Theo cơ quan công an, ngày 1/10, anh L.V.T., (SN 1988, trú tại huyện Mê Linh) có mang ô tô Toyota Fortuner của người nhà đến quán sửa chữa xe ô tô của Nguyễn Duy Hường ở khu Cầu Lớn, xã Nam Hồng (huyện Đông Anh) để đánh sơn, đánh bóng xe.
Sau khi nhận xe của khách, Hường nảy sinh ý định mang chiếc xe đi cầm cố để lấy tiền trả nợ sau đó chuộc lại xe trả anh T. sau.
Nghĩ là làm, Hường gặp Nguyễn Đức Hùng nhờ cầm cố xe và hứa sẽ cho 3 triệu đồng. Cả 2 bàn nhau làm giả giấy tờ mua bán xe, sau đó mang đi cầm cố được 400 triệu đồng.
Sự việc sau đó được nạn nhân trình báo cơ quan công an. Quá trình điều tra, Công an huyện Đông Anh xác định vụ việc như trên. Căn cứ vào tài liệu điều tra, CQĐT đã bắt giữ Hường và Hùng để điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nhị Tiến
Mặc sắc phục giả danh công an, bà Mai Thị Lan (SN 1977, ở Hà Nội) đã vay của cặp vợ chồng hơn 1 tỉ đồng và không có khả năng chi trả.
" alt=""/>Đưa ô tô đi 'làm đẹp', thợ sửa Hà Nội cho đi 'ở' giá 400 triệuMột biển số khác cũng nhận được sự quan tâm và có mức đấu giá tiền tỷ là 51K-868.68 của TP.HCM. Sau khi kết thúc 25 phút tiêu chuẩn và trải qua 10 lần đấu thêm, biển số mang ý nghĩa "lộc phát" được chốt giá 1,875 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, kết quả của VPA cũng ghi nhận có tới 3 biển số giá chênh lệch nhau không nhiều, ở mức trên 1 tỷ đồng, gồm: 30L-000.01 (Hà Nội) giá 1,11 tỷ đồng; 19A-599.99 (Phú Thọ) giá 1,11 tỷ đồng; 30K-889.89 (Hà Nội) giá 1,01 tỷ đồng.
Một số biển đẹp khác có giá trị đấu cao, có thể kể đến như: 30K-777.79 (Hà Nội) giá 930 triệu đồng; 30K-688.99 giá 605 triệu đồng; 30K-818.88 giá 565 triệu đồng; 30K-868.66 và 30K-988.98 cùng đồng giá 405 triệu;...
Chiều nay, VPA tiếp tục đấu giá số lượng 3.114 biển số.
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
“Dù tâm lý vẫn còn thận trọng, nhưng thời điểm hiện tại, nhà đầu tư đã xuống tiền nhiều hơn so với 1-2 tháng trước đây”, đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc CTCP Bất động sản Asian Holding với PV VietNamNet.
Vị lãnh đạo này cho hay, vài tháng trước đây, khi triển khai dự án ở Bình Phước, đúng lúc thị trường quá ảm đạm, công ty đã không có giao dịch nào.
Nhưng đến nay, khi triển khai dự án mới ở Đồng Nai, trước thời gian mở bán công ty đã nhận được đặt khoảng 50%.
“Thật bất ngờ, ngày mở bán chính thức, chúng tôi đã chốt được 80% sản phẩm”, ông Hậu khoe.
Để ứng phó với tình hình khó khăn chung của thị trường, phải có sản phẩm bán được để thúc đẩy dòng tiền, ông Hậu cho biết, công ty phải đổi hướng, xoay sang các sản phẩm bất động sản có giá vừa túi tiền.
“Các lô đất nền có pháp lý rõ ràng, sẵn “sổ đỏ”, mức giá trên dưới 1 tỷ đồng vẫn hấp thụ tốt ở thời điểm này. Ở dự án đất phân lô tại Đồng Nai chúng tôi có 98 sản phẩm, mức giá bán từ 960 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng, trung bình 84-85 m2/lô. Trong đó, mức độ quan tâm của người mua nhiều hơn ở sản phẩm giá dưới 1 tỷ đồng”, ông Hậu thông tin.
Cũng bất ngờ khi bán được hàng trăm căn hộ thời điểm này, bà Lê Thu Hà, Chủ tịch HĐQT Hà An Group chia sẻ vớiVietNamNet rằng, công ty bán ra thị trường một dự án căn hộ ở Hạ Long (Quảng Ninh) với 756 căn từ tháng 11/2022. Khi ấy, thị trường đang xuống nên bán mãi chỉ được hơn 100 căn và ngưng.
“Đến tháng 3/2023, thị trường bắt đầu quay trở lại và tháng 4 bắt đầu có giao dịch. Sang tháng 5 và tháng 6, chúng tôi bất ngờ với số lượng giao dịch lên tới 200 căn.
Trong hôm khai trương nhà mẫu vào cuối tháng 6 vừa qua, công ty cũng bán được hơn 30 căn, có ngày cao điểm bán được 20 căn. Thậm chí, chúng tôi rất bất ngờ khi có khách hàng mua tới nửa sàn, tức 11-12 căn một lúc. Họ mua để sau này vận hành kinh doanh, chứ không phải mua để đầu cơ hay “lướt sóng” như trước đây”, bà Hà cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Hà An Group, với đa dạng diện tích căn hộ, mức giá bán từ 1,3 tỷ đồng trở lên, đến nay, dự án đã bán được trên 50% số lượng căn hộ.
“Mục tiêu của chúng tôi phải bán được 90-95% số lượng sản phẩm trước tháng Ngâu (tháng 7 âm lịch)”, bà Hà nói.
Thị trường sắp “ấm” lại?
Dễ nhận thấy các dự án có tỉ lệ giao dịch thành công kể trên đều là bất động sản có giá hấp dẫn, dễ bán, trên dưới 1 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Asian Holding nhận định, với những con số giao dịch tại dự án của công ty hiện nay cho thấy, niềm tin của nhà đầu tư đã dần dần trở lại. Mong rằng, thị trường sẽ sớm phục hồi.
Ông Hậu nhận định, giá bất động sản khó có thể xuống hơn nữa vì các chính sách hỗ trợ của nền kinh tế đã bắt đầu phát huy tác dụng.
“Lãi suất gửi tiết kiệm hiện khoảng 5-6% thì không bằng đi đầu tư bất động sản. Thời điểm này giá bất động sản đã là “đáy”, nếu cẩn thận có thể chia danh sách đầu tư với 50% đầu tư, còn 50% quan sát tiếp”, ông Hậu gợi ý thêm.
Còn theo đánh giá của Chủ tịch Hà An Group, thị trường bất động sản đang có tín hiệu ấm dần, không còn tình trạng “đóng băng” như thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay.
Thế nhưng, theo bà Hà tùy từng khu vực, sản phẩm mới có thanh khoản, chứ chưa “ấm” chung toàn thị trường.
Điều này được bà đúc kết khi công ty bán rất tốt căn hộ ở khu vực Hạ Long (Quảng Ninh) nhưng tại Quy Nhơn thị trường vẫn khá im ắng.
“Các căn hộ phục vụ nhu cầu ở thực mới có giao dịch. Hiện nay nguồn cung không nhiều, nếu lãi suất cho vay tiếp tục giảm thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại”, bà Hà cho hay.
Từ góc độ cơ quan quản lý, TS. Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, với sự quyết liệt của Chính phủ trong điều hành chính sách và sự nỗ lực của các cơ quan liên quan, những khó khăn của thị trường đang dần dần được tháo gỡ. Theo ông Hải, từ cuối năm nay trở đi, thị trường bất động sản sẽ “ấm” lại.