Phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 5 vào sáng 5/6/2015, ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel đã đưa ra kiến nghị, Bộ TT&TT xem xét cấp giấy phép cung cấp dịch vụ 4G cho Viettel ngay trong năm 2015, để Viettel có thể tự bỏ vốn đầu tư và chính thức triển khai 4G từ năm 2016.
Viettel đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép thử nghiệm dịch vụ 4G ở băng tần 1600Mhz và nhà mạng này đã triển khai thử nghiệm từ cuối năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, theo ông Lê Đăng Dũng, Bộ TT&TT nên xem xét bỏ qua giai đoạn cấp phép thử nghiệm,thay vào đó tiến hành cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chính thức, sau đó cho doanh nghiệp đấu giá băng tần để triển khai cung cấp dịch vụ ngay từ đầu năm 2016.
Lý do khiến Viettel đưa ra kiến nghị này, đó là: cùng với việc song song với thử nghiệm 4G ở Việt Nam, Viettel cũng đang thử nghiệm 4G ở Lào Camuchia. Viettel cho rằng, Việt Nam đã chậm triển khai 4G so với nhiều nước ASEAN, do đó việc kéo dài thời gian thử nghiệm sẽ khiến Việt Nam càng đi chậm hơn so với nhiều nước. Vì vậy, đề nghị Bộ TT&TT cấp giấy phép 4G luôn cho Viettel trong năm 2015, để Viettel được triển khai đầu tư, được cấp băng tần luôn trong năm nay.
" alt=""/>Viettel đề nghị cấp phép 4G ngay trong năm 2015Vụ Vinaca: Bắt giám đốc sản xuất than tre
Ông Trần Bắc Hà vi phạm rất nghiêm trọng, phải xử lý kỷ luật
Bắt đầu đặt kế hoạch vùng đô thị thông minh ở Việt Nam
Vùng đô thị Việt Nam hiện nay được xác định bởi quy hoạch xây dựng vùng lãnh thổ. Có 2 vùng đô thị lớn là Vùng Thủ đô Hà Nội, được quy hoạch vào loại vùng đô thị cực lớn, và Vùng TP.HCM. Vùng Thủ đô Hà Nội gồm thành phố Hà Nội là hạt nhân và 9 tỉnh là Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình.
Trong khi đó, Vùng TP.HCM gồm 8 đơn vị cấp tỉnh: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, TP.HCM được xác định là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với 4 cực phát triển và 15 đô thị vệ tinh.
Việc phát triển vùng đô thị thông minh cũng bắt đầu được nhắc đến. Mới đây UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 1652, “Phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó thể hiện định hướng liên kết vùng.
Theo đó với tầm nhìn đến 2030, thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu trở thành một thành phố thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, tham gia vào chuỗi liên kết thành phố thông minh, là hạt nhân đầu tàu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong chuỗi liên kết đô thị thông minh cấp quốc qua, khu vực và quốc tế.
Tương tự, Nghị quyết số 07 về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được ban hành. Theo mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Sóc Trăng sẽ hoàn thành chuyển đổi số đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Anh Hào
Thủ tướng vừa giao Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển đô thị thông minh theo đề án giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.
" alt=""/>Vùng đô thị thông minh ở Việt Nam đang ở giai đoạn nào?