Thanh tra tỉnh Đồng Tháp vừa có kết luận kết luận thanh tra tại Trường Trung cấp nghề - GDTX Tháp Mười (gọi tắt là trường - huyện Tháp Mười, Đồng Tháp).
Theo kết luận, trường này để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí đào tạo nghề nông thôn, đào tạo nghề theo địa chỉ…
![]() |
Trường Trung cấp nghề - GDTX Tháp Mười. Ảnh Báo Đồng Tháp |
Về quản lý, sử dụng và quyết toán thu - chi kinh phí hoạt động, trường thực hiện không đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật về kế toán.
Cụ thể, năm 2015, trường thu tiền 20% góp vốn của Công ty Cổ phần Thương mại Á Châu, không hạch toán thu - chi mà khấu trừ mua nguyên liệu số tiền hơn 72 triệu đồng là sai quy định.
Tháng 8/2015, trường không mua vật tư để thực hành cho các lớp trung cấp nghề nhưng vẫn làm hồ sơ quyết toán khống số tiền hơn 87 triệu đồng.
Đến khi có kết luận của Tổ kiểm tra Sở LĐTB&XH tỉnh vào ngày 9/11/2016, Trường mới mua số vật tư thực hành nhập vào kho số tiền hơn 87 triệu đồng nói trên.
Năm 2016, trường cho ông Phan Văn Hồng, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán nợ tạm ứng kéo dài số tiền 82 triệu đồng; năm 2017 tạm ứng ngoài sổ sách kế toán để mua vật tư số tiền 52 triệu đồng và một số sai phạm như phần kết quả kiểm tra, xác minh là thực hiện không đúng quy định Luật Kế toán và Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cũng theo kết luận thanh tra, về công tác quản lý, sử dụng viên chức và ký hợp đồng lao động thì từ tháng 5/2015 – 8/2017, trường thực hiện chi trả lương, thưởng và các khoản khác cho 2 hợp đồng lao động là ông Võ Trí Trọng và bà Hồ Nhất Nữ không đúng quy định với tổng số tiền hơn 211 triệu đồng.
Qua xem xét, không thu hồi do thực tế 2 hợp đồng này không làm việc tại trường mà làm việc tại Phòng Người có công thuộc Sở. Việc thực hiện này là không đúng quy định về trình tự, thủ tục quản lý, sử dụng viên chức và ký hợp đồng lao động.
Ngoài ra kết luận cũng xác định việc chấp hành và thực hiện nghĩa vụ thuế từ năm 2014 - 30/6/2017, trường chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng với số tiền hơn 227 triệu đồng.
Về quyết toán kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn, đào tạo nghề theo địa chỉ và hoạt động liên kết đào tạo.
Kết luận thanh tra cho rằng, việc trường có chủ trương liên hệ với ông Trần Hồng Tâm và Nguyễn Anh Tuấn, giáo viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp cung cấp thông tin của 7 giáo viên khác để lập hợp đồng khống dạy lý thuyết các lớp nghề chế biến và bảo quản thủy sản là do trường cần thêm các giáo viên đứng tên để hợp thức hóa hồ sơ, sổ sách cho phù hợp.
Thực tế, việc lập hợp đồng, ký và thanh lý hợp đồng giảng dạy lý thuyết các lớp nghề chế biến và bảo quản thủy sản đối với 7 giáo viên được thực hiện giữa ông Lê Minh Tuấn, Hiệu trưởng, ông Lê Minh Châu, nguyên Phó Hiệu trưởng và ông Nguyễn Phước Khánh, Phó trưởng phòng Đào tạo của trường với ông Tâm và Tuấn để quyết toán khống của 7 giáo viên với tổng số tiền vi phạm hơn 189 triệu đồng từ nguồn kinh phí đào tạo nghề theo Đề án 1956.
Cũng qua thanh tra phát hiện việc tổ chức ghép các lớp chế biến và bảo quản thủy sản tại Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến và Công ty Cổ phần Thương mại Á Châu: từ năm 2014 - 2016, trường có chủ trương ghép các lớp để thực hiện thủ tục quyết toán lấy số tiền thừa chênh lệch với tổng số tiền sai phạm hơn 210 triệu đồng.
Ngoài ra, cơ quan chức năng phát hiện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp ký hợp đồng với trường thực hiện lớp đào tạo công nhân xây dựng (sơ cấp) với 35 học viên.
Kết thúc khóa học, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh đã thanh toán cho trường số tiền gần 35 triệu đồng.
Đáng nói, trường lại lấy danh sách 35 học viên lớp này để tiếp tục lập hồ sơ, ký hợp đồng với Sở LĐTB&XH tỉnh quyết toán kinh phí đào tạo nghề nông thôn năm 2015 theo Đề án 1956 nói ở trên.
Tương tự, năm 2015, trường có ký hợp đồng theo đơn đặt hàng của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Tỉnh Đồng Tháp tổ chức đào tạo 2 lớp cắt gọt kim loại trên máy CNC.
Trường đã quyết toán khống về nguyên vật liệu thực hành, chi phí quản lý lớp với số tiền sai phạm là hơn 33 triệu đồng.
Quyết toán không đúng thực tế về nguyên vật liệu, chi phí quản lý các lớp may công nghiệp năm 2015 và lớp tạo sản phẩm từ lục bình, bẹ chuối năm 2017 với số tiền hơn 7,7 triệu đồng.
Kết luận thanh tra cũng chỉ ra việc chi phụ cấp ưu đãi 30% không đúng quy định. Cụ thể, năm 2015 và 2016, trường thực hiện chi phụ cấp ưu đãi đối với 5 giáo viên không tham gia giảng dạy với số tiền hơn 73 triệu đồng…
Kết luận thanh tra cho rằng, những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn, đào tạo nghề theo địa chỉ, liên kết đào tạo với tổng số tiền hơn 470 triệu đồng. Việc để ngoài sổ sách kế toán, sử dụng số tiền nêu trên là không đúng quy định.
Đề nghị kiểm điểm, chuyển hồ sơ sang công an
Liên quan đến vụ việc, Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Tháp đã ban hành 6 Quyết định thu hồi tiền, với tổng số tiền hơn 616 triệu đồng liên quan đến các vi phạm trong công tác quyết toán kinh phí đào tạo nghề nông thôn, đào tạo nghề theo địa chỉ và liên kết đào tạo.Đến nay, Trường đã nộp khắc phục xong.
Đối với việc chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế số tiền hơn 227 triệu đồng, đã đề nghị Cục Thuế tỉnh xử lý theo quy định. Đến ngày 17/11/2017, Trường đã nộp xong số tiền thuế tại Kho bạc Nhà nước Tháp Mười.
Đặc biệt, Thanh tra tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, tham mưu UBND Tỉnh tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý trách nhiệm GĐ Sở LĐTB&XH với vai trò người đứng đầu trong công tác quản lý, điều hành chưa chặt chẽ, thiếu chỉ đạo kiểm tra, xử lý khắc phục những hạn chế, vi phạm tại trường.
Đồng thời chỉ đạo Giám đốc Sở kiểm điểm trách nhiệm đối với Đoàn Thanh tra Sở do thực hiện chưa hết trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất Giám đốc Sở ký và ban hành kết luận thanh tra số 541 ngày 24/4/2017.
Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm trong công tác quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí đào tạo nghề nông thôn, đào tạo nghề theo địa chỉ và liên kết đào tạo tại Trường sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để tiến hành điều tra, xác minh làm rõ.
Thông tin giáo dục trên báo chí trong tuần qua có những nội dung đáng chú ý, từ các đề xuất liên quan tới sách giáo khoa, tới hiện tượng giáo viên bỏ việc vì lương thấp và các kết quả thanh tra bước đầu ở 2 đại học lớn.
" alt=""/>Hàng loạt sai phạm tại Trường Trung cấp nghềLoại chip mới tích hợp một quang phổ kế siêu nhỏ nằm gọn trên một bảng vi mạch và được vận hành bằng trí thông minh nhân tạo (AI). Chip này rất phù hợp để nâng cấp các loại camera trên nhiều thiết bị, AI cũng sẽ học hỏi để đưa ra những thuật toán đo ánh sáng chính xác hơn.
Ethan Minot - Giáo sư vật lý tại Đại học Khoa học OSU cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh thành công khả năng chế tạo quang phổ kế siêu nhỏ kích thước nano. Quang phổ kế đo cường độ ánh sáng ở các bước sóng khác nhau và rất hữu ích trong nhiều ngành công nghiệp và tất cả các lĩnh vực khoa học để xác định các mẫu và mô tả đặc tính của vật liệu".
Minot nói thêm, thiết bị mới này có thể chỉ nhỏ bằng sợi tóc. Với kích thước siêu nhỏ này, loại chip mới sẽ tốt hơn nhiều so với các máy quang phổ truyền thống đòi hỏi các bộ phận quang học và cơ học cồng kềnh.
Tấn An(Theo ScienceNotes)
" alt=""/>Chip AI siêu nhỏ đo cường độ ánh sángChương trình cũng được hoàn thiện về nội dung dạy học khi lần đầu tiên nội dung nhạc cụ và hợp xướng được đưa vào chương trình.
Chương trình vừa có nội dung tích hợp (lý thuyết âm nhạc), vừa có nội dung phân hóa (nhạc cụ); vừa là môn học bắt buộc (từ lớp 1 đến lớp 9), vừa là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Chương trình có hướng mở, để tác giả SGK và giáo viên vận dụng linh hoạt, tránh quá tải.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Chương trình tập trung phát triển năng lực thẩm mỹ và năng lực âm nhạc, với 4 thành phần: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.
Chương trình có những đổi mới về phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, ví dụ đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, bộ gõ cơ thể, hát bè,...
Chương trình có điều chỉnh tên một vài nội dung, ví dụ: hát, đọc nhạc, thường thức âm nhạc, câu chuyện âm nhạc,...
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc đặc thù dựa trên nền tảng kiến thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ thể hiện ở lĩnh vực âm nhạc như sau:
Thể hiện âm nhạc: Biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận động,... với nhiều hình thức và phong cách.
Cảm thụ âm nhạc: Biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.
Phân tích và đánh giá âm nhạc: Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn cảm của âm nhạc và phong cách biểu diễn.
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc: Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác.
Nghe nhạc là một hoạt động phổ biến trong giáo dục âm nhạc
Hát là một nội dung phổ biến và xuyên suốt chương trình môn Âm nhạc, gồm: bài hát tuổi học sinh, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài, hợp xướng. Nội dung hợp xướng chỉ được học ở trường THPT.
Nhạc cụ là nội dung mang tính phân hóa, gồm: chơi tiết tấu (từ lớp 1), chơi giai điệu (từ lớp 4), chơi hòa âm (từ lớp 6). Tùy theo điều kiện thực tiễn của nhà trường (phương tiện dạy học, năng lực giảng dạy), giáo viên có thể dạy học sinh chơi bộ gõ cơ thể, nhạc cụ tự làm, nhạc cụ Việt Nam (trống nhỏ, song loan, thanh phách, sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, nhạc cụ phổ biến ở địa phương,...) hoặc nhạc cụ nước ngoài (melodica, recorder, ukulele, harmonica, guitar, keyboard,...).
Nghe nhạc là một hoạt động phổ biến trong giáo dục âm nhạc, gồm nghe nhạc không lời và nghe nhạc có lời. Nội dung và yêu cầu cần đạt về nghe nhạc được tích hợp trong tất cả các phân môn, đặc biệt là ở phần học về tác giả và tác phẩm.
Đọc nhạc gồm các nội dung: đọc mẫu âm đơn giản ở giọng Đô trưởng theo ký hiệu bàn tay (từ lớp 1), đọc giai điệu ở giọng Đô trưởng theo ký hiệu ghi nhạc (từ lớp 4), đọc giai điệu ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ (từ lớp 6),...
Lý thuyết âm nhạc là những kiến thức cơ bản, phổ thông và mang tính ứng dụng, làm nền tảng cho các hoạt động thực hành âm nhạc, gồm các nội dung: ký hiệu âm nhạc và các loại nhịp, kiến thức bổ sung. Lý thuyết âm nhạc không học riêng mà tích hợp trong các nội dung: hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Học sinh chỉ học lý thuyết sau khi đã được trải nghiệm qua thực hành. Đây là thay đổi để khắc phục tình trạng dạy học lý thuyết khô khan và nặng nề.
Thường thức âm nhạc gồm: tìm hiểu nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, tác giả và tác phẩm, hình thức biểu diễn, thể loại và cấu trúc âm nhạc, âm nhạc và đời sống. Các nội dung được bố trí dạy học phù hợp với khả năng nhận thức và năng lực của học sinh trong từng cấp học.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chương trình có thêm nội dung nhạc cụ
Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), bởi việc học nhạc cụ làm bối cảnh học tập trở nên đa dạng hơn, vừa giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc (nghe, hát, đọc nhạc) và năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, vừa để giảm bớt lý thuyết, tăng cường thực hành và nâng cao tính ứng dụng.
Thông qua nhạc cụ, môn học giúp học sinh được học bằng đa giác quan, có thể tận hưởng tiết học Âm nhạc một cách thú vị, nâng cao sự trải nghiệm âm nhạc, thể hiện cảm xúc theo những cách khác nhau, khác với cách hát thông thường.
Nhiều học sinh không có khả năng ca hát, một số em đến độ tuổi 12 - 14 thường bị vỡ giọng, nhạc cụ sẽ là phương tiện để các em học tập và thể hiện bản thân.
Học nhạc cụ còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế, thông qua việc học những nhạc cụ Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài.
Giáo viên nên linh hoạt sử dụng các quy trình âm nhạc
Căn cứ vào nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt, thời lượng và đặc điểm của lớp học, giáo viên nên linh hoạt sử dụng các quy trình âm nhạc (nghe - đọc - tái hiện - phản ứng - sáng tạo - trình diễn - phân tích, đánh giá - ứng dụng) cho phù hợp và hiệu quả.
Ở tiểu học, cần tập trung phát triển cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,... Cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp nhiều nội dung và hoạt động.
Ở THCS sẽ tập trung phát triển các kỹ năng âm nhạc cơ bản. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với hứng thú và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, đánh giá, phân tích, sáng tạo, ứng dụng,... Cần thường xuyên củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học từ tiểu học.
Ở THPT sẽ tập trung nâng cao và hoàn thiện kỹ năng thực hành, dàn dựng và biểu diễn âm nhạc. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với phong cách cá nhân, tạo thói quen luyện tập âm nhạc hằng ngày, hình thành định hướng thẩm mỹ và định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dạy học (từ lớp 1 đến lớp 9) của chương trình Âm nhạc mới vẫn là 35 tiết/năm như chương trình hiện hành. Chương trình mới kế thừa khoảng 60% nội dung chương trình hiện hành, gồm các phần: mục tiêu, nội dung dạy học, chuẩn kiến thức và kỹ năng, phương pháp dạy học,... Như vậy, giáo viên âm nhạc hiện nay có thể giảng dạy và đáp ứng được 60% về nội dung và yêu cầu của chương trình mới. Trong thời gian tới, các giáo viên cần được tập huấn để hoàn thành giảng dạy chương trình này.
Chương trình mới đưa thêm nội dung nhạc cụ, do đó tác giả biên soạn SGK cần giảm bớt thời lượng dạy học một số nội dung khác, ví dụ: ôn tập bài hát, lý thuyết âm nhạc, đọc nhạc. Đồng thời nên sử dụng hát làm trục chính, một số nội dung khác (nghe nhạc, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, thường thức âm nhạc, lý thuyết âm nhạc) sẽ được thiết kế xoay quanh trục này; bảo đảm số lượng bài hát, bài đọc nhạc, bài học nhạc cụ trong sách giáo khoa tương đương nhau, liên kết với nhau và dễ thực hiện.
Các trường THPT có thể mời giảng viên, nghệ nhân về dạy
Các trường THPT hiện nay chưa có giáo viên âm nhạc và ở bậc THPT, Âm nhạc là môn lựa chọn, không bắt buộc tất cả học sinh học, do đó, không nhất thiết tất cả các trường phải có ngay và có đủ giáo viên Âm nhạc. Các trường cũng có thể mời giảng viên trường nghệ thuật, mời nghệ nhân hoặc giáo viên Âm nhạc ở THCS giảng dạy một số nội dung phù hợp.
Các Sở GD-ĐT nên chọn một số trường THPT để thí điểm việc triển khai giảng dạy Âm nhạc trước khi nhân rộng.
Theo Ban phát triển chương trình môn học, các thầy cô cần tiếp tục phát huy những ưu điểm về phương pháp dạy học đang vận dụng, đồng thời nên nhìn nhận tích cực trước sự thay đổi của chương trình môn Âm nhạc mới. Chương trình mới xây dựng những bối cảnh học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và các hoạt động học tập, nhằm đáp ứng các nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập. Có thể một số thầy cô sẽ băn khoăn về nội dung nhạc cụ, tuy nhiên các loại nhạc cụ như melodica, recorder, ukulele,... đều là những nhạc cụ có âm thanh chuẩn xác, dễ chơi, dễ hòa tấu. Đa số giáo viên âm nhạc có thể chơi được những nhạc cụ này trong thời gian ngắn học tập.
Các thầy cô cần tìm hiểu, tham khảo và vận dụng một số nội dung và phương pháp dạy học mới như: đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, bộ gõ cơ thể, hát bè,... Bằng kinh nghiệm riêng của mỗi người, cần tạo nên những giờ học Âm nhạc thú vị và sinh động, giúp học sinh được nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, để các em có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Âm nhạc. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Ở chương trình phổ thông mới, Tin học là môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9. Ở cấp THPT, Tin học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
" alt=""/>Chương trình môn Âm nhạc sẽ lần đầu tiên được dạy ở cấp THPT