Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nghe báo cáo về tình hình triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. (Ảnh: Viết Thành)
Chủ tịch nước đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát chỉ đạo của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ để thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình dự án, không để xảy ra sai sót.
Theo Chủ tịch nước, trước mắt cần tiếp tục thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, chú trọng thực hiện đúng quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Chủ tịch nước lì xì công nhân thi công dự án đường Vành đai 4 tại địa bàn huyện Thường Tín. (Ảnh: Viết Thành)
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tặng quà, lì xì và chúc Tết động viên cán bộ, công nhân đang thực hiện nhiệm vụ trên công trường xây dựng đường song hành Vành đai 4 tại điểm thi công trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín.
Chủ tịch nước tin tưởng với niềm tự hào được tham gia thực hiện công trình có ý nghĩa quan trọng của vùng Thủ đô, cùng ý chí quyết tâm, khát vọng cống hiến, đội ngũ cán bộ, công nhân, lao động các đơn vị, nhà thầu sẽ cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng đưa công trình về đích đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đem lại nguồn động lực phát triển mới cho đất nước.
Chủ tịch nước tặng quà đội thi công trên công trường đường Vành đai 4 tại địa bàn huyện Thường Tín. (Ảnh: Viết Thành)
Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài toàn tuyến là 112,8 km, trong đó đoạn đi qua Hà Nội là 56,5 km; Hưng Yên là 20,3 km; Bắc Ninh là 21,2 km.
Điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội); điểm cuối trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Dự án gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long, tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng, chia thành 3 nhóm với 7 dự án thành phần. Dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, dự kiến cơ bản sẽ hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Đến nay, 3 địa phương phê duyệt phương án và thu hồi đất được 1.312,05/1.390,49ha, đạt 94,36%, di chuyển 15.760/16.377 ngôi mộ, đạt 96,23%. Trong đó, Hà Nội thu hồi đất được 768,99/791,21ha, đạt 97,19%, di chuyển 9.973/10.232 ngôi mộ, đạt 97,47%.
TP Hà Nội cũng đã xây dựng 13 khu tái định cư, với tổng diện tích 32,5ha, trong đó đã cơ bản hoàn thành 5 khu và đang thi công xây dựng 8 khu; trong đó huyện Sóc Sơn, Thường Tín đã tổ chức bốc thăm cho 140 hộ dân đủ điều kiện bố trí tái định cư.
Anh Văn" alt=""/>Chủ tịch nước thăm, động viên công nhân thi công đường Vành đai 4![]() |
Tỉ phú Victor Pinchuk (Ảnh: monocle.com) |
Cơ sở giáo dục hàng đầu này của Singapore vẫn giữ vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng châu Á năm 2018 sau khi những chỉ số về môi trường nghiên cứu và giảng dạy đã tăng lên, có số lượng trích dẫn nhiều hơn và đảm bảo mức thu nhập ngành cao hơn.
Trong khi đó, lần đầu tiên ĐH Tsinghua đã vượt qua ĐH Bắc Kinh để trở thành cơ sở giáo dục hàng đầu Trung Quốc trong lịch sử 6 năm bảng xếp hạng. Năm nay, Tsinghua có lượng bài báo xuất bản cao hơn Bắc Kinh, đồng thời thu nhập của các nghiên cứu viên cũng tăng với tốc độc nhanh hơn đối thủ.
Tổng thể, Trung Quốc có 63 trường đại học có mặt trong bảng xếp hạng hơn 350 trường đại học châu Á. Nhiều trường trong số đó đã có những tiến bộ trong năm nay.
Nhật Bản một lần nữa trở thành quốc gia có nhiều đại diện nhất, với 89 trường đại học.
Hồng Kông cũng có những thành công nhất định, với 3 trường đại học nằm trong top 10 và 6 trường nằm trong top 60.
Ở khu vực Đông Nam Á, lần đầu tiên ĐH Malaysia nằm trong top 50. Indonesia có số đại diện tăng lên gấp đôi – 4 trường so với năm ngoái 2 trường.
Hầu hết các trường trong số 10 đại diện của Thái Lan đều rớt hạng khi quốc gia này đang chật vật với dân số già và nguồn cung giáo dục đại học bị dư thừa. Đài Loan cũng bị suy giảm vị trí vì những lý do tương tự.
Các quốc gia khác cũng đang cảm nhận được sự cạnh tranh ở lục địa lớn nhất thế giới này. Trong khi đó, Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng số đại diện trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, một vài trường trong số đó lại bị tụt vị trí.
Bảng xếp hạng năm nay có hơn 350 trường tới từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam không có đại diện nào trong bảng xếp hạng.
Nguyễn Thảo (Theo THE)
" alt=""/>Xếp hạng đại học châu Á: Singapore dẫn đầu, Việt Nam không có tên