- Xin chào nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. Vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương” vừa có buổi ra mắt thành công. Có vẻ như anh rất có duyên với đề tài lịch sử?
- Cảm ơn. Tôi chọn đề tài lịch sử, bởi lịch sử đã có độ lùi nhất định đủ để chiêm nghiệm, hơn nữa, những bài học được rút ra từ lịch sử chưa bao giờ là xưa cũ cả. Vả lại, nếu không tái hiện lịch sử bằng những tác phẩm văn học nghệ thuật, thì làm sao thế hệ sau có thể yêu quê hương hơn được.
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. |
- Trong các kịch bản sân khấu về đề tài lịch sử của mình, có vẻ như anh luôn chú ý đến thân phận phụ nữ?
- Phụ nữ Việt dịu dàng, cam chịu trong cuộc sống thường ngày, nhưng rất dũng cảm một khi xảy ra bất cứ biến cố gì với non sông đất nước. Chẳng hạn như trong vở chèo “Nàng thứ phi họ Đặng”, nhân vật Đặng Thuý Hạnh con gái của quốc công Đặng Tất, sau khi cha bị giết, lập tức lên đường và trở thành chiến binh. Hoặc người vợ của tướng quân ăn mày Phạm Ngũ Thư trong vở cải lương “Khất sỹ” cũng không hề cam chịu một cuộc sống tầm thường.
Còn ở vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương”, thì mẹ của Nam Việt Vương Đinh Liễn cũng xin vào thành làm con tin, khi không được chấp thuận thì giả điên vào thành chăm con. Những nhân vật nữ ấy, tôi đều lấy cảm hứng từ lịch sử, nhưng gửi gắm vào đó lòng yêu thương, sự tôn trọng với người xưa.
- Đề tài về nhà Đinh không dễ khai thác bởi đã có rất nhiều vở diễn thành công trong quá khứ. Vậy phải chăng việc chọn khai thác nhân vật Nam Việt Vương Đinh Liễn, với anh, là để tìm ra một hướng đi mới?
- Có thể nói là như vậy. Nhắc đến vua Đinh, người ta thường nghĩ ngay đến chiến công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn của Người.
Thế nhưng, tôi muốn khai thác về cuộc đời của Nam Việt Vương Đinh Liễn, là bởi để có được chiến công đó, một đứa trẻ hơn chục tuổi đã phải vào thành làm con tin, để rồi sau này trở thành thái tử, và còn hơn thế nữa, là một trong “Giao Châu thất hùng” thời ấy.
Một đứa trẻ đi làm con tin, sống một mình trong vòng vây của đối thủ, thực sự với tôi là một câu chuyện hay. Tôi kể chuyện lịch sử theo cách của mình, đó là đem lại cho khán giả những cảm xúc nhân văn, những giằng xé giữa được và mất, giữa quyền lợi cá nhân và dân tộc.
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng khai thác nhiều đề tài lịch sử. |
- Lý do nào khiến anh chọn Nhà hát Chèo Ninh Bình làm nơi gửi gắm đứa con tinh thần của mình?
- Đương nhiên về đề tài vua Đinh thì Nhà hát Chèo Ninh Bình là nơi tôi hướng đến. Ngoài ra, Ninh Bình còn là đất phát tích của chèo chuyên nghiệp, nơi cụ tổ nghề chèo là bà Phạm Thị Trân đã thành danh.
Nhà hát Chèo Ninh Bình đang có một lực lượng nghệ sỹ hùng hậu, nhiều gương mặt trẻ hứa hẹn sẽ bùng nổ trong nay mai. Giám đốc, NSƯT Quang Thập lại là một đạo diễn, một nhà quản lý nghệ thuật có tâm và có tài.
- Một câu hỏi nữa. Thường là ít khi tác giả hài lòng với vở diễn, là bởi nhiều khi vở diễn đã bị thay đổi nhiều so với nguyên tác. Còn cá nhân anh thấy thế nào?
- Tôi không quan tâm nhiều đến chuyện đó. Khi đưa kịch bản, tôi thường nói với đạo diễn rằng cứ thoải mái sửa sang, miễn là đạt kết quả tốt nhất. Nhiều khi, ý văn học là thế, câu từ là thế, nhưng sang đến sàn diễn, lại cho ra một ý tưởng mới. Và trong vở chèo này, tôi hoàn toàn hài lòng bởi tinh thần kịch bản vẫn vậy, chỉ là được bồi đắp cho dày thêm và hấp dẫn hơn.
- Xin cảm ơn nhà văn và chúc anh có thêm nhiều tác phẩm mới!
Không chỉ giỏi chuyên môn, HLV Willander Fonseca còn là người đàn ông mẫu mực trong gia đình, luôn yêu thương và chăm sóc vợ con.
" alt=""/>Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: 'Tôi kể chuyện lịch sử theo cách riêng'Gần 6 năm làm lễ tân tại một nhà nghỉ thuộc quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), chị Mai Thị Duyên (SN 1984, quê Thái Bình) khẳng định, chị đã gặp rất nhiều chuyện bất ngờ.
“Nhà nghỉ có 24 phòng. Mỗi ngày, tôi đón chừng 60 lượt khách. Ngoài một số khách tỉnh xa còn lại các cặp đôi đến nhà nghỉ thường thuê theo giờ”, chị Duyên nói.
Theo chị Duyên, vì lý do nhạy cảm, chị cũng ít trò chuyện và tò mò về khách hàng của mình. Tuy vậy trong quá trình làm lễ tân ở nhà nghỉ này, có một việc đã xảy ra khiến chị Duyên thương cảm vô cùng.
![]() |
Phía sau ánh đèn nhà nghỉ, có rất nhiều tình huống bất ngờ. |
Người phụ nữ sinh năm 1984 kể, khoảng 10h tối ngày hôm đó, chị phát hiện một người phụ nữ bế con nhỏ đứng bên kia đường. Mắt hướng về phía nhà nghỉ.
Đến 11h đêm, chị Duyên định đóng cửa đi ngủ thì người phụ nữ này bước vào. Theo lời người phụ nữ, chồng chị ta đã ngoại tình trong lúc chị ấy ở cữ. Ngày hôm nay, anh ta nói với vợ là phải trực đêm. Thế nhưng anh ta lại đón nhân tình vào nhà nghỉ này.
“Lúc nói chuyện với tôi, chị ấy khóc, nước mắt nhòe nhoẹt. Đứa trẻ trên tay chị cũng gào khóc theo. Tuy nhiên vì quy định của nhà nghỉ, tôi không thể để người ngoài lên phòng. Tôi khuyên chị ấy nên về nhà, giữ gìn sức khỏe cho mình và cho con. Thế nhưng chị ấy vẫn cố nài nỉ”, chị Duyên nói.
Nghe cách mô tả, chị Duyên nhận ra chồng của người phụ nữ nọ đã vào nhà nghỉ cùng một cô gái trẻ. Họ đăng ký ở qua đêm.
“Nếu chị ấy muốn chờ thì phải chờ đến sáng. Trong khi đó, chị ấy mới sinh, đứa trẻ còn non nớt, ngồi chờ suốt đêm thì không thể được”, chị Duyên phân tích.
Cuối cùng, người phụ nữ đành bế con rời đi. Chị Duyên cũng đóng cửa đi ngủ. Ai ngờ, sáng sớm tỉnh dậy, chị Duyên phát hiện người mẹ trẻ và đứa bé vẫn đang đứng trước cửa nhà nghỉ.
“Hình ảnh đó khiến tôi ám ảnh vô cùng", chị Duyên nói.
Lần khác, chị Duyên lại gặp một trường hợp khiến chị phải xót xa. “Đó là câu chuyện liên quan đến vị khách quen của nhà nghỉ”, chị Duyên nói.
Theo lời chị Duyên, mấy tháng liền, nhà nghỉ của chị liên tục đón một cặp đôi lệch tuổi. Người phụ nữ khoảng 45 tuổi còn chàng trai chỉ chừng 20. Cả hai thường đến nhà nghỉ vào buổi trưa và chỉ thuê phòng 1,2 giờ.
Ngày hôm đó, cặp đôi vừa nhận phòng chừng 3 phút thì một người đàn ông mặc quần áo công nhân xồng xộc lao vào. Anh ta đọc rõ tên và số chứng minh thư của người đàn bà vừa lấy phòng rồi nói đó là vợ mình. Tiếp đến, anh ta giật cuốn sổ ghi chép của chị Duyên rồi lao lên tầng tìm vợ.
“Tôi quá hoảng hốt nên báo bảo vệ (đang ăn trưa ở phòng trong) rồi lập tức chạy theo vị khách nọ.
Khi lên đến phòng, tôi đã thấy cặp đôi quỳ lạy dưới đất, khóc lóc, van xin người đàn ông. Thế nhưng người đàn ông chỉ thể hiện sự căm tức bằng cách nhắm nghiền mắt và nghiến chặt răng. Sau đó, anh ta rít lên những lời chua xót”, chị Duyên kể lại.
![]() |
Vụ đánh ghen không ồn ào nhưng khiến nhân viên nhà nghỉ ám ảnh. |
Hóa ra, mẹ đẻ anh ta nằm viện cả tuần nay nhưng chị vợ lấy cớ bận rộn không tới. Mọi việc giao hết cho chồng. Trưa hôm đó, người chồng bận việc, gọi điện nhờ vợ ra viện, mua cơm cho mẹ. Thế nhưng người vợ này kêu ốm, mệt.
Anh chồng tất tả về viện rồi lại mua đồ ăn mang đến cho vợ. Nào ngờ, đến cổng, anh ta nhìn thấy vợ lên chiếc xe cà tàng của một gã trai trẻ - vốn là gia sư dạy toán của con trai, đến nhà nghỉ này.
Theo chị Duyên, sau khi nghe những lời đay nghiến của chồng, người vợ khóc nức nở. “Chị ta nói, đây là lần đầu tiên trót dại nên xin chồng tha thứ...
“Tôi nghe xong, thấy thương thay ông chồng. Tuy nhiên vì quy định của nhà nghỉ. Tôi buộc phải mời tất cả ra ngoài để giữ gìn không gian yên tĩnh cho các khách khác”, chị Duyên kể tiếp.
Việc đánh ghen cũng kết thúc ngay sau đó. Thế nhưng hình ảnh người chồng lên xe ra về. Trên xe, một túi cơm hộp vẫn đang treo lủng lẳng khiến chị Duyên ám ảnh.
“Tôi chỉ mong những người chồng người vợ trong câu chuyện ấy hãy biết trân trọng mái ấm của mình”, nữ nhân viên SN 1984 thở dài.
Vợ của Q đã bỏ chạy khỏi giường tân hôn cùng những tiếng la hét. Q phải lao ra giữ vợ. Lúc ôm được vợ vào lòng, anh mới phát hiện...
" alt=""/>Người mẹ ôm con đứng suốt đêm trước nhà nghỉ khiến nhân viên ám ảnhChuyện tình 'cọc đi tìm trâu' của tiền vệ Huy Hùng và hot girl đất Cảng
Gia đình cầu thủ Duy Mạnh mở tiệc xem trận bán kết AFF Cup 2018
Với kết quả chung cuộc 4-2 (lượt đi và lượt về), Việt Nam đánh bại Philippines, giành tấm vé vào chung kết AFF Cup 2018 gặp Malaysia.
![]() |
Ảnh: Quý Thành |
Ghi nhận của PV VietNamNet tại TP.HCM, ngay khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, cổ động viên Việt Nam đã ùa ra đường ăn mừng bằng nhiều cách khác nhau: nẹt pô xe, thổi kèn, khua trống...
![]() |
Một du khách nước ngoài cũng hòa vào không khí đó, xuống phố đi 'bão'. |
![]() |
Người dân hòa chung niềm vui với tuyển Việt Nam. Ảnh: Quý Thành |
![]() |
Giới trẻ Sài Gòn nhiệt tình xuống đường. Ảnh: Quý Thành |
![]() |
Hai nam thanh niên này dùng giấy vệ sinh quấn quanh người, ngồi xe lăn, đeo ống thở hóa trang thành bệnh nhân xuống phố. |
![]() |
Chiêu hóa trang này lập tức thu hút nhiều sự chú ý của người đi đường. |
![]() |
Thanh niên đeo vàng trĩu người xem bóng đá ở phố Nguyễn Huệ. Ảnh: Văn Châu |
![]() |
Ảnh: Cương Trần |
![]() |
Ảnh: Cương Trần |
![]() |
Nụ cười rạng rỡ của người phụ nữ mưu sinh trong đêm. Ảnh: Quý Thành |
![]() |
Một số người quá phấn khích đã mua cả pháo sáng đốt. |
![]() |
Nhóm cổ động viên này dùng can làm trống, hò hét huyên náo cả một góc phố. |
![]() |
Người đàn ông lớn tuổi lại chọn cách ăn mừng đơn giản hơn. Ông lặng lẽ dừng xe ở một góc, nhìn dòng người hò reo trước mặt. |
![]() |
Nữ cổ động viên ngồi nóc ô tô, cầm cờ vẫy chào mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. |
![]() |
Du khách Tây phấn khích, cầm cờ đỏ sao vàng, hòa chung niềm vui với người dân Việt Nam. |
![]() |
Người đàn ông này dùng can nhựa tự chế chiếc còi cổ vũ, cùng bạn bè xuống phố reo hò trước chiến thắng rực rỡ của các cầu thủ. |
![]() |
Còn cặp đôi này tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm, ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ. |
Ông Nguyễn Quang Thuần - bố đẻ cầu thủ Quang Hải chia sẻ: "Giây phút con ghi bàn, tôi lặng khóc trên khán đài, nghẹn ngào không thốt lên lời".
" alt=""/>Thanh niên Sài Gòn 'đeo ống thở', anh Tây xuống phố đi 'bão' mừng tuyển Việt Nam