Trong thông cáo báo chí, Elon Musk khẳng định tự do ngôn luận là nền tảng của một nền dân chủ và Twitter là “quảng trường thị trấn kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng với tương lai nhân loại được thảo luận”. Ông bày tỏ mong muốn cải tạo Twitter tốt hơn bao giờ hết bằng cách nâng cấp các sản phẩm với những tính năng mới, đưa thuật toán thành nguồn mở để tăng sự tin tưởng, chống lại các bot spam. “Twitter có tiềm năng to lớn, tôi mong muốn được hợp tác với công ty và cộng đồng người dùng để mở khóa tiềm năng đó”, ông viết.
Tuyên bố chấm dứt một tuần kịch tính giữa Musk và Twitter từ khi tỷ phú thổ lộ ý định thâu tóm mạng xã hội. Twitter thông báo Musk sẽ gia nhập hội đồng quản trị song vài ngày sau Musk thay đổi ý định. Sau đó, ông đề nghị mua lại công ty nhưng Twitter từ chối. Dù vậy, sau khi xem xét, “chim xanh” cũng đã chấp nhận Musk.
Sự quan tâm của Musk dành cho Twitter hoàn toàn đến từ mục đích cá nhân. Ông là người dùng thường xuyên của nền tảng này, thường chia sẻ các câu chuyện cười, tương tác với 83,6 triệu người theo dõi cũng như đưa ra các thông báo kinh doanh. Chính vì điều này, ông cũng gặp một số rắc rối.
Tháng 9/2018, SEC buộc tội Musk ra phát ngôn “sai lầm và gây hiểu nhầm” cho nhà đầu tư khi tuyên bố đang cân nhắc biến Tesla thành công ty tư nhân và đã đảm bảo đủ nguồn vốn. Musk và Tesla cuối cùng phải dàn xếp với chính phủ, nộp phạt tổng cộng 40 triệu USD cho SEC, còn Musk phải tạm thời từ bỏ vị trí Chủ tịch.
Tháng 6/2020, SEC tố Musk vi phạm vài điều khoản thỏa thuận, yêu cầu phải duyệt trước một số tweet nếu chứa thông tin kinh doanh về Tesla có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Musk đã tweet rằng giá cổ phiếu Tesla quá cao, khiến cho giá của hãng xe điện lại đi xuống.
Du Lam (Theo CNBC)
Nguyên nhân, theo bản tin, xuất phát từ những rào cản trong ứng dụng Find My, và có thể liên quan đến quá trình tích hợp AirPods sâu hơn vào mạng lưới Find My mà Apple đang thực hiện. Về cơ bản, khi một khách hàng có ý định hoàn trả hoặc đổi một cặp AirPods, họ đã không (quên, hoặc không biết cách) ngắt liên kết tai nghe với Apple ID của chính mình.
Điều đó có nghĩa là khi một công ty tân trang tiến hành kiểm tra AirPods, hoặc thậm chí là khi chủ nhân mới của những cặp AirPods đó nhận được hàng, họ sẽ thấy thông báo "AirPods Mismatch" từ ứng dụng Find My, với nội dung như sau: "The earbuds of your AirPods are linked to a different Apple ID, possibly because one of the earbuds is mixed up with someone else's AirPods. Learn how to solve this issue by going to the article online", tạm dịch là "AirPods của bạn được liên kết với một Apple ID khác, có khả năng là bởi một trong hai tai nghe đã bị trộn lẫn với AirPods của người khác".
Thông báo từ ứng dụng Find My này còn kèm theo liên kết đến một tài liệu hỗ trợ khách hàng của Apple, trong đó đưa ra những khuyến cáo mơ hồ về việc "tìm lại AirPod của bạn" hoặc "thay thế AirPod đã bị mất của bạn"
goTRG, công ty tân trang nói trên, chuyên xử lý những sản phẩm hoàn trả từ Walmart và các nhà bán lẻ khác, cho biết vấn đề này ảnh hưởng đến "khoảng 8 trong số 10 AirPods được chuyển đến 6 cơ sở của công ty". Một công ty khác chuyên bán AirPods tân trang trên các website như Amazon là R2Cell thì buộc phải ngừng bán hoàn toàn AirPods tân trang sau khi gặp phải vấn đề nhức đầu này vào tháng 12 năm ngoái - theo CEO Sunny Mohammad. Ông còn cho biết, AirPods vốn đã khó tái chế bởi chúng có quá nhiều thành phần nhỏ xíu và dễ hư hỏng!
Được biết, các công ty tân trang đã liên hệ với Apple nhưng chưa nhận được phản hồi. Vấn đề có thể được giải quyết bằng cách nhờ chủ nhân ban đầu của AirPods tự ngắt kết nối sản phẩm khỏi Apple ID của họ trước khi bán chúng. Bên cạnh đó, nếu AirPods chưa được khôi phục cài đặt xuất xưởng (factory reset), người mua sẽ thấy một thông báo nhảy lên với nội dung "owner of this item will be able to see its location" (chủ nhân của món đồ này sẽ có thể thấy vị trí của nó) từ ứng dụng Find My.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, 9to5mac)
Apple đang lên kế hoạch phát triển các tính năng theo dõi sức khỏe trên thế hệ AirPods mới, tương tự như cách công ty đã làm với Apple Watch.
" alt=""/>Tính năng “Find My” của AirPods khiến các nhà bán lẻ và các công ty tân trang “đau đầu”Trước đó, Elon Musk đã thực hiện một cuộc thăm dò trên Twitter hỏi người dùng liệu họ có tin nền tảng này đang tuân theo nguyên tắc tự do hay không. Kết quả có tới 70% số phiếu nói “Không”.
Việc quyết định tạo ra một nền tảng mới sẽ đưa Elon Musk gia nhập danh sách các công ty công nghệ tự định vị bản thân là những “nhà vô địch về tự do” và hy vọng điều đó sẽ thu hút những người dùng đang cảm thấy bị kìm hãm trên các nền tảng như Twitter, Facebook và YouTube.
Tuy nhiên, có vẻ như Elon Musk đã cân nhắc quyết định này, bởi để tạo ra một mạng xã hội mới cạnh tranh với Twitter hay Facebook trong thời điểm này là điều bất khả thi. Điển hình là sự èo uột mà mạng Truth Social của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hiện ra trước mắt, khiến cho ông chủ của Tesla và SpaceX đã thực hiện bước đi táo bạo hơn là thâu tóm lại mạng xã hội ưa thích của mình.
Âm thầm mua cổ phiếu và quyết định thâu tóm luôn Twitter
Động thái đầu tiên để thực hiện ý định thâu tóm Twitter đó chính là việc Elon Musk mua 9,2% cổ phần mạng xã hội này.
Đáng chú ý Elon Musk đã “mua chui” cổ phiếu, khi phải đến ngày 4/4, vị tỉ phú này mới tiết lộ đã mua 9,2% cổ phần Twitter, khiến giá cổ phiếu công ty tăng hơn 28% trong phiên giao dịch.
Theo truyền thông quốc tế, hồ sơ cho thấy giao dịch diễn ra vào ngày 14/3. Trong khi đó, SEC yêu cầu bất kỳ ai mua trên 5% cổ phiếu phổ thông của một doanh nghiệp phải công bố số cổ phần nắm giữ trong vòng 10 ngày. Elon Musk “đợi” 21 ngày mới làm việc này.
Tuy nhiên, mức phạt của SEC lại vô cùng khiêm tốn, thường ở mức 100.000 USD. Theo ước tính của Forbes, tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới là 300 tỷ USD. Như vậy, khoản phạt 100.000 USD chỉ bằng 0,00003% những gì Elon Musk đang có. Nếu quy đổi sang tài sản trung bình của một hộ gia đình tại Mỹ là 122.000 USD, khoản phạt sẽ là 3 cent.
Ngay sau đó, Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawal đã thông báo về thông tin này và trên dòng tweet của mình ông cho biết, đã bổ nhiệm Elon Musk vào hội đồng quản trị chính thức có hiệu lực vào ngày 4/9.Ông chủ của Tesla và SpaceX đã từ chối, nhưng theo CEO Twitter các ý kiến đóng góp của các cổ đông sẽ luôn được coi trọng dù có nằm trong hội đồng quản trị hay không.
Nhiều ý kiến phân tích, việc Elon Musk từ chối ngồi vào ghế hội đồng quản trị là vì sẽ bị giới hạn cổ phần dưới 15%. Động thái này cho thấy ông đang có tham vọng lớn hơn là trở thành ông chủ của Twitter trong thời gian ngắn.
Và ngày 14/4, Elon Musk đã thông báo về đề xuất mua lại Twitter Inc. nhằm biến công ty này thành tư nhân, trong một báo cáo gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).
Theo đó, ông cho biết sẽ trả 54,2 USD/cổ phiếu Twitter bằng tiền mặt, cao hơn 38% so với mức giá đóng cửa hôm 1/4 - phiên giao dịch cuối cùng trước khi thông tin tỷ phú này mua cổ phần Twitter được tiết lộ.
Khi thông báo về đề nghị nói trên, Elon Musk khẳng định ông là người có thể khai phóng “tiềm năng phi thường” của nền tảng mạng xã hội có hơn 200 triệu người dùng hàng ngày này.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu Twitter hôm 14/4 đã giảm 1,68%, khi nhiều nhà đầu tư hoài nghi về sự thành công của thương vụ.
Trong khi đó, Twitter cho biết hội đồng quản trị công ty sẽ xem xét đề xuất của ông Musk và mọi phản ứng sẽ vì lợi ích cao nhất của tất cả cổ đông. Theo nguồn tin thân cận của tờ Information, hội đồng quản trị Twitter không hoan nghênh đề nghị này và có thể sẽ phản đối.
Trong một cuộc phỏng vấn tại một hội nghị của TED ngày 14/4 ở Vancouver (Canada), ông Elon Musk nói rằng không chắc mình sẽ thành công với thương vụ này và tiết lộ rằng ông đã có kế hoạch B nếu hội đồng quản trị Twitter từ chối đề nghị.
Tuy nhiên, ngày 25/4 mọi thứ đã thay đổi, Twitter đã chấp nhận bán mình cho Elon Musk với giá 44 tỷ USD, sau khi hội đồng quản trị này đã cân nhắc kỹ và ông chủ Tesla cũng đảm bảo đủ tiền để hoàn thành thương vụ.
Phía Twitter cho biết thương vụ sẽ kết thúc vào cuối năm 2022, vì còn chờ các phê duyệt theo thủ tục quy định khác. Trong quá trình chuyển giao, cổ phiếu của Twitter sẽ bị hủy niêm yết và chuyển sang mô hình sở hữu tư nhân. Ông Elon Musk cho biết việc này sẽ cho ông toàn quyền đưa ra các thay đổi mình muốn với công ty.
Những người đứng sau và tương lai bất định của Twitter
Thực tế, CEO Tesla sẽ không cần bỏ ra quá nhiều tiền để hoàn tất thương vụ này.
Reuters đưa tin, năm ngân hàng lớn và một công ty tài chính là những đơn vị đứng sau hỗ trợ thương vụ trị giá 44 tỷ USD của Elon Musk.
Theo tuyên bố được đưa ra hôm 25/4, Goldman Sachs Group, JPMorgan Chase & Co. và ngân hàng đầu tư Allen & Co. là nhóm cố vấn cho Twitter. Trong khi đó, Morgan Stanley, Bank of America Corp. và Barclays Plc là cố vấn chính của Elon Musk.
Ít nhất 9 ngân hàng khác đang giúp Morgan Stanley, Bank of America và Barclays cung cấp khoản vốn 25,5 tỷ USD cho thương vụ này, bao gồm Credit Suisse Group AG, BNP Paribas SA, Citigroup Inc. và Deutsche Bank AG.
Ngoài khoản hỗ trợ 13 tỷ USD từ các ngân hàng, Elon Musk dự kiến bổ sung thêm khoảng 21 tỷ USD tài trợ vốn cổ phần. Tuy nhiên, Elon Musk không tiết lộ nhiều về khoản tiền 21 tỷ USD trên.
Một trong những điều rất nhiều người thắc mắc là ông chủ Tesla và SpaceX sẽ làm gì tiếp theo với Twitter.
Theo CEO Agrawal của mạng xã hội này cho biết, cho tới khi thương vụ kết thúc hiện vẫn không biết nền tảng này sẽ đi theo hướng nào. Đồng thời khẳng định không có bất kỳ kế hoạch sa thải nhân viên trong thời gian tới.
Thỏa thuận mua lại dự kiến sẽ kéo dài trong 6 tháng. Vào thời điểm đó, nhiều khả năng CEO Parag Agrawal sẽ rời công ty.
Một số nhân viên công ty tỏ ra hào hứng với việc Twitter thuộc về sở hữu tư nhân, từ đó có cơ hội tốt hơn để cải thiện chất lượng dịch vụ thay vì một công ty đại chúng phục vụ lợi ích của các cổ đông. Họ thích ý tưởng loại bỏ các bot tự động độc hại và làm rõ ràng hơn về cách thức các thuật toán đề xuất hoạt động.
Đáng chú ý là Twitter cũng sẽ không thưởng cổ phần cho nhân viên nữa vì nó đã thuộc về sở hữu tư nhân.
Một trong những động thái tiêu cực mà thương vụ này đưa lại đó chính là giá cổ phiếu của hãng xe điện Tesla tụt 12% trong phiên giao dịch ngày 26/4, vì giới đầu tư lo ngại việc ông chủ Elon Musk có thể bán bớt cổ phần của mình ở hãng để chi 44 tỷ USD cho thương vụ này. Vốn hoá Tesla đã bốc hơi 126 tỷ USD.
Nhưng ngược lại ở thị trường tiền mã hoá, Dogecoin (DOGE) đồng tiền mã hoá được Elon Musk ủng hộ đã bất ngờ bật tăng mạnh.
Đồng tiền với hình ảnh tượng trưng là chú chó Shiba đã tăng lên 0,1569 USD vào đầu giờ sáng (26/4), tương ứng mức 19,77% so với 24h trước. Đây là mức tăng cao nhất của đồng tiền số này trong vòng 7 ngày.
Lê Mỹ(Tổng hợp)
" alt=""/>Từ giận dỗi định lập mạng xã hội riêng, Elon Musk trở thành ông chủ của Twitter