Thông tin từ FPT cho hay, hôm qua, 25/5/2017, tập đoàn này và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong 3 năm, từ năm 2017 - 2020.
Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược này, FPT sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin tốt nhất mà FPT có kinh nghiệm theo yêu cầu của Vietnam Airlines như: thiết bị di động, phát triển website, thương mại điện tử, điện toán đám mây, bảo mật, dữ liệu lớn, Hosting/Data Center, truyền dẫn trong nước và quốc tế, dịch vụ Internet, ứng dụng doanh nghiệp (ERP)...
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines sẽ cung cấp các dịch vụ vận tải hàng không (hành khách, hành lý, hàng hóa) và các dịch vụ thương mại khác theo yêu cầu của FPT một cách đa dạng, thuận tiện. Hãng sẽ dành cho FPT chính sách thương mại đối với khách hàng lớn.
Cũng theo thỏa thuận mới ký kết, FPT và Vietnam Airlines sẽ cùng hợp tác trong việc nghiên cứu và đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở chia sẻ kinh phí đầu tư, doanh thu, chi phí và bản quyền đối với các sản phẩm, dịch vụ CNTT.
" alt=""/>FPT sẽ cung cấp giải pháp bảo mật cho Vietnam AirlinesAlexandria XLF có chiều cao 1,78m, nặng 300kg. Mỗi loa được chế tạo thủ công và có màu sắc khác nhau phù hợp từng gu người nghe. Mẫu loa mới cải tiến hơn so với Alexandria phiên bản trước, tiêu biểu là độ xử lý ở giải trầm và cho phép bộ la thích ứng với các phòng nghe khác nhau; thùng chứa hai loa bass được tăng thể tích lên 14% và thiết kế cho phép hơi xuất từ đường trước hoặc sau loa.
![]() |
Ngoài ra, các củ loa còn lại bao gồm 6 loa con tweeter màng lụa, super tweeter chuyên xử lý dải siêu cao âm, và 2 loa xử lý trung tâm. Để chống nhiễu, mỗi chiếc loa đều được lắp đặt trong một thùng riêng biệt.
" alt=""/>Đi nghe bộ loa có giá 5,5 tỷ đồng tại TP.HCMGóp sức phát triển Vietsovpetro
Trước năm 1985, nhiệm vụ chính của Vietsovpetro là tìm kiếm thăm dò các cấu tạo triển vọng chứa dầu khí để phát hiện các mỏ có trữ lượng công nghiệp. Từ những thành công trong việc phát hiện cấu tạo Bạch Hổ và khoan các giếng thăm dò có dòng dầu công nghiệp, cho thấy triển vọng của công tác phát triển mỏ và sự cần thiết hình thành một đơn vị nghiên cứu - thiết kế đủ khả năng thực hiện các dự án liên quan.
Từ lý do đó, ngày 26/10/1985, Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu khí biển (Viện NCKH&TK) chính thức được thành lập và được tổ chức thành 2 khối: Khối Nghiên cứu khoa học và Khối Thiết kế.
Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ
Mỏ Bạch Hổ được đưa vào hoạt động từ năm 1986, dầu khai thác từ tầng sản phẩm Mioxen dưới. Tiếp theo, dầu trong đá móng granit của mỏ Bạch Hổ được phát hiện và đưa vào khai thác cuối năm 1988. Giai đoạn này, Viện NCKH&TK thực hiện các dự án thiết kế khai thác và xây dựng mỏ với sự trợ giúp, cố vấn của các viện nghiên cứu khoa học thuộc Liên bang Xô Viết.
Trong những năm 1990-1996, Viện NCKH&TK đã được chính thức công nhận là đơn vị thiết kế chính các dự án dầu khí. Các phòng, ban chuyên môn nhanh chóng được bổ sung, đội ngũ chuyên gia được đào tạo chính quy dần hoàn thiện, nhanh chóng triển khai các thành tựu của công nghệ tin học, được trang bị máy tính, các phần mềm chuyên dụng, như: mô phỏng quá trình khai thác, lập mô hình vỉa, mô hình địa chất, xử lý tài liệu địa vật lý giếng khoan… được cập nhật.
Viện đã tự thực hiện hàng loạt các nghiên cứu thiết kế công nghệ có tính chiến lược trong phát triển khai thác các mỏ dầu khí của Vietsovpetro, như: “Sơ đồ công nghệ tổng thể khai thác và xây dựng mỏ” Bạch Hổ và Rồng... Các công trình này được thiết lập và xây dựng 5 năm một lần, làm cơ sở cho Vietsovpetro hoạch định chiến lược trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, xây dựng và phát triển các mỏ dầu khí ở những năm tiếp theo.
Các chức năng nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Khoa học & Thiết kế Dầu khí biển
Với nguồn nhân lực gần 400 CBCNV, trong đó phía Việt Nam có 20 tiến sĩ chuyên ngành, 59 thạc sĩ và nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm, hằng năm, Viện hoàn thành hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học và thiết kế.
Nhiều công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn mà Viện NCKH&TK đóng góp với vai trò chủ đạo, trong đó phải kể đến cụm công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác hiệu quả thân dầu trong đá móng, granitoit đệ tam bể Cửu Long thềm lục địa Việt Nam” - thân dầu đặc biệt hiếm có trên thế giới. Công trình này đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2012.
Tiếp đó là cụm công trình “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam”, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2017.
Trong quá trình phát triển, Viện NCKH&TK đã thực hiện hơn 550 thiết kế địa chất - công nghệ xây dựng các giếng khoan, thiết kế vận hành khai thác 6 mỏ dầu khí với hơn 500 giếng khoan, thiết kế và xây dựng “Thành phố nổi trên thềm lục địa Nam Việt Nam” bao gồm 2 giàn công nghệ trung tâm, 11 giàn cố định, 26 giàn nhẹ, 6 kho nổi chứa xuất dầu không bến, 750km đường ống ngầm, trên 268km cáp ngầm và nghiên cứu phân tích trên 100.000 mẫu đất đá và chất lưu.
Tăng cường khai thác, tìm kiếm các mỏ dầu mới
Viện NCKH&TK đã công bố 92 báo cáo nghiên cứu tiềm năng dầu khí, 64 báo cáo tính toán, cập nhật trữ lượng, 95 báo cáo cơ sở lựa chọn vị trí các giếng khoan thăm dò, thiết lập 42 kế hoạch phát triển mỏ, trên 50 luận chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng các công trình biển và mua sắm các phương tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất của Vietsovpetro, khảo sát thiết kế xây dựng và giám sát thi công hàng chục trạm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật trên Biển Đông...
Những thành tựu này không những góp phần quan trọng cho hoạt động sản xuất hiệu quả của Vietsovpetro, đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho ngành Dầu khí Việt Nam, khoa học dầu khí thế giới, làm thay đổi các quan điểm trong tìm kiếm, thăm dò và vận hành các mỏ dầu khí ngoài khơi trên thế giới.
Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học của Viện tập trung chủ yếu vào nghiên cứu, đưa ra các giải pháp công nghệ nhằm duy trì và tăng cường khai thác ổn định các mỏ dầu khí ở Lô 09-1, đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò và phát hiện các mỏ dầu mới cho Vietsovpetro. Ngoài ra, Viện còn là trung tâm đào tạo nhiều chuyên gia - không những cho các đơn vị của Vietsovpetro mà còn cho nhiều công ty dầu khí khác.
Vũ Ngọc Minh
" alt=""/>Dấu ấn khoa học công nghệ ngành dầu khí