![]() |
Lâm Chi Khanh ký hợp đồng với VTC Online |
>>Hoàng Thùy Linh "bốc lửa" trong đêm vinh danh eSports Việt Nam
ỹchuyểngiớiLâmChiKhanhlàmđạisứgamecủdortmund – leipzig![]() |
Lâm Chi Khanh ký hợp đồng với VTC Online |
>>Hoàng Thùy Linh "bốc lửa" trong đêm vinh danh eSports Việt Nam
ỹchuyểngiớiLâmChiKhanhlàmđạisứgamecủdortmund – leipzigHãng tin CBS dẫn tin từ giới chức y tế địa phương cho biết, vụ việc xảy ra vào sáng 9/5 tại bệnh viện Noa ở Massa, vùng Tuscany. Một ngày sau, cô gái đã được xuất viện mà không bị bất kỳ phản ứng phụ rõ ràng nào.
Được biết, nữ y tá đã phát hiện được nhầm lẫn của mình ngay lập tức và thông báo cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ. Nữ sinh trên được giữ lại bệnh viện để theo dõi trong 24h, cô được truyền dịch, dùng thuốc chống viêm và hạ sốt để phòng ngừa.
Tiến sĩ Antonella Vicenti, phụ trách khoa bệnh truyền nhiễm ở Bệnh viện Noa cho biết, cô gái không chịu tác dụng phụ nào do tiêm vắc-xin nhiều hơn bình thường. “Bệnh nhân không bị sốt hay đau đớn gì ngoài khu vực bị tiêm. Cô ấy hơi hoảng sợ nên chúng tôi muốn giữ cô ấy ở đây cho tới sáng nay”.
Phát ngôn viên bệnh viện là Daniella Gianelli nói với CNN rằng các bác sỹ sẽ tiếp tục giám sát các phản ứng miễn dịch của bệnh nhân. Họ sẽ lấy máu thường xuyên và xác định xem người phụ nữ có cần tiêm mũi vắc-xin thứ hai không.
Theo người phát ngôn này, cô gái trên được tiêm vắc-xin trước những người khác ở cùng độ tuổi do đang thực tập tại khoa tâm lý của bệnh viện.
Tiến sĩ Tommaso Bellandi, giám đốc phụ trách an ninh của bệnh nhân thuộc Cơ quan y tế tây bắc Tuscany cho biết, vụ việc trên xảy ra do y tá mất tập trung. “Đó là điều không bao giờ nên xảy ra”.
Ông Bellandi giải thích, mỗi lọ vắc-xin Pfizer chứa 6 liều. Các liều này phải được chiết xuất riêng lẻ và đặt trong các lọ riêng biệt, sau đó chúng được pha loãng. Y tá tiêm vắc-xin đã tiêm nhầm toàn bộ chất lỏng từ một lọ chưa pha loãng. “Cô ấy nghĩ quá trình pha loãng đã diễn ra. Chúng đều là chất lỏng trong suốt có cùng tỷ trọng. Thật không may, điều này đã góp phần gây ra lỗi”.
Ông Bellandi nói, vụ việc xảy ra trong một ngày cực kỳ bận rộn, trong thời gian mà các nhân viên y tế đang cố gắng tiêm càng nhiều liều vắc-xin càng tốt.
Hoài Linh
Trong khi các quốc gia giàu đã dự trữ vắc-xin Covid-19 cho người dân, nhiều quốc gia nghèo vẫn chưa có liều vắc-xin nào.
" alt=""/>Thiếu nữ Italia bị tiêm nhầm 6 liều vắcTrên một diễn đàn dành cho giáo viên, thời gian này liên tục thấy những đề nghị xin kinh nghiệm, góp ý, ý tưởng cho bài hội giảng, thao giảng hay chuyên đề… từ thầy cô giáo ở khắp các vùng miền.
“Tuần sau em thao giảng bài Tập đọc Bưu thiếp của lớp 2, các thầy cô có thể tư vấn cho em một vài ý tưởng để dạy theo hướng phát triển năng lực được không ạ? Em bí quá nghĩ mãi không ra”.
“Em chuẩn bị thi tiết dạy tốt bài này... Thầy cô có kinh nghiệm hướng dẫn em cách dạy phát huy năng lực của học sinh với ạ”.
“Sắp tới mình hội giảng toán bài 31 nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số theo chương trình Vnen, mong các thầy cô chia sẻ ít kinh nghiệm”.
“Sắp tới Phòng Giáo dục về kiểm tra chuyên đề trường em. Em có tiết toán bài Tìm một số hạng trong một tổng. Tiết Tiếng Việt ôn tập tiết 6 và tiết 7 (lớp 2). Mong thầy cô góp ý kiến để em học hỏi và giúp em có tiết dạy tốt với. Em thật sự rất cần sự giúp đỡ của thầy cô”.
![]() |
Một đề nghị "xin" bài soạn thao giảng |
Bên cạnh những lời đề nghị tư vấn, xin ý tưởng, có không ít thầy cô đề nghị xin luôn giáo án để tham khảo.
“Thứ 6 này em có tiết giảng bài Tổng nhiều số thập phân lớp 5. Thầy cô trong nhóm có thể cho em xin giáo án hoặc hướng dẫn em cách khai thác bài này được không”.
“Sắp tới em có lên chuyên đề phát triển năng lực tiết Luyện từ và câu. Thầy cô nào có giáo án phát triển năng lực hoặc ý tưởng gì để dạy cho em xin tham khảo”.
“Sắp tới em thao giảng 1 tiết Toán lớp 1. Em xin giáo án và phương pháp dạy bài này”.
“Sắp tới em lên tiết dạy bài Tiếng Việt lớp 1, Bài 9A. Các thầy cô có thể cho em xin kinh nghiệm Cách dạy và hình thức hoạt động không ạ. Hoặc cho em xin giáo án tham khảo với”.
Thậm chí, có cô giáo sáng hôm sau thao giảng rồi, chiều nay vẫn còn đi xin giáo án.
Mỗi trạng thái “xin” thường có cả chục, thậm chí cả trăm bình luận để lại địa chỉ email để “xin ké”.
Có người xin thì cũng có người cho. Có giáo viên tìm giáo án mình đã soạn trước đây để gửi, có giáo viên sẵn lòng tặng đồng nghiệp cả bộ file chuyên đề mình vừa thực hiện.
Có những người tìm và đưa thẳng những đường link bài giảng mẫu chia sẻ cho những giáo viên khác. Hay, đơn giản hơn, các thầy cô bảo nhau “Cứ lên Google, cái gì cũng có”.
Xin nhau tưng bừng là thế, nhưng dường như các thầy cô nhìn nhận về việc thao giảng, dạy chuyên đề lại không hề tích cực.
Cũng ngay trong nhóm, khi có thành viên đưa thông tin và hình ảnh về một chuyên đề hoạt động trải nghiệm lớp 1 đã diễn ra tại một trường tiểu học ở Chương Mỹ, Hà Nội thì hàng chục bình luận bên dưới đồng loạt hô “Diễn”.
Để "thao giảng" không phải là "thao diễn"
Là nhà giáo lâu năm trong nghề, thầy giáo Nguyễn Đăng (An Giang) cho biết “quy trình” thực hiện các tiết thao giảng như sau: vào đầu mỗi năm học, các Hội đồng bộ môn cấp huyện họp và thông qua những chuyên đề thao giảng trong năm, sau đó phân công cho các trường thực hiện trong từng thời điểm cụ thể.
Thông thường mỗi Hội đồng bộ môn thực hiện khoảng 4-5 tiết thao giảng chuyên đề khác nhau ở các trường trên địa bàn.
Theo kế hoạch đó, Ban giám hiệu và tổ bộ môn của các trường sẽ lựa chọn giáo viên thực hiện tiết thao giảng. Kế hoạch được lên chi tiết theo từng bước cụ thể: Ai là người đứng ra thực hiện tiết thao giảng, ai là người sẽ cùng xây dựng, cùng soạn giáo án...
Sau đó là dạy thử để các thành viên trong tổ bộ môn và Ban giám hiệu góp ý nhằm hướng tới một tiết dạy chất lượng nhất.
Tới ngày thao giảng, ngoài đại diện của trường còn có các đại diện của trường trên địa bàn, thường là Phó hiệu trưởng chuyên môn, các tổ trưởng môn học, các giáo viên bộ môn của khối thực hiện thao giảng...
Một thầy giáo ở Hòa Bình chia sẻ: “Việc tập luyện cho một buổi thao giảng mất rất nhiều thời gian của cả cô và trò. Trong khi đó, nhiều người dự để dự thôi chứ làm sao giúp đỡ được vì có kinh nghiệm đứng lớp thường xuyên đâu. Hơn nữa, mọi chi tiết trong tiết dạy đều trơn tru, nhuần nhuyễn rồi nên cũng chẳng còn gì để góp ý nữa”.
Theo thầy giáo này, các tiết chuyên đề, thao giảng thường lớp chỉ chọn ít học sinh tham dự. “Các buổi dạy có dự giờ hay hội giảng chỉ là biểu diễn xem ai khéo thôi, chứ ngoài thực tế đố các cô dạy được như vậy".
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM nhìn nhận rằng về bản chất, thao giảng là hoạt động dạy học nâng cao, với mong muốn là dịp để giáo viên trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm, cho ra phương pháp dạy học tốt hơn.
“Tuy nhiên, đúng là đang có tình trạng giáo viên dạy rập khuôn, máy móc theo các tiết giảng mẫu mà họ tham khảo được. Vì vậy, để phương pháp này thực sự phát huy hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên nâng cao ý thức cho giáo viên về mục đích, ý nghĩa của những giờ dạy và học thao giảng. Từ đó duy trì các giờ thao giảng chuyên đề có sự tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp”.
Vị hiệu trưởng này cũng cho biết việc đánh giá chất lượng của những giờ học thao giảng một cách chính xác phải dựa trên mức độ hiểu và tiếp thu bài của học sinh. “Muốn vậy, cũng phải triệt để không để xảy ra tình trạng giờ thao giảng chỉ toàn học sinh khá giỏi, còn học sinh kém hơn thì… ở nhà”.
Ngân Anh
Từ tháng 11, hệ thống hồ sơ quản lý hệ thống giáo dục mà giáo viên phải thực hiện gồm 3 đầu mục, riêng giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có thêm sổ chủ nhiệm.
" alt=""/>Vào mùa thao giảng, hội giảng, giáo viên rộn ràng xin nhau 'văn mẫu'