹ cũng phải giấu giếm vì anh không muốn. Tóm lại, tôi cảm thấy vô cùng bí bách.
Tôi không muốn sống cuộc sống này, cũng đã nghĩ đến hai chữ ly hôn nhưng bỏ chồng lần nữa thì thật tệ hại. Hôn nhân lần đầu tan vỡ cứ coi như tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm sống, chưa biết cách mềm mại để thấu hiểu, sẻ chia cùng nhau nhưng đến tuổi này, lấy chồng lần thứ hai vẫn không giữ được gia đình thì thật thất bại.
Mỗi lần nhìn con gái thui thủi, chơ vơ trong nhà, tôi lại thấy mẹ con tôi đúng là không thuộc về nơi đây. Cả con và tôi đều không thấy hạnh phúc với lựa chọn này. Rõ ràng cuộc sống đang yên ổn, tôi lại tự bó buộc đời mình để rồi không biết phải làm gì vào lúc này.
Theo Dân trí
Vì lẽ đó, cha mẹ chán ghét, không muốn nhìn và nghe những việc liên quan đến tôi. Tôi rất buồn nhưng hiểu đó là lựa chọn của mình.
Tôi lấy chồng. Nhà anh rất nghèo nên cha mẹ tôi phản đối. Ông bà không hỗ trợ tôi chi phí tổ chức lễ cưới. Tôi phải chắt chiu, dành dụm từng đồng. 3 năm sau, tôi và chồng mới có đủ tiền để tổ chức đám cưới.
Lúc này, em gái tôi cũng rục rịch chuyện cưới xin. Chồng em gái tôi thuộc hàng khá giả, có cả ô tô đắt tiền. Cha mẹ tôi vui và hãnh diện vô cùng.
Tôi là chị nên tổ chức đám cưới trước em gái mấy tháng. Đưa tôi về nhà chồng xong, cha mẹ ra về mà không ngoái lại nhìn con gái một lần. Trong khi, em gái tôi cưới, cha mẹ khóc như mưa, bịn rịn không nỡ về.
Ông bà còn dặn thông gia: "Con gái tôi chỉ biết đi làm, không phải lo chuyện bếp núc. Anh chị đừng bắt con tôi làm việc nhà".
Tôi chưa từng cảm thấy tủi thân khi cha mẹ ưu ái em gái hơn nhưng lần đó, tôi có chút gợn trong lòng.
Sau đám cưới, vợ chồng tôi thuê trọ, còn em gái ở chung với nhà chồng. Ngày tôi có thai, em gái cũng báo tin mừng với nhà mẹ. Cha mẹ dặn em ăn uống cẩn thận, còn rủ nhau nấu món ngon cho em tẩm bổ.
Tôi tự nhủ, mình nghèo không lo được cho cha mẹ thì không nên so bì với em gái. Em là người thường xuyên biếu tiền cho cha mẹ dưỡng già. Cha mẹ lo lại cho em cũng đúng với lẽ thường.
Một tháng trước ngày dự sinh, cha mẹ sang nhà thông gia xin rước em gái tôi về nhà chăm. Tôi chờ mãi, không thấy cha mẹ kêu về nhà ở cữ.
Chị dâu tôi bất bình, ra lời hỏi dò cha mẹ thì ông bà trả lời: "Nó muốn về đây ở cữ cũng được nhưng nhà còn trống 1 phòng, con út ở rồi. Nó về thì ra phòng khách hoặc vào phòng bố mẹ mà ở".
Tôi nghe chị kể lại mà ứa nước mắt. Tôi vốn mạnh mẽ nhưng từ khi mang thai và chứng kiến nhiều việc đau lòng, tâm trạng dễ buồn tủi.
Ngày đi sinh, tôi chỉ có chồng ở bên. Vì chưa kịp chuẩn bị quần áo em bé, chồng để tôi ở lại chờ sinh. Anh chạy đi mua sữa, tã, quần áo,... cho em bé. Lúc tôi chuyển dạ, bên cạnh chẳng có lấy một người thân nào.
Nhà chồng tôi ở xa, lại vào mùa vụ nên mẹ chồng xuống thăm cháu được 3 ngày là phải quay về. Từ đó, tôi tự mình giặt giũ, nấu cơm, chăm con.
Trong tháng cữ của tôi, mẹ đến thăm một lần và mang cho tôi 1kg thịt lợn. Bà đến nhưng không vào phòng, đứng ngoài nhìn cháu ngoại rồi vội vàng ra về. Bà lo đi lâu con út chuyển dạ lại không kịp đưa đi sinh.
Ngày em gái sinh con, cha mẹ tôi luân phiên nhau vào viện chăm. Ông bà chu đáo đến mức con rể và thông gia không còn việc để làm.
Em tôi ở cữ nhà mẹ, được cơm bưng nước rót tận giường. Mỗi ngày, em đều khoe mâm cơm cữ và bình sữa mẹ đặt bên cạnh. Xem ảnh, tôi đau lòng, tủi thân không thể tả.
Chuyện cha mẹ thiên vị con này, con kia vốn dĩ rất bình thường. Tôi cũng hiểu yêu thương thì không thể cân đong đo đếm. Nhưng, với những gì đã trải qua, tôi luôn tự hỏi sao cha mẹ lại ghẻ lạnh với mình đến thế?
Độc giả giấu tên