Sau nhiều lần trì hoãn, tính toán... AFF Cup cũng chốt xong thời gian tổ chức nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà tài trợ. Theo đó, giải đấu mà tuyển Việt Nam đang là nhà vô địch diễn ra từ ngày 11-4 đến 8-5-2021.
Quyết định này khiến các quốc gia tham dự thở phào khi thời gian tổ chức tương đối hợp lý, đủ cho tất cả đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cho giải đấu được chờ đợi nhất khu vực.
2. Thực tế, việc AFF Cup ấn định ngày trở lại cũng giúp HLV Park Hang Seo thở phào khi đủ thời gian tính toán, chọn điểm rơi cho tuyển Việt Nam nhằm đảm bảo hoàn tất mục tiêu bảo vệ ngôi vô địch.
![]() |
Tuyển Việt Nam đối mặt với khó khăn, dù lịch thi đấu AFF Cup được công bố |
Tuy nhiên, trong cái thở phào ấy cũng có cả lo lắng. Và ở đây, điều mà ông Park lẫn tuyển Việt Nam đang băn khoăn nhất vẫn nằm trong câu chuyện cũ khi vòng loại World Cup 2022, AFF Cup rất có thể diễn ra trong cùng một thời điểm, hoặc sát nhau.
Lo lắng này không phải là vô cớ, bởi vòng loại World Cup 2022 cũng thực sự gấp gáp nên FIFA rất dễ chốt lịch vào tháng 4 hoặc 5 – thời điểm mà theo tính toán các giải đấu lớn đá bù như EURO, Olympic chưa diễn ra.
Nếu điều này xảy ra, chắc chắn tuyển Việt Nam rất vất vả khi không dễ “ngồi 2 mâm” cùng một thời điểm với mục tiêu rất cao: Lọt vào vòng sơ loại thứ 3 World Cup, bảo vệ chức vô địch AFF Cup
3. Không chỉ băn khoăn với điều đó, việc AFF Cup ấn định thời gian tổ chức như thế cũng khiến thuyền trưởng người Hàn Quốc đau đầu với vị trí thủ môn của Văn Lâm.
![]() |
Và Đặng Văn Lâm cũng là một trong những khó khăn |
Cần nhắc lại rằng khoảng thời gian AFF Cup diễn ra vào năm sau, Thai-League cũng vẫn thi đấu để chuyện Văn Lâm trở về khoác áo tuyển Việt Nam là chẳng dễ dàng, thậm chí không thể.
Nói như thế chẳng phải lo xa, bởi nên nhớ những trận đấu đầu tiên ở Thai-League thủ thành số 1 của ông Park đã lấy lại vị trí và chơi rất hay tại Muangthong United. Chỉ khi nào, CLB của Thái Lan hết cơ hội đua tranh chức vô địch thì may ra Văn Lâm mới có thể trở về.
Mọi thứ thêm rắc rối với HLV Park Hang Seo bởi vào lúc này dù không khan hiếm thủ môn, nhưng để yên tâm như Văn Lâm thì lại khá khó. Đó chưa kể, những sự tin tưởng còn lại sút giảm phong độ một cách bất ngờ, giống như Bùi Tiến Dũng chẳng hạn.
Nhưng dù vậy có lo cũng chẳng để làm gì, vì đây là những khó khăn khách quan và việc của thầy Park giờ cần làm không gì khác phải xây dựng được kế hoạch tỉ mỉ nhất cho tuyển Việt Nam nhằm tránh sự bị động nếu các giải đấu dồn lịch.
M.A
" alt=""/>Thầy Park và tuyển Việt Nam lo gì khi AFF Cup trở lạiÔng Chủng là anh trai của chị Trương Thị Bốn (SN 1976), mẹ của Trang, Huy. Ngay từ những lời đầu tiên, ông đã thốt lên: “Cuộc đời Bốn cơ cực và chua chát lắm!”.
Ông Chủng hiện là chỗ dựa của cháu Trang và Huy sau khi mồ côi cha mẹ (Ảnh: Dương Chiến) |
Chị Bốn có hai đời chồng, người đầu tiên không sống chung được lâu, cũng không có con cái. Chị đi bước nữa nhưng không may gặp phải người “nát rượu”, có con với nhau nhưng rồi cũng sớm chia tay. Hoàn cảnh “mẹ góa con côi” cứ thế dìu dắt nhau sống qua ngày. Công việc văn thư ở xã của chị Bốn cũng chỉ “bữa đực bữa cái”, cuộc sống chật vật, nợ nần.
Đầu năm 2020, chị Bốn phát hiện mắc ung thư phổi ở giai đoạn muộn. Chị bị thêm u tuyến giáp, tràn dịch màng phổi, chỉ có thể nằm liệt giường chờ đợi cái chết. Đôi mắt ông Chủng đỏ hoe khi nhớ lại em gái trong quãng thời gian ấy.
“Bốn bệnh, tôi đưa em từ Kỳ Anh ra Bệnh viện thành phố Hà Tĩnh khám, sau đó ra Bệnh viện K ở Hà Nội nhưng tình trạng quá nặng, không thể hóa trị hay xạ trị gì được nữa. Về Bệnh viện phổi ở Hà Tĩnh nằm thêm mấy tháng nữa rồi Bốn yếu dần. Đưa về nhà được một tháng thì em mất”, ông đau xót.
Nhìn lên di ảnh của người em gái xấu số rồi quay sang hai đứa trẻ, ông Chủng không cầm được nước mắt: “Bốn mất được 60 ngày thì bố cháu Trang cũng qua đời vì tai nạn. Tôi cũng chỉ có một mình nên quyết định đón hai đứa về ở, vì thương quá!”.
Hai chị em Trang, Huy bên di ảnh của mẹ (Ảnh: Dương Chiến) |
Trang nghe bác nhắc lại kỷ niệm buồn về mẹ lại không ngừng rơi nước mắt. Cô bé vuốt vuốt má em Huy rồi nghẹn ngào kể về mong ước của mẹ lúc còn sống: “Mẹ muốn cháu cố gắng học xong cấp ba rồi mẹ cho đi Mã Lai kiếm tiền, sau này có vốn để mở tiệm cắt tóc. Mong ước của cháu bây giờ là được học đàng hoàng rồi sẽ mở quán như lời mẹ muốn”.
Hiện tại, Trang đang vừa học văn hóa vừa học nghề tại Trường Cao đẳng công nghệ cơ sở 2 Hà Tĩnh. Trong vòng ba năm tới, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhà trường đã miễn giảm toàn bộ học phí cho Trang. Tiền sinh hoạt phí của Trang hoàn toàn do ông Chửng chu cấp: Mỗi tháng khoảng 800.000 đồng tiền ăn và 300.000 đồng tiền vé xe bus để cháu đi học hằng ngày.
Trang nghẹn ngào khi nhớ về mẹ (Ảnh: Dương Chiến) |
Ông Chủng tâm sự: “Bây giờ tôi có đói khổ đến mấy vẫn muốn Trang, Huy ở nhà với mình, muốn hai đứa có một “gia đình” hơn là phải vào trại trẻ mồ côi. Trước mắt mong cho Trang học xong có bằng văn hóa, có bằng nghề để ra trường muốn làm gì thì làm, rồi còn nuôi em. Bây giờ bảo Trang nghỉ học thì tội lắm!”
Hiện tại, ông Chủng đã đăng ký cho Huy đi học mẫu giáo để mình thuận tiện đi làm thợ xây ở những vùng lân cận. Mỗi sáng ông đưa cháu đến lớp, chiều đón về. Hàng tháng ông đóng 300.000 đồng tiền ăn cho Huy, chưa kể tiền ăn sáng, tiền quần áo, sách vở… May mắn, dù chưa biết được nỗi thống khổ của gia đình, Huy lại rất ngoan, biết nghe lời, ông cũng vơi bớt nhọc nhằn.
Huy vẫn ngây thơ chưa hiểu hết hoàn cảnh bi thương của gia đình hiện tại (Ảnh: Dương Chiến) |
Điều khó khăn nhất đối với 3 bác cháu lúc này là khoản nợ 100 triệu đồng của gia đình, trong đó nợ ngân hàng 45 triệu may mắn đã được xóa nợ, còn lại là bà con chòm xóm. Ông Chủng lo lắng nếu chẳng may mình ngã bệnh, hay xảy ra chuyện gì, các cháu lại một lần nữa bơ vơ.
"Tôi chỉ muốn chứng kiến các cháu trưởng thành, học thành nghề để tự nuôi bản thân mình. Có như vậy lúc già mới yên lòng", ông tâm sự.
Chứng kiến hoàn cảnh vô cùng khó khăn của cháu Trang và Huy, chúng tôi hy vọng thông qua bài viết sẽ có nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ. Cầu mong con đường đến trường của Trang và Huy không còn vô định, mịt mờ, để hai cháu có một tương lai tươi sáng hơn.
Diệu Thuần
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Một mình anh Thanh chăm sóc con nên chẳng thể đi làm. Mới đây, để có tiền cho Thu Hằng, người mẹ già của anh đã phải bán mảnh ruộng trồng lúa. Thế nhưng, bệnh của con đã nặng, chi phí tốn kém, số tiền ấy nhanh chóng hết sạch.
"4 năm con bệnh tật, thời gian tôi đi làm được quá ít ỏi, chỉ còn cách vay mượn. Nhưng người ta cũng đâu có giúp mình mãi được. Mới rồi mẹ tôi phải bán đất là cùng đường rồi", anh Thanh chia sẻ.
Đợt này, nếu không có tiền cho con điều trị, anh chỉ có thể đưa về nhà nằm chờ chết trong đau đớn. Nhưng tấm lòng người cha chẳng nỡ, con phải thiếu tình thương của mẹ lúc đau ốm đã thiệt thòi lắm, vì vậy anh đi cầu cứu khắp nơi.
Biết được hoàn cảnh của gia đình, Báo VietNamNet đã đăng tải bài viết "Gia đình ly tán, bé gái ung thư đau đớn khóc thầm" để kêu gọi bạn đọc hảo tâm giúp đỡ viện phí cho con.
Ngoài số tiền 46.760.000 đồng do bạn đọc ủng hộ thông qua tài khoản của Báo VietNamNet, nhiều nhà hảo tâm đã liên hệ trực tiếp và giúp đỡ con hơn 13 triệu đồng. Nhờ vậy, trong vài tháng tới, anh Thanh sẽ bớt được gánh nặng tiền bạc.
Người cha xúc động: "Tôi ít học, chẳng biết nói gì văn vẻ, chỉ biết chân thành cảm ơn Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ cho con gái của tôi".
Khánh Hòa
“Nội ơi con không muốn chết. Con muốn chờ em ra đời, muốn được ẵm em, chăm sóc em”, “con muốn mẹ ôm con, con đau lắm”… Nghe cô bé 8 tuổi thổn thức cầu xin, chúng tôi nhói lòng.
" alt=""/>Bé Thu Hằng được bạn đọc ủng hộ hơn 60 triệu đồng