Trong khi đó, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), có nhận định khác hơn về kết quả thi của thí sinh.
Cụ thể, thầy Du cho rằng về cấu trúc, đề thi tương đồng với đề minh họa mà Bộ đã ra. Trong 40 câu hỏi có 4 câu nằm trong chương trình lớp 11 ( học kỳ 2) và 36 câu thuộc nội dung lớp 12.
Về nội dung, đề thi khái quát toàn bộ chương trình với kiến thức cơ bản.
Về độ khó, có 4 câu vận dụng khi yêu cầu thí sinh so sánh nhưng cũng chỉ ở mức độ vừa. Đề có những câu hỏi nằm rải khắp nội dung học tập. Nếu nắm cơ bản chương trình, thí sinh có thể loại suy và tìm đáp án khá dễ dàng.
Thầy Du dự đoán "phổ điểm ở mức 2,5 vào cao nhất trong khoảng 4,5-6 điểm. Điểm liệt sẽ ít và hầu như không có".
Năm ngoái, Lịch sử là môn thi 'đội sổ' với hơn 52% bài thi tốt nghiệp có điểm dưới trung bình.
Đề Địa lý có những câu hỏi hay, có độ phân hóa tốt
Với môn Địa lý, cô Vũ Thị Huyền, giáo viên Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP.HCM), nhận xét đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2022 có cấu trúc giống với đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đã công bố, phù hợp với tình hình học tập của học sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài.
Đề thi có 40 câu trắc nghiệm, chủ yếu thuộc kiến thức Địa lí 12 (38 câu) và 2 câu kỹ năng thuộc kiến thức Địa lí 11. Các câu hỏi trắc nghiệm được sắp xếp theo độ khó tăng dần, từ câu 71 trở đi có độ phân hóa rõ rệt. Các câu hỏi vận dụng tập trung vào phần kiến thức Địa lí tự nhiên, Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động, giải pháp “chủ yếu”…
Theo cô Huyền, đề thi năm nay không chỉ đáp ứng được yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp mà còn có những câu hỏi hay, có độ phân hóa tốt các đối tượng thí sinh, phục vụ cho việc xét tuyển đại học.
"Thí sinh muốn đạt điểm 9, 10 thì ngoài yêu cầu nắm chắc kiến thức, kĩ năng còn phải biết vận dụng kiến thức thực tiễn và có khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức".
Thí sinh nắm vững kiến thức SGK là có thể đạt điểm 7-8 môn Giáo dục công dân
Đề thi môn Giáo dục công dân năm nay được các giáo viên Tổ Xã hội – Hệ thống giáo dục Hocmai nhận xét có mức độ tương đương đề tham khảo do Bộ GD-ĐT công bố cuối tháng 3.
Trong đề thi không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Riêng với câu hỏi lớp 12, có 64% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I, 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu.
Các giáo viên cho rằng thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7-8.
Bên cạnh đó, 25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng và Vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12. Đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tham khảo, có một số câu hỏi mang tính thời sự như vấn đề tiêm vác-xin phòng Covid 19 cho trẻ em (câu 98 – mã 303).
Đặc biệt, có các câu hỏi cực khó là 113, 117, 118, 120. Đây là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.
Nhóm PV
Nhưng chúng ta phải làm gì khi đối mặt với cuộc tàn sát môi trường lớn như vậy? Mặc dù mỗi cá nhân có thể cảm thấy nhỏ bé và bất lực khi suy ngẫm về tác động mà mình thực sự có thể tạo ra, nhưng bất cứ điều gì chúng ta làm cũng sẽ tạo ra một chút khác biệt.
![]() |
Nhiếp ảnh gia người Brazil Sebastião Salgado và vợ Lélia Deluiz Wanick Salgado. Ảnh: Ricaro Beliel |
Nhiếp ảnh gia người Brazil Sebastião Salgado và vợ Lélia Deluiz Wanick Salgado quyết định cho thấy chỉ một nhóm nhỏ những người đam mê, tận tụy có thể làm được những gì bằng cách bắt đầu trồng lại rừng.
![]() |
Ảnh: Sebastião Salgado |
Salgado là một nhân vật nổi tiếng, đã giành được gần như mọi giải thưởng lớn về phóng sự ảnh và xuất bản hơn nửa tá sách.
Những năm 1990, kiệt sức về thể chất và tinh thần sau khi ghi lại sự man rợ khủng khiếp của nạn diệt chủng ở Rwandan, ông trở về quê nhà ở Brazil, nơi từng được bao phủ trong rừng nhiệt đới tươi tốt. Tuy nhiên, ông đã bị sốc khi thấy rằng khu vực này đã trở nên cằn cỗi và không còn động vật hoang dã sinh sống nữa. Thế nhưng, vợ ông là Lélia vẫn tin rằng nó có thể được khôi phục lại sự xanh tốt như trước đây.
“Khi đó, vùng đất này giống như tôi vậy - mọi thứ đã bị phá hủy” - Salgado nói. “Chỉ có khoảng 0,5% diện tích đất được cây xanh bao phủ”.
“Sau đó, vợ tôi đã có một ý tưởng tuyệt vời về việc trồng lại khu rừng này. Và chúng tôi bắt tay làm điều đó. Sau đó, côn trùng và chim và cá trở lại. Và, nhờ sự gia tăng diện tích cây xanh, tôi như cũng được tái sinh”.
Cùng nhau, Sebastião và Lélia thành lập tổ chức Instuto Terra, một tổ chức nhỏ đã trồng 4 triệu cây con và đưa khu rừng sống lại từ cõi chết.
“Có lẽ chúng ta có một giải pháp”, ông Sal Salado nói. “Chỉ có một thứ duy nhất có thể biến đổi CO2 thành oxy, đó là cây xanh. Chúng ta cần trồng lại rừng, và là rừng với cây bản địa. Nếu bạn trồng rừng với những loại cây ngoại lai, động vật sẽ không trở về và đó sẽ chỉ là một khu rừng “chết”, không âm thanh”.
![]() |
Và vì vậy, sau khi được chăm sóc tối đa để đảm bảo rằng tất cả mọi cây cối được trồng đều có nguồn gốc bản địa, khu vực này đã phát triển mạnh mẽ trong 20 năm sau đó. Động vật hoang dã đã trở lại. Nơi vốn dĩ chỉ có sự im lặng chết chóc bây giờ đã có tiếng hót của chim và tiếng vo ve của côn trùng.
Tổng cộng, nơi đây đã có khoảng 172 loài chim đã quay trở lại, cùng với 33 loài động vật có vú, 293 loài thực vật, 15 loài bò sát và 15 loài lưỡng cư. Toàn bộ hệ sinh thái được phục hồi lại từ đầu.
![]() |
Dự án này đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người bằng cách đưa ra một ví dụ cụ thể và cho thấy môi trường có thể phục hồi nhanh như thế nào với thái độ đúng đắn và hành động tích cực.
Ngân Anh (theo Boredpanda)
Một vụ cháy rừng lớn đang xảy ra tại xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) suốt nhiều giờ liền khiến nơi đây chìm trong biển lửa.
" alt=""/>Vợ chồng nhiếp ảnh gia trồng 20 triệu cây xanh trong 20 năm![]() |
Chung cư Đông Đô, ngõ 100 Hoàng Quốc Việt. Ảnh: Pháp luật plus. |
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 5365/UBND-NC về việc quản lý hành chính tại dự án khu tái định cư, bãi đỗ xe, cây xanh tập trung và công trình công cộng hành chính của CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô - Bộ Quốc phòng.
Theo đó, UBND thành phố đồng ý đề xuất của Sở Nội vụ Hà Nội tại công văn số 2087/SNV-XDCQ ngày 26/8/2016. Giao Sở Nội vụ cùng với UBND các quận: Cầu Giấy, Tây Hồ và CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô - Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho nhân dân, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Trước đó, trong văn bản gửi UBND thành phố, Sở Nội vụ Hà Nội đã báo cáo về tình hình quản lý hành chính tại dự án khu tái định cư, bãi đỗ xe, cây xanh tập trung và công trình công cộng hành chính của CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô, trong đó đề xuất UBND thành phố giao UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Nghĩa Đô quản lý hành chính đối với dân cư tại tòa nhà công trình công cộng hành chính đơn vị ở thuộc công ty này.
Bên cạnh đó, Sở Nội vụ cũng đề nghị giao sở này chỉ đạo, phối hợp với UBND các quận: Cầu Giấy, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm đẩy nhanh các trình tự, thủ tục trình các cấp có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo hướng: chỉnh lý toàn bộ diện tích đất thuộc dự án trên về địa giới hành chính của phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Dự án khu tái định cư, bãi đỗ xe, cây xanh tập trung và công trình công cộng hành chính của CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô (gọi tắt là chung cư Đông Đô) tọa lạc tại ngõ 100, đường Hoàng Quốc Việt là dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ Học viện Quốc phòng,.
Dự án có tổng diện tích 4.226m2, diện tích xây dựng là 2.200m2, chiều cao 21 tầng nổi và 2 tầng hầm. Trong đó, tầng 1 - 2 là khu vực thương mại, tầng 3 - 5 khu văn phòng làm việc và từ tầng 6 - 21 là nhà ở và penthouse.
Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 8/2013 và đến tháng 8/2015, chủ đầu tư dự án đã bàn giao nhà để cư dân chuyển về sinh sống.
Tuy nhiên, dù người dân đã chuyển đến sinh sống tại đây được một năm, nhưng chung cư Đông Đô vẫn chưa xác định được địa giới hành chính, cư dân vẫn không biết nơi mình cư trú là thuộc quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy hay quận Bắc Từ Liêm. Vì đó mà ảnh hưởng đến việc làm hộ khẩu, khai báo tạm trú tạm vắng, ký hợp đồng điện nước, việc xin học cho con cái.
Trước tình trạng này, người dân ở đây đã nhiều lần kiến nghị với cơ quan hữu trách TP Hà Nội giải quyết tình trạng này, và đến nay UBND TP Hà Nội mới chính thức có chỉ đạo.
Theo Bizlive
" alt=""/>Hà Nội: Cư dân chung cư Đông Đô thoát cảnh “vô thừa nhận”