Công an Hà Giang phá đường dây cá độ bóng đá trên 200 tỷ đồng
2025-04-25 19:47:00 Nguồn:NEWS Tác Giả:Nhận định View:143lượt xem
Ngày 20/9,ônganHàGiangpháđườngdâycáđộbóngđátrêntỷđồtinthethao Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị đã phối hợp với Bộ Công an triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet trên địa bàn tỉnh Hà Giang, quy mô giao dịch trên 200 tỷ đồng.
Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Hà Giang phát hiện có một nhóm đối tượng tại tỉnh Tuyên Quang cấu kết với các đối tượng tại tỉnh Hà Giang thành lập đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng.
Nhóm người trong đường dây cá độ bóng đá trên 200 tỷ đồng. Ảnh Công an Hà Giang
Lúc 20h30 ngày 19/9, Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Hà Giang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đồng loạt đột kích, tiến hành bắt giữ 14 đối tượng, gồm: Phan Minh Hoàng (SN 1991), Nguyễn Đức Quang (SN 1990), cùng trú tại TP Tuyên Quang; Nguyễn Thành Duy (SN 1989), Nguyễn Trung Thuận (SN 1992), Nguyễn Thanh Hưng (SN 1982), Nguyễn Văn Hà (SN 1985), Hoàng Hải Tuệ (SN 1989), Nguyễn Văn Nguyên ( SN 1988), Dương Văn Thông (SN 1989), Phùng Đức Chính (SN1995), Nguyễn Hữu Tú (SN 1993), Đào Mạnh Hùng (SN 1987), Hoàng Duy Bằng (SN 1987) và Phạm Mạnh Tuấn (SN 1991), cùng trú tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Các đối tượng đăng ký, sử dụng tài khoản truy cập vào máy chủ thông qua website bongda88.com, sau đó chia thành nhiều tài khoản có cấp độ nhỏ hơn và giao cho các con bạc trực tiếp tham gia cá cược. Kết thúc trận bóng, trang mạng sẽ thông báo việc thắng thua và tổng hợp số điểm thắng tương ứng với số tiền. Sau đó, người chơi sẽ trực tiếp thanh toán với nhau.
Tang vật thu giữ gồm: 4 xe ô tô các loại, 24 điện thoại di động, 3 USB lưu trữ dữ liệu giao dịch của các tài khoản cá độ bóng đá và tiến hành phong tỏa nhiều tài khoản khác.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định lượng tiền các đối tượng giao dịch từ 1/7 đến nay ước tính khoảng trên 200 tỷ đồng.
Ngày 11/9, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang lập hồ sơ xử lý 13 đối tượng vi phạm giãn cách xã hội, tập trung đánh bạc.
Chị cho biết, so với điểm chuẩn của trường năm ngoái, con chị có thể đỗ nhưng năm nay, nghe nói điểm chuẩn sẽ cao hơn nên chị vẫn vô cùng lo lắng. Nếu con không đỗ, công lập, lựa chọn thứ hai của gia đình chị là một trường dân lập.
Chị Hà còn cho hay, gia đình chị đã tính đến cả những bước đường vòng do không hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng một số trường dân lập top dưới.
Hơn thế nữa, nếu con học công lập, gánh nặng về chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, thời gian qua, dù có hộ khẩu ở Hà Nội nhưng do “một chốn, hai nơi”, gia đình chị vẫn có hộ khẩu chung với ông bà ở quê gốc Hưng Yên, chị đã cho con về quê tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Chị Hà tính, nếu con không đỗ công lập ở Hà Nội mà đỗ ở quê, gia đình sẽ cho con về Hưng Yên học một thời gian rồi xin chuyển trường ra Hà Nội.
Khác với chị Hà, gia đình anh Hưng mặc dù đã buôn bán, sinh sống ở Hà Nội gần 20 năm nhưng do chưa có hộ khẩu nên con gái anh, dù từ mẫu giáo đến lớp 9 đã học ở đây nhưng em vẫn không được xét tuyển vào lớp 10 công lập. Vì vậy, trong đợt tuyển sinh vào lớp 10 vừa rồi, Thanh Mai, con gái anh Hưng đã tham gia thi đến 3 nơi: kỳ thi chung của Sở GD-ĐT Hà Nội, kỳ thi riêng của trường THPT Lương Thế Vinh và kỳ thi của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, quê gốc của em. Trong vòng 10 ngày, Mai “chinh chiến” hết 3 cuộc thi.
Anh Hưng chia sẻ: Gia đình anh hi vọng con có thể vào được một trường cấp 3 tốt.
Trước đó, gia đình cố gắng tìm cách để Mai có thể nhập khẩu Hà Nội để em xét tuyển THPT Thăng Long nhưng không thành. Vì vậy, dù biết học phí trường THPT Lương Thế Vinh khá cao, lại xa nơi ở nhưng Mai vẫn đăng ký xét tuyển.
Kết quả, điểm xét tuyển của Mai ở kỳ thi của Hà Nội là 55 điểm. Mặc dù điểm của con khá tốt nhưng gia đình anh vẫn chưa hết lo lắng vì trường Lương Thế Vinh có những năm lấy điểm cao hơn nữa.
Anh Hưng tính, nếu con không đỗ Lương Thế Vinh, anh sẽ cho con về Thanh Hóa học công lập. Trong thời gian chờ điểm chuẩn, gia đình anh vẫn sống trong tâm trạng lo lắng, hồi hộp.
Một số phụ huynh tại Hội đồng thi Trường THPT Trương Định chia sẻ cho nhau những trường công lập, dân lập có mức xét tuyển khá thấp để có những phương án dự phòng trong trường hợp con trượt nguyện vọng 1. Tâm lý chung của phần đông phụ huynh đều muốn con học xong và có bằng tốt nghiệp THPT.
Chị Trần Thị Hằng, (Nguyễn Đức Cảnh – Hoàng Mai) đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho điểm số của con sẽ thấp.
Nhưng người mẹ này khá thất vọng vì không nghĩ rằng con chỉ đạt 27 điểm.
Mặc dù vậy, được một phụ huynh khác chia sẻ có trường dân lập năm ngoái điểm chuẩn chỉ 22 điểm, chị rất mừng.
Khi được hỏi về phương án vừa cho con học nghề vừa học bổ túc văn hóa cấp 3, không nhiều phụ huynh mặn mà với phương án này. Chị Hằng cho biết, nếu con không đỗ vào trường THPT dân lập nào, chị mới nghĩ đến phương án đó.
Từ hôm biết điểm thi của con gái, gia đình anh Phượng (phường Nam Đồng, quận Hai Bà Trưng) nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa. Suy đi tính lại, anh "chốt" cho con thi vào Trường THPT Kim Liên (một trong những trường có điểm chuẩn thông thường ở "tốp đầu"). Con gái anh được điểm số 53, chỉ thiếu nửa điểm so với mức thi năm ngoái.
Theo dự báo sơ bộ, điểm chuẩn tốp giữa năm nay sẽ có nhiều biến động; trong khi đó, một số trường ở tốp đầu có khả năng không tăng hoặc giảm nhẹ.
Nhã Uyên
" alt=""/>Tuyển sinh lớp 10: Phụ huynh tất tả tìm đường vòng