
Biểu tượng của đồng MonaCoin là hình một con mèo. Ảnh: MakeUseOf. |
MONA được đặt tên theo meme của chú mèo tạo từ văn bản ASCII - chuỗi các ký tự của ngôn ngữ lập trình. So sánh với Bitcoin và Litecoin, ưu điểm của đồng tiền này là thời gian thực hiện khối nhanh hơn Bitcoin 1,5 phút.
Do đó, MonaCoin sẽ có phí giao dịch thấp và ít tiêu tốn năng lượng máy đào hơn. Mặc dù vậy, dung lượng lưu trữ của đồng này khá hạn chế, người dùng chỉ có thể chứa trong ví của bên thứ ba như là Electrum MONA và Coinomi.
Tiền số phân PooCoin
 |
Trang chủ của website đồng tiền PooCoin. Ảnh: Chụp màn hình. |
PooCoin ra mắt vào tháng 3 năm 2021. Đồng tiền này ra đời dựa trên nền tảng Binance Smart Chain. Nhà phát hành đã "chào hàng" và so sánh chúng như Dogecoin thứ hai.
Giống như các loại tiền mã hoá meme khác, PooCoin đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người dùng vì ý tưởng điên rồ lấy cảm hứng từ phân. Khối lượng giao dịch của đồng coin này ở mức rất thấp, chỉ khoảng 463.021 USD trong 24 giờ. Tuy nhiên, vào ngày 12/5 PooCoin đã đạt được mức giá 15.08 USD - tăng gần 7 lần so với giá khi phát hành.
Tiền số củ tỏi Garlicoin
 |
Biểu tượng của Garlicoin là một củ tỏi. Ảnh: KnowYourMeme. |
Garlicoin hay GRLC, được bắt nguồn từ một bài đang trên Reddit vào năm 2013. Một tài khoản mang tên u/Digitalized Orange, đã có một bài đăng nói rằng nếu dự án này nhận được hơn 30.000 lượt ủng hộ, họ sẽ tạo ra đồng tiền mã hóa meme này.
GRLC được ra đời dựa trên đoạn mã của đồng Litecoin, thời gian thực hiện khối của nó là 40 giây. Nhóm phát triển tuyên bố rằng Garlicoin sẽ không được khai thác bằng các ứng dụng cụ thể. Họ đã nắm giữ phần lớn số tiền, sự khan hiếm của đồng tiền mã hóa này đã khiến giá trị của chúng trở nên cao hơn.
Tiền số hải tặc Pirate Chain
 |
Trang chủ website của Pirate Chain. Ảnh: MakeUseOf. |
Pirate Chain ra đời vào năm 2018. Coin này được giao dịch với tên là ARRR, phát hành dưới dạng tiền riêng tư, chỉ cho phép những giao dịch ngang hàng và ẩn danh.
Coin riêng tư đảm bảo rằng không ai có thể xem người dùng đã mua gì và không thể xem họ có bao nhiêu đồng tiền này trong ví.
Tiền số chuối Banano
 |
Biểu tượng của đồng Banano là hai quả chuối chồng lên nhau. Ảnh: MakeUseOf. |
Giống như Pirate Chain, Banano hay BAN cũng đã được ra mắt vào năm 2018. Chúng được giới thiệu như một loại tiền meme vui nhộn.
Tiền mã hóa này được phát triển dựa trên công nghệ đồ thị định hướng không tuần hoàn (Directed Acyclic Graph), một dạng cấu trúc dữ liệu đồ thị trên khối. Banano đang được phân phát miễn phí trên các mạng xã hội lớn, người dùng có thể lưu trữ trong các ví như Kalium, Vault và Pippin Developer.
Tiền số Elon Musk - Elongate
 |
Trang chủ của đồng Elongate. Ảnh: MakeUseOf. |
Có một loại tiền điện tử dành riêng cho tỷ phú Elon Musk. Nhà sáng lập Tesla đã có vài bài đăng trên Twitter về Dogecoin vài lần trong năm qua khiến mức giá của đồng tiền này tăng vọt.
Vào tháng 3 năm 2021, Musk đã viết một dòng tweet yêu cầu giới truyền thông đặt tên cho bất kỳ vụ bê bối nào của ông là “Elongate”.
 |
Đoạn tweet của tỷ phú Musk về cụm từ "Elongate". Ảnh: Chụp màn hình. |
Không lâu sau, các nhà phát triển đã tung ra Elongate dựa trên nền tảng Binance Smart Chain. Trang web của đồng tiền mã hóa này cho rằng sự ra đời của chúng là cầu nối với các tổ chức từ thiện thông qua phí giao dịch thụ động và các khoản đóng góp tích cực.
Đồng Elongate thường được trao đổi trên các trang web như Pancakeswap, Blockfolio và lưu trữ trong ví MetaMask.
7. Tiền số bánh mỳ - Baguette Token
 |
Biểu tượng của Baguette Token là một ổ bánh mì. Ảnh: MakeUseOf. |
Baguette Token hay còn được gọi là BGTT được phát hành vào năm 2020 nhằm mục đích kết nối thế giới ẩm thực và tiền mã hóa. Kể từ khi ra đời, chúng đã được giao dịch cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm mua sắm trực tuyến, chơi game và khai thác thanh khoản để thu thêm lợi nhuận.
Đồng tiền mã hóa này hiện được trao đổi trên ATOMARS và ProBit, những thị trường trao đổi tiền điện tử hàng đầu thế giới. Người dùng có thể lưu trữ BGTT trên ví MetaMask như đồng Elongate.
(Theo Zing)

Elon Musk "nhuộm đỏ" sàn tiền ảo, thổi bay 300 tỷ USD vốn hóa
Chỉ bằng một dòng tweet, tỷ phú Elon Musk tiếp tục khiến thị trường tiền mã hóa chao đảo trong sáng nay theo giờ Việt Nam.
" alt=""/>Một loạt tiền điện tử được tạo ra từ những trò đùa

 |
Vợ chồng Ben và Brandy Luderer làm việc trong cùng học khu ở New Jersey. |
Nhiệt độ cơ thể của Brandy luôn thấp nên các bác sĩ không thấy cô bị sốt. Cô có khó thở một chút nhưng đang được chữa trị. Ben cũng không quá lo lắng khi bản thân cảm thấy không khỏe. Bởi vì họ đều còn trẻ và khỏe mạnh.
Vợ chồng Luderer đều là giáo viên giáo dục đặc biệt ở cùng học khu Cliffside Park, New Jerrsey. Brandy dạy ở trường số 4 còn Ben dạy trường số 6. Vốn là một ngôi sao bóng rổ thời trung học, Ben tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với vai trò huấn luyện viên đội bóng chày của trường.
Tuy nhiên, với Ben, các triệu chứng nhanh chóng xấu đi. Mỗi lúc anh càng cảm thấy khó thở, và vào thứ Sáu cuối cùng của tháng 3, Ben nói với Brandy rằng cần tới phòng cấp cứu."Anh ấy rất lo. Anh ấy vào phòng ngủ, lúc đó tôi còn đang nằm trên giường, anh ấy nói với tôi là phải tới bệnh viện".
Ngay sau đó, Brandy đưa chồng đi viện. Cô không thể ở lại cùng chồng vì bệnh viện không cho người nhà ở lại. Vì vậy, cô ngồi trong xe hơi suốt đêm và nhắn tin qua lại với chồng để nắm được tình hình.
Tại bệnh viện, Ben được thở oxy và phản ứng tốt. Họ cho anh uống nước và thuốc Tylenol, rồi cho anh về nhà ngay trong đêm. "Cứ tiếp tục công việc ở nhà như bình thường", bác sĩ dặn dò Ben.
Chủ nhật tiếp theo, Ben cảm thấy tốt hơn. Anh ra khỏi giường và ăn bữa tối đầu tiên. "Đó là một ngày tuyệt vời. Anh ấy dậy và đi quanh nhà, trò chuyện với chúng tôi", Brandy nhớ lại. Dường như Ben đang trên đà hồi phục. Nhưng đêm đó, các triệu chứng tái phát.
"Ben nói ban đêm là khoảng thời gian tồi tệ nhất, anh ấy vã mồ hôi và rất khó thở", Brandy kể.
Đêm đó, Ben đặc biệt thấy khó chịu. Bởi vì Brandy ngủ ở sofa, nên họ nhắn tin cho nhau. Ben nhắn cho vợ "anh rất mệt" và Brandy nhắn lại hỏi chồng có cần đi cấp cứu không, thì Ben trả lời "anh không biết nữa".
"Vì vậy, tôi cố hết sức để giúp anh ấy cảm thấy thoải mái hơn" Brandy kể. Khi Ben cảm thấy đỡ, Brandy nghe ngóng qua cửa phòng ngủ và thấy chồng thở nhẹ, cô trở lại ghế để ngủ. Lúc 2h sáng, Brandy dậy kiểm tra chồng một lần nữa thì tất cả dường như ổn. Nhưng khi tỉnh dậy lúc 6h sáng, người vợ thấy chồng mình nằm bất động trên giường.
"Dù anh ấy biết bạn 5 phút hay biết bạn cả đời, anh ấy cũng dành cho bạn sự tôn trọng như nhau, cố gắng tiếp cận và giúp bạn, làm cho bạn cười vui theo bất kỳ cách nào có thể. Anh ấy là kiểu người như vậy đấy", Brandy nói về chồng.
Brandy và Ben không những là vợ chồng mà còn là bạn thân, làm việc cùng học khu, lái xe đi làm cùng nhau mỗi ngày. Brandy không biết rằng từ nay cô sẽ phải làm điều đó mỗi ngày mà không còn Ben ở cạnh nữa. Brandy vẫn chưa thể hiểu. Cô biết chồng mình bị ốm nhưng làm sao một người 30 tuổi có sức khỏe tốt, không hề mắc sẵn bệnh nào khác lại tử vong nhanh như vậy.
Câu chuyện của Ben Luderer chỉ là một trong nhiều vấn đề đang khiến các quan chức y tế quan tâm. Tại sao một số người trẻ khỏe lại bị ốm và ra đi nhanh chóng?.
Sự thật là Covid-19 dường như nguy hiểm nhất với người già, đặc biệt là những người có sẵn bệnh trong người như tim mạch, tiểu đường hay các vấn đề về hô hấp. Có thể hệ miễn dịch của người già không thể chống chọi được dịch bệnh và virus corona chủng mới dễ dàng tái tạo, lan nhanh và khiến cơ thể không trụ nổi.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn và lắng nghe nhiều câu chuyện hơn, có thể thấy không ít người trẻ như Ben vẫn có thể nhiễm bệnh và tử vong. Covid-19 rõ ràng là căn bệnh không chỉ của người già, vẫn có thể lây nhiễm cho người trẻ và khỏe, gây ốm nặng đến mức phải nhập viện.
Trong thống kê giai đoạn đầu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ở 4.449 bệnh nhân biết rõ tuổi, 18% ở độ tuổi 45-54, 29% ở độ tuổi 20-44. Trong số những người phải nhập viện, 18% ở độ tuổi 45-54 và 20% ở độ tuổi 20-44.
Những người trẻ hơn ít rủi ro tử vong hơn, nhưng vẫn có một mẫu bất thường dường như đang nổi lên. Và đây chính là điều khiến Covid-19 là "căn bệnh bất thường".
Vậy lý do nào đứng phía sau? Các nhà khoa học và nghiên cứu băn khoăn liệu câu trả lời có nằm trong gien của chúng ta hay không và họ đang bắt đầu tìm hiểu điều gì khác biệt ở những người nhiễm bệnh nhẹ và những người tử vong.
Một khả năng là biến thể gien trong gien ACE2. ACE2 là một enzyme gắn vào mặt ngoài của các tế bào trong phổi và trong tim. Trong một bài báo trên tạp chí Science, Tiến sĩ miễn dịch học Philip Murphy thuộc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm quốc gia Mỹ mô tả "các biến thể của gien ACE2 làm thay đổi thụ thể mà có thể khiến virus dễ hoặc khó xâm nhập tế bào phổi hơn".
Cũng có thể một thành phần quan trọng mà cơ thể tạo ra, được gọi là chất hoạt động bề mặt cho phép phổi mở rộng và co bóp tốt hơn, trở nên cạn kiệt ở một số bệnh nhân bị nhiễm virus corona. Nếu bạn ví phổi của mình như một miếng bọt biển thì chất hoạt động bề mặt sẽ là chất tẩy rửa làm cho phổi mềm và dẻo. Nhưng không có chất hoạt động bề mặt thì phổi của bạn sẽ trở nên cứng và khó co bóp. Đây có thể là lý do một số bệnh nhân tiếp tục phải vật lộn với bệnh dù đã được dùng máy thở.
Một cách khác đang được theo đuổi là hiểu rõ hơn cách thức hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus và vi khuẩn ngay từ đầu. Ở một số người trẻ khỏe, một hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh có thể dẫn đến một cơn bão phản ứng tràn khắp phổi và các cơ quan khác. Trong những trường hợp đó, vấn đề không phải ở tuổi tác hay hệ miễn dịch yếu mà là bởi nó hoạt động quá tốt. Một số bác sĩ ở tuyến đầu nhận định đó là lý do các steroid - chất ức chế hệ thống miễn dịch - dường như mang lại lợi ích ở một số người.
Một giả thiết khác nữa có thể là do một số người trẻ khỏe hơn nghĩ mình không dễ đổ bệnh, nên không coi trọng giãn cách xã hội, và kết quả là tiếp xúc với số lượng virus lớn từ môi trường.
Để xác định rõ bệnh lý cơ bản thì có thể mất nhiều tháng trời, và cũng còn tùy từng bệnh nhân bất kể tuổi tác. Nhưng sự thật là nhiều người trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh là vì người Mỹ có tỷ lệ cao bị các bệnh nền như tiểu đường. Ngoài ra, những ca như Ben Luderer cần được tìm hiểu nhiều hơn mới có thể kết luận.
Vợ của Ben nói, các bác sĩ đến nay vẫn chưa thể giải thích điều gì đã xảy ra với chồng cô. "Chúng tôi thực sự không biết. Tôi thực sự không biết", Brandy nói.
Có thể nói, dù tuổi tác thế nào hay bệnh nền ra sao, lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: Ở trong nhà, rửa tay và giảm tối đa nguy cơ nhiễm virus.
" alt=""/>Bí ẩn lý do Covid