![]() |
Bạch Tuyết – Hùng Cường thời trẻ. |
Cũng như những cặp đôi vàng khác của nền cải lương nước nhà, Hùng Cường và Bạch Tuyết không tự nhiên trở thành một đôi không thể thay thế, không thể tách rời. Hai con người tài hoa có thể gắn kết, ngoài tâm hồn đồng điệu thì không thể chối bỏ được những nét tương đồng đến lạ thường.
NSND Bạch Tuyết từ nhỏ đã tỏ ra có khiếu hát tân nhạc, ngâm thơ. Cũng như bao người, bà rất mê cố nghệ sĩ Thanh Nga. Có giai thoại kể rằng một lần Bạch Tuyết cùng bạn bè lẻn vào hậu trường nhìn ngắm thần tượng. Song giữa đám đông, Thanh Nga chỉ nhìn vào Bạch Tuyết, bất ngờ hỏi bà có biết hát không, rồi khích lệ: “Cưng đi hát đi, chị tin rằng cưng sẽ thành công trong nghề nghệ thuật đó”. Thật vậy, năm 1963, Bạch Tuyết tái ngộ thần tượng trên sân khấu trao giải Thanh Tâm, vì bà là người nhận huy chương vàng còn Thanh Nga là người trao giải.
Song ban đầu, Bạch Tuyết chỉ biết hát tân nhạc. Đến sau này khi bà quyết định dấn thân vào nghiệp sân khấu thì từ gia đình đến dòng họ hai bên nội ngoại đều ra sức cấm cản. Bạch Tuyết phải cương quyết xin đi hát, hẹn cha nếu nổi tiếng thì về, còn thất bại thì tự kết liễu đời mình để không làm ô danh gia đình. Cộng thêm việc soạn giả Điêu Huyền đích thân đến gặp cha Bạch Tuyết để xin, cuối cùng gia đình mới đồng ý để bà theo đoàn hát.
![]() |
Bạch Tuyết (phải) và Thanh Thanh Hoa trong đêm trao giải Thanh Tâm. |
Trước Bạch Tuyết gặp Hùng Cường và trở thành cặp đôi ‘Sóng thần’ lừng lẫy, bản thân mỗi người trong họ đều đã là một ngọn sóng thần. Gọi như thế không sai vì chưa đào, kép nào gây ra toàn chuyện động trời như Hùng Cường, Bạch Tuyết.
Một nghệ sĩ thông thường muốn vào vai phụ đã phải mất 2 – 3 năm làm nghề. Thế mà Bạch Tuyết vừa vào nghề đã vào thẳng… đào chánh. Chuyện xảy ra vào năm 1961 khi Đoàn Kiên Giang chuẩn bị trình diễn vở tuồng Lá thắm chỉ hồng thì đào chính đột ngột rời đoàn. Trong tình thế khẩn cấp, Bạch Tuyết được cha nuôi là soạn giả Điêu Huyền đưa vào thay. Vậy mà trong lần đầu tiên lên sân khấu, Bạch Tuyết đã bật sáng rực rỡ trong vai cô lái đò Lệ Chi với khả năng diễn bi hết sức tài tình. Từ sau lần đó, Bạch Tuyết liên tục gặt hái thành công trong những năm tiếp theo, trở thành một cô đào ngoại hạng trong giới cải lương bấy giờ.
Hùng Cường giống Bạch Tuyết ở khởi điểm hát tân nhạc. Song nếu so sánh, trường hợp của ông còn đáng ngạc nhiên hơn, vì Bạch Tuyết chỉ hát tân nhạc lúc còn đi học và theo nghề từ sớm. Trong khi đó, Hùng Cường từ những năm 1954 – 1955 đã là ngôi sao hạng A trong giới tân nhạc. Những nhạc phẩm tiền chiến qua giọng Hùng Cường được thu đĩa bán ra, cử như đĩa hát Ông lái đò, đạt doanh số kỷ lục đương thời. Thế mà vào năm 1959, ông từ ca sĩ tân nhạc bất ngờ lấn sân cải lương, từ tay ngang vào thẳng làm kép chánh cho một đoàn lớn lúc đó là đoàn Ngọc Kiều.
Điều này chẳng khác gì đoàn Ngọc Kiều chơi một canh bạc mà nguy cơ trắng tay cận kề vì đưa một người chưa từng hát cải lương vào làm kép chánh là chuyện không tưởng. Hàng chục con người trong đoàn đều ‘đâm lao phải gả theo lao’. Nguyên dàn ngôi sao lúc ấy là Ngọc Đáng, Ngọc Giàu, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ… chấp nhận làm ‘giàn bao’ cho Hùng Cường. Và ông, với vai đầu tay Roméo trong vở Mộng đẹp đêm trăng, đã tạo nên kỳ tích chưa từng thấy trong giới cải lương miền Nam.
Giới phê bình tranh luận không ngừng về trường hợp của Hùng Cường. Cũng không ít người cho rằng ông chỉ ‘ăn may’ một vở. Tức thì sau đó, Hùng Cường tiếp tục được giao vai chính cho vở Tuyết phủ chiều đông, dự kiến sẽ trình diễn tại rạp Viễn Trường – nơi được mệnh danh là ‘thánh địa cải lương’ của Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Một tháng sau, Tuyết phủ chiều đông ra rạp và thành công vang dội. Khán giả đến xem đầy kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, tràn ra ngoài gần nửa rạp. Hùng Cường từ tay ngang thành ngôi sao, không ai còn xì xào bàn cãi.
![]() |
![]() |
‘Sóng thần’ Bạch Tuyết – Hùng Cường làm chao đảo giới cải lương miền Nam bấy giờ. |
Năm 1964, Bạch Tuyết về đoàn Dạ Lý Hương thì hai năm sau, Hùng Cường cũng được mời từ Kim Chung về. Ban đầu, cả hai khắc khẩu vì Bạch Tuyết khi ấy trẻ người non dạ nên dù kính phục Hùng Cường bao nhiêu nhưng ngoài mặt thường tỏ ra bướng bỉnh, thách thức ông. Khắc khẩu nhưng hễ hai người lên sân khấu hát là thăng hoa, cùng nhau tạo nên cặp đôi đào – kép mới sáng chói trong thời kỳ cực thịnh của cải lương.
Năm 1971, cả hai cùng nhau mở gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết. Loạt vở để đời như Yêu người điên, Yêu người say, Tiền rừng bạc biển, Tuyệt tình ca, rồi Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Cho trọn cuộc tình…của cặp đôi này khiến khán giả ầm ầm đến rạp như sóng thần. Từ đó, Hùng Cường – Bạch Tuyết được xưng tụng là cặp đôi “Sóng thần”. Tên và hình ảnh của hai người xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo, pano quảng cáo hay khắp các nẻo đường Sài Gòn.
Cặp đôi Hùng Cường – Bạch Tuyết toàn vẹn đến mức ca, diễn đều hay; hát tân nhạc, cổ nhạc đều tốt. Đến khi gặp nhau, họ mới hiểu vì sao đối phương toàn gây nên những sự kiện chấn động như vậy. Hùng Cường từ trước vở Mộng đẹp đêm trăng, quả thực chưa từng hát cải lương nhưng vốn rất mê cổ nhạc, lại có nền tảng nhạc lý vững chắc. Ông tự bỏ công sức nghiên cứu, lại vừa thuê nhạc sĩ đến nhà khổ luyện ngày đêm.
Bạch Tuyết kể, có lần xem trộm quyển sổ Hùng Cường bỏ quên trên bàn trang điểm, mới thấy ông ghi chép tập tuồng từng li từng tí: “Chỗ này tay mặt đặt lên vai Bạch Tuyết, tay trái vuốt tóc nhưng mắt không nhìn thẳng vào mắt Bạch Tuyết mà chỉ nhìn lướt qua trán” hoặc “Từ giữa câu vọng cổ đứng lên, đi xa hẳn Bạch Tuyết chừng ba thước rồi bất thần chạy thật nhanh, đối mặt với Bạch Tuyết, nắm hai vai lắc mạnh, không rời cho đến khi dứt câu…”. Lúc ấy, không chỉ kính phục, bà chợt hiểu vì sao Hùng Cường từ tay ngang lại thành sao sáng nhanh như vậy.
![]() |
Danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang thời trẻ. |
![]() |
Bạch Tuyết khóc trong buổi viếng chồng cũ. |
Từ chỗ kính phục lại ngày đêm gần gũi, Bạch Tuyết có đem lòng mê Hùng Cường, xem ông như người bạn đời nghệ thuật song không tiến xa hơn. Nhờ vậy, tình cảm họ dành cho nhau mãi đẹp và thuần khiết. Dù năm ấy, không ít lời đồn đoán vẫn cho rằng vì Hùng Cường mà vợ chồng Bạch Tuyết – Tam Lang tan vỡ.
![]() |
NSND Bạch Tuyết ngày nay. |
Năm 1980, Hùng Cường sang Mỹ định cư còn Bạch Tuyết, khi ấy đã 40 tuổi, bước vào giảng đường đại học. Năm năm sau, bà lấy được tấm bằng cử nhân Ngữ Văn thì trở lại sân khấu với vai Thái hậu Dương Vân Nga. Hùng Cường hay tin liền gọi cho bà, vừa khóc vừa chúc mừng. Đó là lần cuối cùng ông gọi. Năm 1996, Hùng Cường qua đời.
Nhiều chục năm sau từ đó đến nay, tuy quá khứ đã ngủ yên song có những tâm tư vô hình cứ đeo đẳng Bạch Tuyết. Tất nhiên, khán giả vẫn dành tình yêu cho bà cùng nhiều kép nổi tiếng như Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Vương, Thanh Tuấn… nhưng trong lòng họ và cả bà, không ai có thể thay thế nửa mảnh ‘Sóng thần’ vang bóng một thời: nghệ sĩ Hùng Cường.
![]() |
Bạch Tuyết về Bến Tre thăm mộ người xưa. |
Gia Bảo
" alt=""/>Bạch Tuyết – Hùng Cường cặp đôi cải lương huyền thoại sóng thầnNghiên cứu này được thực hiện với 56 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2018 ở 20 quốc gia. Theo kết luận, mặc dù được giao nhiều vai diễn vai vế, quyền lực nhưng tỷ lệ diễn viên nữ phải phơi bày cơ thể cao gấp 4 lần diễn viên nam.
Nghiên cứu mới cũng sử dụng phương pháp học máy (machine learning) phân tích dữ liệu của 56 phim ăn khách và đi đến kết luận, gần 1/3 diễn viên nữ đóng vai quyền lực phải diện đồ hở hang hoặc phơi bày da thịt.
Cụ thể là con số 30% cho các nhân vật nữ, so với 7% cho các nhân vật nam trên màn ảnh. Kể cả phụ nữ ở vị trí lãnh đạo trong phim cũng có nhiều khả năng bị kích dục và quấy rối tình dục nhiều hơn nam giới.
Anne-Birgitte Albrectsen, giám độc của Plan International khẳng định: “Nói rộng hơn đó là sự phân biệt giới tính và định kiến độc hại vẫn chiếm ưu thế trên màn ảnh”.
Nhưng thực chất, việc nữ giới có xu hướng phải cởi nhiều hơn trên phim ảnh xuất phát từ những nguyên nhân gì và nó có thực sự là dấu hiệu cho thấy sự bất bình đẳng giới đáng báo động?
![]() |
Số lượng nữ diễn viên khoe thân trên màn ảnh nhiều gấp 4 lần so với nam giới. |
Cơ thể phụ nữ luôn có sức hút với cả hai giới
Hình tượng phụ nữ khỏa thân luôn là vẻ đẹp khiến loài người từ trước đến nay mê mẩn, là nguồn cảm hứng cho vô số loại hình nghệ thuật mà phổ biến nhất là hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh và điện ảnh.
Trong lịch sử hội họa, phụ nữ được khắc họa khỏa thân nhiều hơn nam giới bởi rất nhiều lý do, trong đó lý lẽ thuyết phục nhất thuộc về vẻ đẹp tạo hóa.
Không thể phủ nhận tạo hóa vốn trao cho người phụ nữ một cơ thể với nhiều đường cong gợi cảm, bí ẩn và nên thơ. Và vẻ đẹp ấy đã được thừa nhận từ hàng nghìn năm với vô số những tác phẩm nghệ thuật ở mọi hình thức.
Điện ảnh, xét về mặt công cụ thì về bản chất cũng là truyền tải câu chuyện thông qua hình ảnh. Vì thế mức độ tương đồng giữa tranh ảnh và điện ảnh là rất cao. Điện ảnh cũng dùng những vẻ đẹp thể xác của phụ nữ như một chất xúc tác của nghệ thuật hòng truyền tải những quan điểm thẩm mỹ của tác giả về nhân sinh quan.
Cơ thể của phụ nữ với những đường cong tuyệt tác, với một khuôn ngực nhấp nhô, bờ hông cong cong, một khung xương mỏng manh ấy là cội nguồn cảm hứng, dẫn dắt những nhà phim với khao khát chạm tay đến những giá trị nghệ thuật bản năng nhất của con người – nhục dục.
![]() |
Vẻ đẹp cơ thể của phụ nữ là tuyệt tác của tạo hoá và hấp dẫn với cả hai giới. |
Không chỉ vậy, cơ thể phục nữ luôn có sức hút đặc biệt đối với cả nam lẫn nữ. Nam cũng thích được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cơ thể của phụ nữ và chính phụ nữ họ cũng thế. Còn cơ thể người nam, không phải lúc nào nam giới cũng thích ngắm nhìn và giới nữ cũng vậy. Đó là sự thật không thể chối cãi trong nghiên cứu thị giác. Chính vì thế, việc cái gì được yêu thích hơn thì thường được khai thác nhiều hơn là điều rất hiển nhiên.
Tuy nhiên, dù gì điện ảnh vẫn là hình thức giải trí, nghệ thuật mang tính thời đại nên cần tuân thủ những quy chuẩn xã hội mới được đặt ra. Theo đó, nên được thể hiện theo một cách ẩn dụ và tinh tế khi quyết định phô bày những đường nét của cơ thể con người trên màn ảnh.
Trong hội hoạ, tác phẩm Venus of Urbino của hoạ sĩ Tiziano được xem là một trong những bức tranh xuất sắc của nghệ thuật Phục hưng Italy, khắc họa rõ tính chất đời thực trong hội họa thế kỷ XVI.
Nàng Vệ nữ - nhân vật bước ra từ thần thoại Hy Lạp biểu tượng cho sắc đẹp, tình yêu đang nằm ở tư thế ngả người duỗi ra trên ghế, phô diễn mọi vẻ đẹp thanh tân của nàng. Thế nhưng, sự quyến rũ của nàng Vệ nữ được nhắc đến nhiều hơn cả bởi bàn tay che đi vùng kín. Nó vừa như khơi gợi đến nhục dục, vừa như chặn lại những ham muốn ấy trong một ranh giới hết sức mong manh.
Vậy nên, có một câu hỏi đặt ra rằng: Khi một cơ thể được khắc họa trên màn ảnh, dừng ở đâu thì gọi là đẹp?
![]() |
Khỏa thân trên màn ảnh bao nhiêu là vừa đủ? |
Hay định kiến rằng: Vẻ đẹp thật sự của phụ nữ nằm ở thể xác?
"Điện ảnh có tiếng nói rất mạnh mẽ. Chúng ta không bao giờ nên đánh giá thấp sức mạnh của điện ảnh trong việc định hình những ham muốn, kiểm soát thái độ của công chúng. Nó có thể thay đổi hành vi và hình thành ý tưởng của họ về những giá trị của phụ nữ.
Phim ảnh thường vô tình đưa ra “quy định” rằng chúng ta nên coi trọng ở phụ nữ ở những điều gì. Họ khéo léo ép buộc khán giả thấy được giá trị của một người phụ nữ dựa trên thẩm mỹ thể xác của cô ấy”- Anne-Birgitte Albrectsen nói.
Thực tế, không khó để nhận ra xu hướng độc hại này. Chỉ cần nhìn vào cách Marvel hay DC đã thể hiện các nữ siêu anh hùng của họ trên màn ảnh ra sao. Nếu sở hữu quyền năng, sức mạnh phi thường là chưa đủ, họ cần phải khoác trên mình những bộ cánh hở hang hay ít nhất là phải khoe một chút sự quyến rũ da thịt.
![]() |
Dù là một nữ thần, nữ chiến binh hùng mạnh, Wonder Woman vẫn phải ăn mặc "hở hang" để hấp dẫn khán giả. |
Theo tổ chức Plan International, cách làm này được gọi là “Male Gaze”. Cụ thể, trong lý thuyết nữ quyền, đó ánh mắt đàn ông trong việc miêu tả phụ nữ và thế giới của họ. Trong nghệ thuật thị giác lẫn trong văn học, góc nhìn nam tính được thể hiện đối với phụ nữ - đối tượng tình dục hòng làm hài lòng người xem nam.
Hollywood biết rằng việc đóng khung các câu chuyện thông qua cơ chế truyền thống đó là yếu tố quan trọng để đảm bảo doanh thu cho các bộ phim của họ. Minh tinh Geena Davis, người nổi tiếng với bộ phim nữ quyền Thelma and Louise cho rằng các cô gái cần được thấy bản thân họ lên phim và cần được xem những nhân vật nữ tích cực, độc đáo, truyền cảm hứng cho họ.
![]() |
Phụ nữ thường bị đặt vào phe yếu thế và bị khai thác cơ thể một cách triệt để trên màn ảnh. |
Trợ lý thiết kế Lotte Morrison của Titanic cho biết: “Phim thường cho người phụ nữ trở thành tâm điểm trong mỗi cuộc làm tình trên màn ảnh. Nhưng tôi lại không thể đồng cảm về điều ấy”. Cô cho biết chính việc tập trung quá nhiều vào hình thể phụ nữ trong những cảnh nóng vô tình định hình trong suy nghĩ của công chúng về một hình mẫu “không có thật”. Khán giả bị gieo vào đầu rằng: Phụ nữ đẹp nhất, quyến rũ nhất là khi cởi đồ và lên giường.
Dù là nam hay nữ, quan trọng là cởi để làm gì?
Nhìn thấy sự chênh lệch nặng nề giữa số lượng tranh khoả thân nam và nữ trong suốt chiều dài lịch sử hội họa cho tới nay, Viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh nêu ra định hướng rằng số lượng tranh khỏa thân khắc họa nhân vật nữ nên được cân bằng về số lượng so với tranh khắc họa nhân vật nam kể từ bây giờ.
Bởi họ muốn phản ánh đời sống nghệ thuật đương đại giữa bối cảnh bình quyền nam nữ đang trở thành đề tài được quan tâm và cực kỳ nhạy cảm trong đời sống nghệ thuật. Điện ảnh cũng thế, khi cán cân giới tính lệch lạc trên màn ảnh cũng là những tiếng nói phản đối, kêu gọi sự cân bằng được cất lên.
“Thật không công bằng khi thường trong các phim, phụ nữ thường khỏa thân nhiều hơn nam giới", Tom Hiddleston nói. Nam diễn viên người Anh nói rằng thông thường các vai diễn nữ thường khỏa thân nhiều hơn nam giới nên anh muốn những vai diễn tới đây của mình mang đến sự cân bằng nhất định.
![]() |
Nam và nữ giới cần được cân bằng về mức độ khoe thân trên màn ảnh nếu việc khỏa thân là cần thiết trong tác phẩm ấy. |
Chuyện nữ diễn viên phải ăn mặc khoe thân, trút bỏ xiêm y, chuyện cảnh nóng khai thác bao nhiêu cho đủ, cảnh nóng như thế nào là đồi trụy và như thế nào mới đẹp mắt, nghệ thuật...
Mỗi người làm phim, mỗi đạo diễn, diễn viên và mỗi khán giả đều có riêng mình những chuẩn mực nhất định trong việc thực hiện và tiếp cận phim ảnh.
Có thể những cảnh khỏa thân đó đối với đạo diễn là quan trọng và có ý nghĩa nhưng với công chúng thì không và ngược lại. Như thế nào là đủ, cần thiết và hợp lý? Câu trả lời nằm ở trái tim của mỗi người làm phim và ý thức của mỗi cá nhân xem phim.
Bất kể đó là cơ thể của nam hay nữ, đó đều là con người và đều tượng trưng cho những hình thái tâm sinh lý đặc trưng của con người ở đa dạng giới. Kể câu chuyện bắt đầu từ cơ thể con người, nơi ẩn chứa những góc khuất tối tăm của mỗi cá thể là việc làm không sai.
Nhưng cách kể đó chỉ đáng được hoan nghênh khi nó không mang bất kỳ hàm ý phân biệt nào, thuần ở sự vô tư, thuần là một câu chuyện nghệ thuật nhìn từ góc độ con người.
Tại sao phải mô tả vẻ đẹp thể xác của phụ nữ theo góc nhìn của đàn ông và ngược lại?
Theo Zing.vn
Lần đầu tiên Lan Phương chia sẻ hậu trường quá trình đóng phim 'Nàng dâu order' với những ngày phải vắt sữa cho con trên phim trường hay nude trên đỉnh Fansipan khi trời lạnh 5 độ.
" alt=""/>Vì sao mỹ nhân phải khỏa thân nhiều trên phim?Kinh phí gấp hai, ba lần các phim thông thường
- Vì sao Mai Thu Huyền quyết định thực hiện dự án phim Kiều ở thời điểm này?
Đây là một dự án lớn mà tôi đã ấp ủ suốt 10 năm qua. Ban đầu, tôi dự định làm một bộ phim truyền hình dài tập, nhưng vì nhiều lý do nên đành gác lại dự án dài hơi này.
Cho đến năm nay, tôi quyết tâm thực hiện dự án điện ảnh vì không muốn bỏ lỡ một dịp vô cùng quan trọng vào năm tới là kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du, diễn ra vào tháng 9/2020.
Hiện tại, đoàn làm phim đang tất bật chuẩn bị các công đoạn như chọn bối cảnh, phục trang, thiết kế đạo cụ và phương án tuyển chọn diễn viên. Bộ phim dự kiến bấm máy vào tháng 3/2020 và công chiếu vào tháng 12/2020.
![]() |
Mai Thu Huyền cho biết, cô muốn ra mắt bộ phim Kiều nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du. |
- Những khó khăn khi thực hiện dự án phim điện ảnh Kiều là gì?
Điều khó khăn nhất là tác phẩm Truyện Kiều đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ khi học phổ thông, học sinh đã được tiếp xúc với Truyện Kiều, các câu Kiều được nói, được so sánh, ví von trong đời sống hằng ngày rất nhiều nên chỉ cần nhắc tên, người ta cũng đủ hình dung ra nhân vật.
Thách thức lớn nhất của đoàn phim là phải làm sao giữ được cái hồn cốt, tinh thần của tác phẩm mà đại thi hào Nguyễn Du đã xây dựng. Bên cạnh đó cũng phải mang vào tác phẩm sự mới mẻ, sáng tạo trên nền truyện thơ. Bởi từ truyện thơ chuyển sang điện ảnh là một quá trình rất dài và khó khăn, đòi hỏi sự sáng tạo của người thực hiện.
Vấn đề về bối cảnh, phục trang là một trong những khó khăn tiếp theo mà ê-kíp gặp phải. Đây là phim cổ trang nên các đạo cụ, trang phục, bối cảnh không hề sẵn có như các phim hiện đại. Ê-kíp đã phải đầu tư rất nhiều cho việc chuẩn bị, thiết kế bối cảnh, phục trang và tạo hình nhân vật. Đây cũng được xem là một thách thức lớn cho tôi và đoàn phim.
- Với vai trò nhà sản xuất, chị dự trù kinh phí đầu tư cho sản phẩm này là bao nhiêu?
Đối với dòng phim cổ trang, kinh tế luôn là một bài toán khó vì phải đầu tư nhiều hơn so với các bộ phim thông thường. Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị nên bản thân tôi cũng rất khó để nói lên một con số cụ thể, bởi hiện còn rất nhiều hạng mục đang được triển khai. Tôi chỉ có thể chia sẻ rằng, bộ phim này sẽ có kinh phí đầu tư nhiều gấp hai, ba lần so với các phim khác.
Với kỳ vọng mang Kiều ra nước ngoài, tôi và ê-kíp đang cố gắng thực hiện dự án chỉn chu nhất có thể. Chúng tôi mong muốn Kiều không chỉ được chiếu ở Việt Nam mà còn muốn mang đi công chiếu ở Mỹ, Úc và các quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Bởi Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được nhiều bạn bè quốc tế quan tâm nên đây cũng là một lợi thế cho đoàn phim trong việc đem đi công chiếu ở nước ngoài.
Đây cũng là hình thức để chúng ta giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa Việt Nam đến bạn bè trên thế giới. Thông qua bối cảnh, thiên nhiên, tác phẩm văn học và con người, tôi muốn họ biết rằng Việt Nam mình vô cùng giàu đẹp. Ngoài ra, Kiều cũng sẽ được lồng ghép những yếu tố nghệ thuật truyền thống của nước mình như đàn tranh, đàn nguyệt, ca trù,…
Khi thực hiện dự án này, tôi và ê-kíp luôn đặt ra tiêu chí phải thực hiện một bộ phim thuần Việt, từ phục trang, bối cảnh, đạo cụ và các đặc trưng văn hóa đều mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
![]() |
Nữ nghệ sĩ chia sẻ, cô muốn mang những nét đặc trưng văn hóa của người Việt vào tác phẩm Kiều. |
- Trang phục của các nhân vật trong phim cổ trang Việt là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, chị và ê-kíp giải quyết vấn đề này thế nào?
Kiều không phải là một bộ phim lịch sử mà chỉ là phim cổ trang, bởi nàng Kiều không phải là một nhân vật lịch sử có thật, đây chỉ là nhân vật xuất hiện trong tác phẩm văn học. Khi xây dựng tạo hình nhân vật, chúng tôi cũng đắn đo rất nhiều vì không biết nên làm theo giai đoạn lịch sử nào. Nhưng qua quá trình bàn bạc, đoàn phim quyết định sẽ không lệ thuộc vào bối cảnh, trang phục của bất kỳ triều đại nào.
Chúng tôi mong muốn có thể tạo ra một không gian riêng và trang phục đặc trưng của Kiều. Tất nhiên, những thiết kế này sẽ dựa trên các chất liệu truyền thống của Việt Nam như áo yếm, cách điệu áo tứ thân,... Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tham khảo chứ không muốn bị lệ thuộc vào nó bởi đây là một tác phẩm văn học chứ không phải câu chuyện lịch sử.
Phần phục trang sẽ do nhà thiết kế Thủy Nguyễn phụ trách. Cô từng là người thiết kế trang phục cho nhiều bộ phim nổi tiếng gần đây như Tấm Cám, Cô ba Sài Gòn, Mẹ chồng,… nên các phác thảo về trang phục của cô rất đẹp và có nét riêng. Tôi rất yên tâm khi giao phần thiết kế phục trang cho Thủy đảm nhận.
Quay ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Cao Bằng
- Dự kiến bối cảnh của phim điện ảnh Kiều sẽ quay ở đâu?
Đoàn làm phim đã có chuyến đi xuyên Việt để lựa chọn những bối cảnh phù hợp. Sau nhiều chuyến đi, chúng tôi chọn Huế là không gian quay chính, chiếm khoảng 70% bối cảnh của phim. Bởi Huế là nơi có nhiều địa điểm thuận lợi, có thể hỗ trợ cho phim cổ trang như đại nội kinh thành, các dinh thự, đền miếu,… Nếu ở các nơi khác, đoàn phim phải tự dựng, thiết kế 100% bối cảnh thì quay ở Huế sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Bên cạnh Huế, đoàn phim còn dự kiến quay ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Cao Bằng. Chúng tôi muốn giới thiệu cảnh sắc thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở 5 tỉnh thành này đến khán giả trong và ngoài nước. Sau Huế, Cao Bằng là nơi sẽ có nhiều bối cảnh chính trong phim, bởi Cao Bằng là một vùng đất xinh đẹp, có thiên nhiên hùng vĩ và chưa có nhiều đoàn phim khai thác. Dù có những khó khăn về di chuyển nhưng đoàn phim sẽ cố gắng khắc phục để mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, đẹp mắt.
- Huế hay Quảng Bình không phải là những địa điểm xa lạ với các đoàn làm phim, đặc biệt là trong thời gian gần đây, chị có sợ sẽ bị trùng bối cảnh?
Mỗi bộ phim sẽ có những tiêu chí, thể loại khác nhau. Gần đây, một số bộ phim hiện đại chọn Huế, Quảng Bình là địa điểm quay chính, tuy nhiên tôi không lo lắng về vấn đề này.
Kiều là một bộ phim cổ trang, những bối cảnh chúng tôi chọn cũng rất khác biệt so với các bộ phim khác. Địa điểm quay là một chuyện, nhưng việc thiết kế bối cảnh và tạo ra không gian riêng cho tác phẩm là một câu chuyện khác. Tôi tin chắc rằng những bối cảnh của Kiều sẽ mang đến cho khán giả những cái nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhiều tác phẩm có cùng địa điểm quay.
![]() |
Mai Thu Huyền đã đi khảo sát bối cảnh ở Huế, cô chọn nơi này là điểm quay chính vì có nhiều yếu tố phục vụ cho các cảnh quay trong phim. |
- Tiêu chí tuyển chọn diễn viên của ê-kíp có gì đặc biệt so với những phim khác?
Có lẽ điều khó khăn khiến ê-kíp lo lắng nhất lúc này là “Kiều là ai?”, bởi Kiều là linh hồn của bộ phim nên việc tìm kiếm phải kỹ càng, phù hợp. Mỗi người sẽ hình dung, tưởng tượng một nàng Kiều khác nhau, không ai giống ai nên hình ảnh Kiều còn đang là một ẩn số. Đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” là thế nào, “làn thu thủy, nét xuân sơn” là thế nào, thực chất đó đều là những hình ảnh ước lệ tượng trưng, không gắn nhiều hình ảnh thực tế nên chúng tôi cũng đang đi tìm đáp án.
Tuy nhiên, ê-kíp cũng có những tiêu chí riêng, chúng tôi mong muốn tìm những gương mặt mới, không ăn sâu vào tiềm thức của khán giả, những diễn viên quá quen thuộc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đảm nhận vai diễn này. Giả sử, nếu tìm được những nhân tố mới thì đây là một điều thú vụ, gây sự tò mò cho khán giả.
Kiều là một vai diễn rất khó bởi cô ấy không chỉ có những cảnh diễn xuất, nội tâm mà còn phải biết đàn, biết hát, có một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Đẹp theo quan điểm của mỗi người là khác nhau nên đối với chúng tôi, đẹp không phải là tất cả. Yếu tố diễn xuất, nhập tâm, biểu cảm của nhân vật cũng là vấn đề rất quan trọng.
Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận chọn những diễn viên mới và đào tạo để họ trở nên phù hợp nhất với vai diễn này. Việc đào tạo về múa, đàn, diễn xuất không phải là điều đáng lo ngại, cái quan trọng là “Kiều là ai?”, môt câu hỏi mà cả ê-kíp đang tìm.
- Tiêu chí chọn gương mặt mới phải chăng là sự bất công với các diễn viên cũ, bởi có thể họ sẽ phù hợp để trở thành một nàng Kiều lý tưởng?
Thực ra, chúng tôi không quá đặt nặng vấn đề diễn viên cũ hay mới. Điều quan trọng là người diễn viên đó có thể hiện được cái hồn của nhân vật đúng với mong muốn của ê-kíp hay không. Ở mỗi một tác phẩm, hình dung về nhân vật sẽ khác nhau. Có thể cùng khai thác về Kiều nhưng mỗi đạo diễn sẽ khai thác một khía cạnh khác. Có khi cùng là một kịch bản nhưng hình dung về nhân vật của mỗi đạo diễn lại khác nhau nên không thể rập khuôn theo suy nghĩ của bất kỳ ai cả.
Chúng tôi không ngoại trừ những diễn viên đã nổi tiếng, quen thuộc với khán giả. Trường hợp không tìm được gương mặt mới đáp ứng được những tiêu chí về nhan sắc, khả năng diễn xuất, tài năng, kỹ năng,…thì phương án an toàn là chọn diễn viên đã nổi tiếng.
Miễn là bạn tài năng, phù hợp thì ê-kíp sẽ luôn công bằng. Theo tôi, đây cũng có thể là một cái duyên, duyên Kiều dành cho ai thì còn phải đợi vào kết quả. Bản thân tôi hiện tại cũng rất mong muốn biết được Thúy Kiều đầu tiên trên màn ảnh rộng sẽ là ai.
Minh Tuyền
Clip: MT
- Xuất hiện trên thảm đỏ Lễ khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 21, Lý Nhã Kỳ, Mai Thu Huyền, Nhã Phương cùng dàn sao Việt nổi bật đọ sắc cùng nhau.
" alt=""/>Mai Thu Huyền tuyển chọn khắt khe diễn viên nữ vào vai Thúy Kiều