Ông Nguyễn Thanh Tùng - Quản lý dự án PCI DSS của 9Pay chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự vì cổng thanh toán 9Pay được trao chứng chỉ bảo mật PCI DSS cấp độ cao nhất. Chúng tôi sẽ không ngừng nâng cấp bảo mật an toàn thông tin, xứng đáng là đơn vị trung gian thanh toán an toàn tại Việt Nam và nâng tầm quốc tế”.
Chứng chỉ PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard - Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán) là một tiêu chuẩn về an ninh thông tin được công nhận toàn cầu và là yêu cầu bắt buộc dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ: cổng thanh toán, trung tâm dữ liệu…; quản lý bởi 5 tổ chức thanh toán quốc tế: Visa, MasterCard, American Express, Discover và JCB. PCI DSS được các tổ chức thanh toán quốc tế nêu trên ủy quyền quản lý cho Hội đồng Bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán PCI SSC (Payment Card Industry Security Standard Council).
Theo đó, CMC là đơn vị QSA (Qualified Security Assessor) được chứng nhận bởi PCI SSC, có đầy đủ năng lực và quyền hạn thực hiện việc đánh giá cấp chứng nhận PCI DSS. Vì vậy, 9Pay đã tin tưởng lựa chọn và tiến hành hợp tác với CMC Cyber Security - tổ chức đánh giá chứng chỉ quốc tế uy tín hàng đầu Việt Nam để cấp chứng chỉ bảo mật PCI DSS. Đây được xem là một minh chứng rõ ràng cho chất lượng của hệ thống an ninh bảo mật tại cổng thanh toán 9Pay.
Để đạt tiêu chuẩn PCI DSS, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng 12 nhóm yêu cầu chính với 182 yêu cầu chi tiết, bao gồm 6 nhóm mục tiêu: xây dựng và duy trì hệ thống mạng bảo mật; bảo vệ dữ liệu thẻ thanh toán; xây dựng và duy trì an ninh mạng; xây dựng hệ thống kiểm soát xâm nhập; theo dõi và đánh giá hệ thống thường xuyên; chính sách bảo vệ thông tin.
Trải qua 6 tháng kiểm tra, đánh giá, cổng thanh toán 9Pay đã được CMC Cyber Security chứng nhận đáp ứng 12 tiêu chuẩn của PCI DSS. Chứng nhận mà cổng thanh toán 9Pay được cấp là phiên bản PCI DSS mới nhất với những điều luật khắt khe hơn trong việc truy cập dữ liệu bao gồm: xác thực đa yếu tố, chấp nhận bổ sung các đối tượng chỉ định, trách nhiệm điều hành lãnh đạo.
Chia sẻ trong buổi lễ, ông Hà Thế Phương - Tổng giám đốc CMC Cyber Security đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng chỉ PCI DSS với đơn vị trung gian thanh toán như 9Pay. Thông qua đó, 2 bên đã xây dựng niềm tin và mở ra cơ hội hợp tác toàn diện trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của khách hàng.
Việc cổng thanh toán 9Pay nhận chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhất, không chỉ tăng độ uy tín cho doanh nghiệp mà còn còn mang đến sự an tâm cho khách hàng khi giao dịch thanh toán mà không sợ lộ thông tin thẻ; đảm bảo mức độ an toàn bảo mật khi xử lý lượng giao dịch lớn.
Chứng chỉ PCI DSS sẽ giúp 9Pay có những bước tiến trong việc triển khai các dự án kinh doanh mới, mở rộng hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn PCI DSS cũng giúp nâng cao mức độ an toàn bảo mật tổng thể cho hệ thống công nghệ thông tin, đem lại lợi thế cạnh tranh cho cổng thanh toán 9Pay so với các trung gian thanh toán khác và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm an toàn nhất khi sử dụng dịch vụ.
Thúy Ngà
" alt=""/>9Pay nhận chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhấtTheo CNN, tỷ lệ sinh (số con trung bình của một phụ nữ sinh ra suốt cuộc đời) của Hàn Quốc nhiều lần xuống mức thấp kỷ lục và xếp gần cuối trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất trên thế giới. Trong khi đó, dân số tiếp tục già hóa, đẩy nước này vào suy thoái nhân khẩu học.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê năm 2020 do Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc công bố hôm 4/1 cho thấy tình hình dường như còn đáng báo động hơn. Cụ thể, xứ sở kim chi chỉ đón 275.815 trẻ chào đời năm ngoái, mức thấp kỷ lục trong khi ghi nhận tới 307.764 trường hợp tử vong, tăng 3% so với một năm trước đó.
Đây là lần đầu tiên xứ sở kim chi có số ca tử vong vượt quá số ca sinh trong một năm và cũng là lần đầu tiên dân số nước này bị suy giảm. Ngoài ra, theo nhà chức trách, dân số tiếp tục già hóa nhanh chóng với 32,7% dân số trong độ tuổi ngoài 40 - 50 và gần 25% trên 60 tuổi.
"Sự suy giảm liên tục tỷ lệ sinh phản ánh, tỷ lệ sinh thấp vẫn là một vấn đề lớn ở Hàn Quốc. Do đó, chúng ta cần phải có thay đổi căn bản trong các chính sách của chính phủ như phúc lợi xã hội, giáo dục và quốc phòng", trích báo cáo của Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc.
Tuy nhiên, báo cáo không đề cập tới các nguyên nhân gây tử vong hay đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến các số liệu thống kê năm ngoái. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 981 người ở nước này.
Trong một báo cáo hồi tháng 12/2020, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc khuyến cáo, tỷ lệ sinh đang suy giảm cùng tình trạng già hóa dân số của nước này nhiều khả năng sẽ "tăng tốc" do tác động tiêu cực của Covid-19 đến nền kinh tế, việc làm, thu nhập và tâm lý của người dân, đặc biệt là nhóm người trưởng thành trong độ tuổi sinh đẻ.
Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc lâu nay còn xuất hiện xu hướng trì hoãn hay lảng tránh kết hôn. Khảo sát của Viện Sức khỏe và các vấn đề xã hội Hàn Quốc phát hiện, đa số người dân trong độ tuổi từ 20 - 44 độc thân vì muốn dành thời gian theo đuổi học hành, sở thích cá nhân hay cảm thấy không có đủ điều kiện, cảm xúc để xây dựng gia đình.
Nhằm giải quyết thực trạng trên, Chính phủ Hàn Quốc đã cho triển khai một số chính sách mới và sáng kiến. Ví dụ, chính phủ đã giảm số giờ làm tối đa từ 68 giờ/tuần năm 2018 xuống 52 giờ/tuần vào năm ngoái. Cuối năm 2020, nhà chức trách công bố Kế hoạch cơ bản lần thứ 4 cho xã hội đang già hóa và có mức sinh thấp, đề ra các chính sách và chương trình hành động để thúc đẩy dân số tỏng 5 năm tới, bao gồm cả thưởng tiền mặt khi sinh con, trợ cấp chăm sóc trẻ em và tăng phúc lợi xã hội cho các gia đình sinh nhiều con.
Tuấn Anh
Trên thế giới, nhiều quốc gia có diện tích rộng lớn, dân cư vẫn thưa thớt nhưng giàu tài nguyên.
" alt=""/>Hàn Quốc báo động giảm dân số kỷ lụcNgày 11/12, hãng xe tự hànhWeRide (Trung Quốc) thông báo đã nhận được hai giấy phép quan trọng từ cơ quan chức năng Singapore cho phép xe bus tự hành của WeRide được phép thử nghiệm trên đường công cộng ở quy mô “lớn hơn”.
Hai giấy phép, lần lượt có tên là M1 và T1, được Cơ quan Giao thông Đường bộ (LTA) của Singapore cấp và sẽ cho phép xe bus tự hành của WeRide thử nghiệm tại các khu vực bao gồm cụm công nghệ One North và Đại học Quốc gia Singapore.
Chỉ 5 tháng trước, WeRide thông báo đã được cấp phép thử nghiệm robotaxi của mình trên đường phố ở UAE - quốc gia đang triển khai những chính sách táo bạo nhằm xây dựng hệ thống giao thông thông minh.
Ngoài ra, WeRide cũng xin được giấy phép thử nghiệm ở các cấp độ khác nhau tại Mỹ và Trung Quốc.
Một trong những giấy phép mà WeRide nhận được có tên là Milestone 1 (hoặc M1) theo phân loại của LTA, thể hiện rằng phương tiện có thể thử nghiệm trên đường phố mở ở một số khu vực nhất định, với người giám sát an toàn có toàn quyền kiểm soát phương tiện.
Để thúc đẩy việc thâm nhập thị trường nước ngoài, WeRide đã tích cực xây dựng mối quan hệ với các cơ quan quản lý sở tại và đối tác kinh doanh trong nhiều năm.
Các nhà đầu tư của WeRide đã chấp nhận bỏ ra hơn 1,4 tỷ USD vốn tài trợ, bao gồm SMRT - nhà điều hành vận tải công cộng lớn ở Singapore, và công ty đầu tư địa phương K3 Ventures.
WeRide đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Woodlands Transport Services, một trong những nhà khai thác vận tải tư nhân lớn nhất Singapore và công ty dịch vụ xe bus EZ Buzz để triển khai kế hoạch thử nghiệm xe tự hành của mình.
Là một trong những công ty sản xuất xe tự hành được tài trợ nhiều nhất Trung Quốc, WeRide được định giá 4,4 tỷ USD vào năm 2022.
WeRide đã trở thành điển hình trong làn sóng các công ty công nghệ Trung Quốc mở rộng hoạt động sang thị trường Singapore.
Vào tháng 3/2023, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã lái chiếc robotaxi WeRide trong chuyến thăm Trung Quốc. Người sáng lập và Giám đốc điều hành của WeRide Tony Han cũng tuyên bố Singapore là “trung tâm khu vực” trong việc mở rộng thị trường châu Á-Thái Bình Dương của công ty.
(theo TechCR)