Nhà văn 71 tuổi kể, trong một lần nghe hát quan họ ở Bắc Ninh, ông đã bị "hút hồn" bởi giọng hát và vẻ đẹp của liền chị Thuý Hoàn. Và để đến được với nhau, Peter Pho phải đối diện với rất nhiều thử thách và mất tới 10 năm theo đuổi.
Sau khi chính thức trở thành vợ chồng, Peter Pho quyết định ở lại Việt Nam và viết sách. Thúy Hoàn - người được Peter Pho gọi là "ca nương quan họ" như trở thành nàng thơ trong những tác phẩm của ông.
Nhà văn Trần Thị Trường nhận xét: "Ngôn ngữ của Peter Pho linh hoạt, thoáng đãng và cập nhật. Tuy nhiên, Peter Pho cẩn trọng về con chữ, không cầu kỳ và rất đời".
Nhà báo, nhạc sĩ Trần Lệ Chiến cho rằng, sức sáng tạo của Peter Pho chưa khi nào ngơi nghỉ. Ông vốn nay đây mai đó với những toan tính trên thương trường đầy cam go, khốc liệt của thời buổi kinh tế thị trường song viết như một nhu cầu tự thân.
"Anh hóa giải mọi hỷ nộ ái ố trong cuộc đời bằng cách nhìn nhân văn, rộng mở. Và dù câu chuyện xảy ra trong bất kỳ ngữ cảnh nào, anh cũng đều mang lại cho người đọc những thông điệp nhất định từ góc nhìn, cách cảm của mình một cách sống động bằng ngôn ngữ và bút pháp tinh tế, sâu sắc nhưng đôi khi cũng thật dí dỏm, hài hước”, nhà báo, nhạc sĩ Trần Lệ Chiến bày tỏ.
Nhà văn Peter Pho sinh năm 1952, mang trong mình hai dòng máu Trung - Việt. Ông lớn lên ở Hà Nội nhưng trưởng thành trên xứ sở cờ hoa. Tiếp nhận nhiều bối cảnh đa văn hóa, đa ngôn ngữ, đa tầm nhìn… Peter Pho trở nên đặc biệt. Các bài viết của ông cho thấy vốn sống và sự trải nghiệm, va đập với cuộc đời ở mọi góc cạnh; từ hỷ, nộ, ái, ố, an, thăng, trầm, an, nguy, hoan lạc, khốn khó đều là những nếm trải của ông. Nguồn năng lượng quan trọng nhất người đọc nhận thấy và trân quý ở tác giả là tấm lòng luôn rộng mở và nhiệt tâm không bao giờ vơi cạn với con người và cuộc sống. Mỗi năm Peter Pho xuất bản một cuốn sách dày tới hơn 500 trang và đã cho ra mắt đến tập thứ 6. |
Không ít lần, tác giả tự vấn bản thân trước lằn ranh của đạo đức và sự chính trực mà một người làm truyền thông phải tự vạch ra.
Zennie Trang Nguyễn viết cuốn sách tại thời điểm tốt nghiệp đại học, bắt đầu sự nghiệp từ vị trí tập sự đến quản lý, lãnh đạo cấp cao ở các tập đoàn truyền thông đa quốc gia.
Chị viết với tâm thế người đọc ở sát bên mình, cùng nhau trải qua quá trình lựa chọn, đặc biệt là những lúc mang tính định hướng như: Du học: ở hay về, Client vs. Agency: cỏ sân nào xanh hơn, Trước áp lực: Cố gắng hay dừng lắng, Sống đời cây to hay ngọn cỏ...
Tác giả muốn những lát cắt trong hành trình dù mang tính cá nhân hay đã qua nhiều năm vẫn còn nguyên tính mới mẻ và hữu ích cho việc gỡ bỏ nút thắt trong lòng người đọc trẻ.
Từ bé luôn được bố mẹ cho phép lựa chọn điều mình muốn đến khi trưởng thành, hành trình làm người và làm nghề của Zennie Trang Nguyễn là sự nối tiếp của những cuộc đối thoại với bạn đọc và chính mình.
Bên cạnh chuyện nghề hay những vinh quang, tác giả cũng thẳng thắn phơi bày giai đoạn khó khăn nhất trong đời khi phát hiện mắc bệnh ung thư. Khi nghĩ thấu đáo về cái chết, chị không sợ chết nữa và được tiếp thêm sức mạnh đương đầu với bệnh tật.
Xuyên suốt con đường đời đã qua, Zennie Trang Nguyễn để lại ấn tượng trong bạn đọc về bản lĩnh người dám lựa chọn và sống đến cùng với những gì mình chọn.
Theo tác giả, cuốn sách này có thể không thuộc về số đông hay gửi gắm thông điệp quá lớn lao mà là "một hơi thở nhỏ nhoi, lay động để bạn đọc lần giở mỗi khi cảm hứng với nghề, với người và cuộc đời".
Trong sự kiện giao lưu, Zennie Trang Nguyễn dành hàng giờ chia sẻ giúp người trẻ nhìn thấu bản chất của sự lựa chọn - thường bị nhầm lẫn với hành động và quyết định nhất thời. Theo chị, hành động và sự lựa chọn tuy khác nhưng có liên quan đến nhau trong quá trình quyết định, thực hiện hành vi, định đoạt giá trị bản thân và dấu ấn với cuộc đời.