
Áp suất lốp thấp |
Lọc khí quá bẩn
Lọc khí bẩn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của xe. Vì vậy cần chú ý đi kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh bộ phận lọc gió tại các đại lý chính hãng định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần.
 |
Lọc khí bẩn |
Hệ thống làm mát trục trặc
Cảm biết nhiệt độ hỏng gây nên tình trạng Ecu không nhận định được động cơ đang ở tráng thái nào, mặc định đang hoạt động ở trạng thái lạnh làm hệ thống phun nhiên liệu nhiều hơn để làm nóng máy gây nên tình trang hao xăng. Nếu kéo dài sẽ gây hại cho động cơ. Vì vậy nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động bình thường tránh những lãng phí, hư hại khác.
 |
Hệ thống làm mát trục trặc |
Quên thay dầu
Quên thay dầu trong thời gian dài, khả năng bôi trơn của dầu không còn hiệu quả, dẫn đến ma sát giữa các chi tiết động cơ trở nên lớn hơn khi hoạt động, khiến động cơ nóng hơn, vì thế xe sẽ tốn xăng hơn bình thường đồng thời việc quên thay dầu làm giảm đi đáng kể tuổi thọ động cơ.
 |
Quên thay dầu theo định kỳ |
Tắc đường xả
Mọi sự cản trở nào trong hệ thống xả đều làm tăng áp suất khí xả, do đó làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu. Nếu đường ống xả có dấu hiệu móp méo vì va chạm nên cố gắng khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Nếu cảm thấy đường ổng xả bị tắc, nghẹt, cần sử dụng các dụng cụ kiểm tra chuyên dụng để kiểm tra tìm kiếm nguyên nhân từ đâu. Nếu phát hiện do sự chênh lệch áp suất giữa đường nạp và xả thì nhiều khả năng bộ chuyển đổi xúc tác đã hỏng.
 |
Tắc đường xả |
Bugi bị ăn mòn hoặc bị bẩn
Mặc dù đây là chi tiết rất nhỏ trong chiếc xe, nhưng nó rất quan trọng đối với mỗi chiếc xe ô tô. Với nhiều bác tài có kinh nghiệm lâu năm có thể nhận biết được tình trạng xe qua màu sắc của bugi. Bugi bị mòn hoặc quá bẩn có thể làm xe bị lỗi đánh lửa, bỏ máy hoặc cháy không hết. Cần lưu ý, nếu bugi bị bẩn sẽ làm giảm tuổi thọ của bugi và làm xe trở nên tốn xăng hơn.
Theo Cartimes
" alt=""/>Vì sao ô tô của bạn hao xăng bất thường?
 có con trai mắc bệnh hở van tim. Vợ bệnh nặng, cậu con trai lại đã ly hôn từ lâu nên một mình ông Kim phải đưa con lên viện.</p><p>“Chỉ mong con có thể sống. Sau này khỏi rồi, con không làm được việc nặng nữa thì để bố làm thay con.”, Ông Kim rưng rưng khi nhắc đến con trai.</p><table class=)
 |
Quá trình chờ đợi người thân trong phòng mổ luôn là khoảng thời gian thật dài - Ảnh: Nguyễn Liên |
Ở Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, có rất nhiều trường hợp như ông Kim. Mỗi ngày, đơn vị này thực hiện trung bình từ 6 đến 9 ca mổ tim, cả cho trẻ em và người lớn.
Ca mổ hoàn thành, bệnh nhân sẽ được chuyển từ tầng 3 - phòng Mổ xuống tầng 2 - phòng Hồi sức tích cực, đều là phòng cách ly. Góc cầu thang tầng 2, Trung tâm Tim Mạch bởi vậy luôn có rất đông người nhà bệnh nhân ngồi chờ.
“Chúng tôi có phòng lưu trú cho người nhà bệnh nhân ở phía dưới, nhưng vì tâm lý sốt ruột nên họ không yên tâm ngồi ở đó. Mọi người thường chờ ở quanh khu vực tầng 2 để nhanh chóng biết được tình hình của người thân mình”, Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Thu, Khoa Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E cho biết.
Ở quanh cầu thang tầng 2 này, những bức tường gần như không còn khoảng trống. Trên những mảng loang lổ, lộn xộn chất chứa bao tâm tư, hi vọng của những người cha, người mẹ, người con chờ ca mổ hoàn thành.
 |
|
 |
|
 |
Bức tường loang lổ là nơi chất chứa bao tâm tư của những gia đình chờ người thân trong ca mổ - Ảnh: Nguyễn Liên |
Anh Nguyễn Văn Phương (32 tuổi, Kinh Môn, Hải Dương) có con gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh đang được phẫu thuật. 4 tiếng đồng hồ trôi qua, vợ chồng anh luôn trong tình trạng đứng ngồi không yên.
“Cầm điện thoại trên tay, lúc nào tôi cũng run, chỉ sợ có cuộc gọi đến của bác sĩ. Ca mổ đã hoàn thành thì không sao, nhưng đang mổ mà bác sĩ gọi thì chắc con mình gặp chuyện không hay rồi”, anh Phương tâm sự.
Chị Lê Thu Thảo (25 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ) cùng chồng cũng không thể ăn uống, nghỉ ngơi suốt từ sáng, khi đứa con 6 tháng tuổi bước vào phòng mổ.
“Tôi viết lên tường, bảo con hãy cố gắng lên. Con còn rất nhỏ, nhưng tôi tin là con sẽ mạnh mẽ vượt qua khó khăn này. Chúng tôi cũng sẽ mạnh mẽ để chiến đấu cùng con”, chị Thảo xúc động nói.
 |
Những mảng tường dường như không còn chỗ trống - Ảnh: Nguyễn Liên |
Theo bác sĩ Đoàn Thị Hoài Thu, Khoa Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E, đặc thù của mổ tim là khó xác định thời gian ca mổ kết thúc. Bởi vậy, người nhà thường sẽ rất lo lắng, sốt ruột trong quá trình chờ đợi.
“Cùng một dị tật, một bệnh đó nhưng mỗi người mỗi khác, những nguy cơ, rủi ro trong quá trình phẫu thuật của mỗi người cũng khác nhau. Có những ca mổ thậm chí kéo dài từ sáng tới đêm vẫn chưa xong”, bác sĩ Thu chia sẻ.
 |
Người nhà bệnh nhân thường có những bữa ăn tạm nơi góc cầu thang - Ảnh: Nguyễn Liên |
Ở khu cầu thang tầng 2, ngoài những người chờ ca mổ hoàn thành, còn có cả những gia đình chờ tin tức từ người thân đang cấp cứu trong phòng Hồi sức tích cực.
Bà Vũ Thị Hường (50 tuổi, Việt Yên, Bắc Giang) cùng các em đang chờ tin về người mẹ ngoài 70 tuổi vừa được đưa vào cấp cứu. Mẹ bà Hường mổ tim đã được 1 tuần và đang dần hồi phục, nhưng bệnh bất ngờ trở xấu.
 |
Bà Hường cùng các em ngồi thẫn thờ nơi cầu thang tầng 2, chờ tin tức về mẹ - Ảnh: Nguyễn Liên |
“Tôi rất lo. Chỉ mong mẹ tôi qua khỏi, về với chúng tôi.”, bà Hường không giấu nổi những giọt nước mắt.
Ở khoảng không nhỏ hẹp này có rất nhiều số phận khác nhau. Họ ở đây cả ngày trời chỉ với hi vọng nghe được tin tốt lành về người thân của mình. Những dòng chữ viết lên tường ngày một nhiều, đem theo cả những lắng lo, khắc khoải từng giờ của những người chờ tin.
 |
Góc cầu thang tầng 2 trở thành “phòng nghỉ tạm thời” của nhiều người - Ảnh: Nguyễn Liên |
Nơi không đèn, không điều hòa, không quạt này đã trở thành những phòng nghỉ tạm thời cho nhiều người.
Họ bảo, họ không thể rời nơi này. Họ sẽ còn ở đây, tiếp tục chiến đấu cũng những người thân đang giành giật sự sống trong cánh cửa khép kín kia…
Nguyễn Liên

Chiến thắng ung thư máu, cô gái trẻ vẫn quyết 'không rời' khu điều trị hóa chất
- Cô gái ấy thanh thuần, trong veo như chính cái tên của cô vậy. Nhiều người nói cô bao đồng. Nhưng cô bảo, đơn giản là nếu cô không “bao đồng” như vậy, cô khó mà sống tiếp được.
" alt=""/>Chuyện cảm động phía sau những bức tường loang lổ ở bệnh viện E