Ngoài ra, theo chuyên gia của KPMG, các công ty cũng cần phải trở nên linh hoạt. Có 3 yếu tố giúp thích ứng linh hoạt, đó là đa dạng hóa nhà cung cấp, tích cực chuyển đổi số, tìm kiếm các công nghệ phù hợp và cuối cùng là phải làm sao để quản trị rủi ro một cách có hiệu quả.
Theo khảo sát của KPMG, 80% doanh nghiệp được hỏi cho rằng các chương trình chuyển đổi số đã được tăng tốc trong giai đoạn bùng phát của đại dịch Covid-19. Đáng chú ý khi có tới 67% CIO (Chief Information Officer - Giám đốc CNTT) muốn đầu tư nhiều hơn cho công nghệ.
Chia sẻ kỹ hơn về điều này, ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc - Phó Tổng Giám đốc Bộ phận chiến lược và hoạt động KPMG Việt Nam cho biết, tất cả các khách hàng của công ty “Big Four” trong ngành kiểm toán này đều có nhu cầu chuyển đổi số.
![]() |
Rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang có nhu cầu chuyển đổi số. Ảnh: Trọng Đạt |
Tuy vậy, người đứng đầu bộ phận chiến lược và hoạt động KPMG cho rằng, chỉ đầu tư cho công nghệ thôi là chưa đủ. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số cả cách mà công ty mình đang hoạt động.
“Họ phải xác định xem các nguồn doanh thu mới là gì, làm sao để hoạt động hiệu quả, tiếp đó mới nên nghĩ đến việc làm sao để chuyển đổi số.”, ông Phúc nói.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc, chuyển đổi số chính là tương lai. Các doanh nghiệp không tiến hành chuyển đổi số sẽ sớm bị tụt lại phía sau. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số. Cũng nhờ vậy, họ đang tiến xa hơn rất nhiều nếu so với các công ty khác trong ngành.
Trọng Đạt
Trong đại dịch Covid-19, việc sử dụng AI và các công nghệ tự động hoá đang tăng nhanh. Hầu hết các công ty được khảo sát đều đang đầu tư mạnh vào chuyển đổi số.
" alt=""/>Doanh nghiệp không chuyển đổi số sẽ tụt lại phía sau
Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có 94% ngân hàng trong nước đang tiến hành chuyển đổi số, trong đó khoảng 59% đã bắt đầu triển khai, 42% tổ chức tín dụng coi ngân hàng số là chiến lược kinh doanh. 5 năm qua, thanh toán qua Mobile banking tăng trưởng rất mạnh, đạt mức 144%/năm, các hình thức thanh toán truyền thống khác chỉ tăng trưởng 40%. Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã số hóa hoạt động ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình; chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được nghiên cứu, triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.
Nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang ở những bước đầu phát triển dịch vụ tài chính trên di động và thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Nắm bắt được xu thế này, nhiều NHTM đã tập trung đầu tư công nghệ nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cuộc CMCN 4.0. Đã có 93% đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số (Internet banking, Mobile banking…); 80% đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng và thu hút lao động trong lĩnh vực công nghệ cao và CNTT.
Một số ngân hàng Việt Nam đã thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng số và chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, tập trung chủ yếu ở mảng bán lẻ. Ví dụ như không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); dự án ngân hàng số Timo của VPBank; dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của NHTMCP Tiên Phong (TPBank), khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện tử hiện đại E-Zone tại Trụ sở chi nhánh Hà Nội NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngoài ra, các giải pháp e-banking để cung cấp dịch vụ cũng được các ngân hàng phát triển thêm nhằm mở rộng nền khách hàng: chuyển tiền qua mạng xã hội (Facebook, Zalo...), rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB); ứng dụng MyVIB của VIB…
Song mức độ số hóa của các ngân hàng, phần lớn đang ở cấp độ phi tập trung và chia sẻ dịch vụ. Phần lớn các ngân hàng nội địa Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, chỉ có một số ít ngân hàng chuyển đổi số hóa ở nền tảng dữ liệu. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đánh giá, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành tài chính - ngân hàng nhưng cũng là tác nhân thúc đẩy tiến trình số hóa diễn ra nhanh hơn. Việc ứng dụng công nghệ số đã tạo ra nhiều giá trị mới như trải nghiệm khách hàng tốt hơn; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều dịch vụ sáng tạo và an toàn bảo mật hơn.
Nhận định chung về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ông Vũ Viết Ngoạn, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng không gian cho đổi mới sáng tạo, cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính còn rất lớn: “Hiện có tới gần 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh nhưng chỉ khoảng 20% giao dịch ngân hàng trực tuyến và ứng dụng kỹ thuật số. Dư địa chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư còn lớn hơn nữa nếu so sánh với mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trong khu vực”.
Linh Đan
9h30 ngày 21/10/2021, webinar “Re:Architect to Cloud Native for FSI” được dẫn dắt bởi các chuyên gia CMC Telecom - AWS sẽ cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giúp DN tháo gỡ rào cản khi mở rộng hệ thống CNTT, tìm ra giải pháp vận hành tối ưu.
" alt=""/>Hơn 90% ngân hàng trong nước đang tiến hành chuyển đổi số