- Công an TP.HCM sáng mai họp báo thông tin về vụ khởi tố hình sự đối với ông Nguyễn Văn Tấn,ônganTPHCMsẽhọpbáovụbánphởbịtruytốlịch thi đấu ngày mai chủ quán "Xin chào" ở huyện Bình Chánh.
- Công an TP.HCM sáng mai họp báo thông tin về vụ khởi tố hình sự đối với ông Nguyễn Văn Tấn,ônganTPHCMsẽhọpbáovụbánphởbịtruytốlịch thi đấu ngày mai chủ quán "Xin chào" ở huyện Bình Chánh.
>> KĐT Kim Chung – Di Trạch: Quy hoạch hoành tráng để…trồng cỏ gần thập kỷ
Điều chỉnh tăng 10 ha sau nhiều năm “đắp chiếu”
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch, tỷ lệ 1/500, với quy mô dân số khoảng 23.500 người.
![]() |
KĐT Kim Chung-Di Trạch được điều chỉnh tăng 10ha sau 1 thập kỷ “đắp chiếu”. |
Theo đó, khu vực nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch có diện tích khoảng 146,7ha gồm phần diện tích 138,1ha đất được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) thu hồi, giao Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng Vietracimex thực hiện đầu tư (năm 2008) và phần đất khoảng 8,6ha mở rộng ranh giới đến hết ô đất xây dựng trường học và đến chỉ giới đường đỏ đường Quốc lộ 32, Vành đai 3,5 theo quy hoạch, khợp nối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực.
Trong tổng số 146,7ha quy hoạch có đất ở khoảng 40,6ha (chiếm 27,67% diện tích) gồm 47 ô đất ở liền kề diện tích khoảng gần 22ha, 27 ô đất ở biệt thự diện tích khoảng 17ha, 01 ô đất ở chung cư diện tích khoảng 1,6ha.
Đất công cộng có tổng diện tích khoảng 15,6ha (chiếm 10,64%) bao gồm các công trình có chức năng sử dụng đất là thương mại dịch vụ, tài chính, văn hóa, hành chính, y tế,… và được thực hiện theo dự án riêng.
![]() |
Dự án khu đô thị Kim Chung - Di Trạch do Tổng Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức – một trong số 21 dự án Hà Nội yêu cầu thanh, kiểm tra. |
Ngoài ra còn quy hoạch đất trường học khoảng 7ha, đất cây xanh khoảng 16,7ha, đất giao thông 53,8ha, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 1,2ha, đất hỗn hợp 10,8ha,…
Các ô đất hỗ hợp gồm tổ hợp các công trình cao tầng đa năng (công cộng, trụ sở cơ quan, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà ở,…).
Theo báo cáo giải trình của Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng Vietracimex để đảm bảo tính pháp lý và tránh khiếu kiện đối với các ô đất đã thi công xây dựng, ký hợp đồng góp vốn, đề nghị giữ nguyên không thay đổi.
Kiến nghị không phải bố trí đất xây nhà ở xã hội
Dự án đầu tư Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch được triển khai từ năm 2008. Theo báo cáo của Vietracimex, quá trình triển khai dự án Vietracimex đã hỗ trợ cho địa phương để thực hiện dự án đất dịch vụ (khoảng 31,19ha) để đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân có thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư. Toàn bộ phần đất của dự án, chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất. Do ảnh hưởng bởi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô nên dự án phải dừng triển khai để điều chỉnh.
![]() |
Khu đô thị sau gần 1 thập kỷ trong cảnh “đắp chiếu”, cỏ mọc um tùm. |
Đáng lưu ý, theo ý kiến của Sở Quy hoạch - Kiến Trúc, Xây dựng và UBND huyện Hoài Đức tại cuộc họp ngày 26/5/2016 đã thống nhất kiến nghị báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét chấp thuận việc không phải bố trí quỹ đất, nhà ở phục vụ phát triển nhà ở xã hội trong phạm vi dự án do không thuộc đối tượng triển khai.
Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội, dựa trên ý tưởng tạo dựng một “trái tim đô thị” chất lượng cao, tiện nghi, thân thiện với môi trường, một trung tâm thương mại, biệt thự liền kề, nhà hát, căn hộ cho thuê, bệnh viện, trường học… đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
Vào thời hoàng kim, giá đất nền tại Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch có thời điểm lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, gấp 3 - 4 lần giá gốc. Thế nhưng gần 10 năm qua, hiện dự án mới chỉ hoàn thành có 7 - 8 dãy nhà liền kề, biệt thự được xây thô, còn đa số diện tích đất vẫn đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, chôn theo hàng nghìn tỷ của giới đầu cơ.
Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thường trực HĐND thành phố tại phiên giải trình tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch này, thành phố yêu cầu Sở Tài Nguyên và Môi trường lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 dự án trên địa bàn 7 quận, huyện. Tại huyện Hoài Đức có 3 dự án nằm trong danh sách thanh, kiểm tra. Trong đó có dự án KĐT Kim Chung – Di Trạch do Tổng Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư. Ngoài ra còn có 2 dự án khác là Khu nhà ở biệt thự lô đất số 3 khu đồng Chùa Bé của Công ty TNHH Thống Nhất; Dự án Khu đô thị làng Việt cổ của Tổng Cty Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC. |
Minh Long
Từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội nhưng sau 8 năm khởi công dự án này vẫn đắp chiếu hàng nghìn tỷ đồng của giới đầu cơ chôn trong đất hoang vu cỏ dại.
" alt=""/>Mở rộng KĐT Kim Chung – Di Trạch sau 10 năm đắp chiếuSau những chuyện rùm beng liên quan “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn với cuộc viếng thăm trường cũ tại Nghi Lộc, Nghệ An, nhiều người tò mò muốn có thông tin về Tạp chí Chống Tham nhũng xuất bản tại Séc do “nhà báo quốc tế” này làm tổng biên tập. Khi nhóm PV Tiền Phong gửi email hỏi Thư viện quốc gia Séc, mới đây đã được hồi âm: “Tạp chí này được ký gửi vào kho của thư viện, chứ không phải để đọc”.
![]() |
Trang bìa tạp chí Chống Tham nhũng |
Tiếp đến, ngày 17/5, Vondráková Sona - người phụ trách dịch vụ tham khảo, tra cứu liên thư viện, thư viện quốc gia Séc, email: “Lưu chiểu được thực hiện đối với các ấn phẩm in tại Séc, viết về Séc hoặc do tác giả người Séc viết ra. Theo quy định mỗi số báo nộp vào kho lưu chiểu 1 bản và được cất giữ trong kho của thư viện”. Như vậy thư viện không duyệt mua tạp chí này, không liệt kê tạp chí trong danh mục tham khảo, không trưng bày tạp chí trong phòng mượn cũng như phòng đọc.
Sau khi xem một số bài viết của một số học giả từ trong nước đăng trên Tạp chí Chống Tham nhũng do “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn làm tổng biên tập, giáo sư Vũ Tiến Hồng (làm việc liên quan lĩnh vực báo chí thuộc Đại học Kansas, Mỹ), nhận xét: “Thường những tạp chí uy tín thấp, lập ra chỉ với mục đích kiếm tiền. Mỗi tuần, tôi nhận được không dưới 10 email từ những tạp chí như vậy mời đăng bài. Những tạp chí đó họ đăng bất cứ bài nào cũng được miễn là trả tiền”.
Ông Hồng cũng nói thêm: “Do không có đủ thông tin để kết luận về tờ tạp chí này, nhưng nếu hỏi có gửi bài đến đó để đăng không thì không. Vì có những dấu hiệu cho thấy chất lượng có vấn đề. Tiếng Anh lủng củng. Đọc một số bài trên đây, chất lượng thấp”.
Ngay nhiều tiến sỹ công tác trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, tu nghiệp từ những nước nói tiếng Anh về nhận xét: Nhiều bài báo viết văn phong như tiếng Việt, thậm chí dùng từ không chuẩn.
Riêng số ra ngày 31/7/2018, “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn tự tay viết 2 bài liên quan chống tham nhũng ở Mỹ và về Nguyễn Trãi. Còn “nhà báo quốc tế” thứ 2 Bùi Mạnh Hùng lại có bài về kiểm toán nhà nước chống tham nhũng ở Singapore. Còn PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng (lãnh đạo một viện thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có bài về ấn tượng chống tham nhũng tại Việt Nam.
Các số tháng 5,6,11/2018, các “nhà báo quốc tế” và PGS Hằng xuất hiện dày đặc.
Trên số tháng 11, có bài báo liên quan Luật giao thông Đường bộ Việt Nam hội nhập quốc tế, ghi rõ tiến sỹ Trương Thanh Trung (Học viện Cảnh sát Nhân dân).
Số ra tháng 8/2018, còn có bài của thạc sỹ Nguyễn Trọng Tuấn cùng nơi công tác với tiến sỹ Trung. Không biết hai vị này có liên quan gì tới lẵng hoa ghi “Học viện Cảnh sát Nhân dân” tặng khi “nhà báo quốc tế” về thăm trường?
Ngoài ra, còn nhiều tên tuổi khác cũng đóng góp tích cực cho tạp chí này...
Dùng bài báo “quốc tế” xin tài trợ khoa học
Riêng PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng có nhiều bài đăng trên tạp chí, thậm chí còn dùng nó để xin tài trợ khoa học từ Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Tuy nhiên, một thành viên hội đồng Nafosted cho biết, sau những lùm xùm trên, các bài báo này đã bị loại.
Chính một số thành viên (cũng là PGS.TS) thuộc Hội đồng khoa học liên ngành Văn hóa học, Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo chí, Truyền thông (trực thuộc Quỹ Nafosted) cho hay, có nhiều lý do các bài báo trên không được công nhận. Trước hết là tạp chí không chính thức, không có đăng ký và không được công nhận. Bên cạnh đó, trong số các bài PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng gửi, đã đăng trên tạp chí Hàn Quốc chung với người khác và không đúng với định hướng nghiên cứu báo chí - truyền thông, mà nói về khoa học máy tính...
“Chẳng hạn, tôi có một bài báo khoa học muốn đăng trên một tạp chí quốc tế của Nga phải qua 3 lần chỉnh sửa, ký hợp đồng bản quyền rồi mới được công bố, mất hơn 1 năm. Việc chị Hằng gặp ông Lê Hoàng Anh Tuấn như kiểu 2 bên cùng có lợi. Ông Tuấn lại được tham gia chủ trì hội thảo khoa học, giảng dạy, ra sách... rất nhanh”, một PGS.TS nói.
Một tiến sĩ khác từng công tác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (xin giấu tên) và từng được tiếp cận qua một trong các bài báo trên cho rằng, có những bài báo chưa đạt tiêu chuẩn của một bài báo khoa học. Theo đó, kết cấu một bài báo khoa học thường có độ dài khoảng 7.000 chữ (tương đương 20 trang trở lên), chưa kể phần tài liệu tham khảo. Trong khi, bài của PGS Hằng và nhiều người khác gửi từ Việt Nam trong tạp chí của “nhà báo quốc tế” kia chỉ có độ dài 5-7 trang, không đủ dung lượng cần thiết của một bài báo nghiên cứu theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, thể thức trình bày bài báo này cũng không đúng chuẩn bài báo quốc tế...
![]() |
Một bài báo khoa học của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng đăng trên tạp chí |
Người này cũng chỉ ra 7 dấu hiệu nhận biết Tạp chí Chống Tham nhũng và Hợp tác quốc tế (tiếng Anh: Anti-corruption & International Cooperation Magazine) không phải là một tạp chí khoa học.
Một là tên tạp chí: Tạp chí nghiên cứu nói chung thường định danh là Journal, còn từ “Magazine” ở tạp chí của ông Tuấn chỉ dành cho đại chúng, không phải tạp chí nghiên cứu.
Hai là dấu hiệu ở phạm vi phát hành. Các tờ tạp chí nghiên cứu nói chung thường phát hành rộng rãi, cả trên mạng. Một số tạp chí phát hành dạng mở (open access) để được nhiều người đọc và trích dẫn, làm tăng chỉ số tác động của tạp chí.
Trong khi đó, tạp chí của Lê Hoàng Anh Tuấn không phát hành trên mạng, phạm vi hẹp, giới nghiên cứu không đọc được, không trích dẫn được.
Dấu hiệu thứ ba nằm ở thể thức trình bày một bài báo khoa học. Theo đó, ở các tạp chí nghiên cứu nói chung, một bài báo nghiên cứu thường có những mục sắp xếp theo trình tự: Tóm tắt, mở đầu, tổng quan tài liệu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thảo luận về kết quả nghiên cứu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo. Trong khi đó, tạp chí của ông Tuấn không có các mục như trình tự thông thường.
Chiều 18/5, một cán bộ thuộc Học viện Cảnh sát Nhân dân cho biết, ngày 8/5, đơn vị đã có văn bản gửi báo chí phản hồi nội dung: Học viện Cảnh sát Nhân dân không có bất kỳ liên hệ nào với ông Lê Hoàng Anh Tuấn. Học viện không tham dự, không có chỉ đạo gửi lẵng hoa chúc mừng trong sự kiện ông Lê Hoàng Anh Tuấn tri ân trường THPT Nghi Lộc 3. Về bức ảnh có cá nhân trao tặng lẵng hoa cho hiệu trưởng, học viện thông tin đó không phải cán bộ hay đại diện của trường. Tuy nhiên, vị cán bộ này cho hay, đúng là Tiến sĩ Trương Thành Trung và Thạc sĩ Nguyễn Trọng Tuấn đang giảng dạy tại học viện. |
Theo nhóm phóng viên điều tra/ Báo Tiền phong
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa chấm dứt, xóa tên khỏi danh sách giảng viên thỉnh giảng đối với “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn do Viện Báo chí mời đến dạy.
" alt=""/>Tạp chí Chống Tham nhũng của 'nhà báo quốc tế' phục vụ những ai?>> Khó tin: Nữ khách tiểu bậy tại sảnh thang máy chung cư cao cấp
Thang máy hỏng vì sét đánh?
Theo phản ánh của cư dân chung cư Sunview Town, vào tháng 5/2018, có tới 6 thang máy tại các Block A1, A2 và B gặp sự cố không thể hoạt động được. Khi đó, cư dân chung cư Sunview Town đã được thông báo là thang bị sét đánh hỏng. Sau đó, đơn vị cung cấp, lắp đặt thang máy cho chung cư này đã tiến hành sửa chữa, trong vòng 2 tháng mới xong.
![]() |
Chung cư Sunview Town nhiều lần bị hỏng thang máy do sét đánh |
Tới cuối tháng 9 vừa qua, 4 thang máy tại Block A1 và B lại tiếp tục “đứng hình”. Lần này, Ban quản lý chung cư cũng dán thông báo ngay trước cửa thang máy, với nội dung thang máy bị lỗi do sự cố sét đánh. Sau khoảng 2 tuần sửa chữa, hiện các thang máy này đã hoạt động trở lại.
Ngoài việc bị hỏng do sét đánh, cư dân cũng phản ánh thang máy tại chung cư Sunview Town thường xuyên bị hỏng linh kiện, bị lỗi tự đóng mở cửa… mỗi lần hư hỏng đều phải chờ đợi sửa chữa rất mất thời gian.
Trưởng ban quản lý chung cư Sunview Town cho biết, việc cư dân phản ánh thang máy của chung cư này bị sét đánh hỏng 2 lần là đúng. Sau mỗi lần hư hỏng, Ban quản lý chung cư đều gọi nhân viên kỹ thuật của công ty thang máy tới, để kiểm tra và sửa chữa.
“Lần đầu phía công ty thang máy báo hỏng do sét đánh. Sau đó, chúng tôi có kiểm tra lại hệ thống chống sét của toàn bộ chung cư và thấy rằng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Lần hỏng thứ 2 này, cũng xảy ra khi trời mưa và có sét. Mặc dù thông báo cho cư dân là thang máy gặp sự cố do sét đánh, nhưng hiện ban quản lý, chủ đầu tư, công ty thang máy và công ty bảo hiểm đang họp để tìm nguyên chính xác và cách khắc phục triệt để vấn đề này”, Trưởng Ban quản lý chung cư Sunview Town nói.
Chuyên gia bất ngờ vì lý do hy hữu
Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home) cho biết, về mặt kỹ thuật, các tòa nhà đều phải có hệ thống chống sét. Hệ thống này phải đảm bảo chống được sét toàn bộ khu vực tòa nhà và thậm chí là bao quanh khu vực lân cận, trong phạm vi khoảng 50m nữa. Mỗi năm, hệ thống chống sét phải được kiểm định 1 lần bởi cơ quan kiểm định độc lập.
![]() |
Lý do hỏng thang máy hy hữu tại Sunview Town |
“Việc sét đánh hỏng thang máy là trường hợp rất hy hữu. Như tòa nhà biểu tượng Sài Gòn từng bị sét đánh thẳng, nhưng không gây hư hỏng gì.
Các bên liên quan cần xem xét kỹ việc hư hỏng có chính xác là do sét đánh, hay do nguyên nhân khác, để đưa ra giải pháp xử lý triệt để vấn đề, đảm bảo sự an toàn cho cư dân”, ông Thành chia sẻ.
Còn theo chuyên gia xây dựng Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, về mặt nguyên tắc, không chỉ các tòa chung cư cao tầng, mà cả những căn nhà 1-2 tầng cũng phải có hệ thống chống sét, nếu như công trình đó cao hơn các công trình lần cận.
Cũng theo chuyên gia này, hệ thống chống sét không chỉ hoạt động khi công trình đã hoàn thiện, mà trong quá trình thi công đã phải hoạt động, để đảm bảo an toàn cho quá trình thi công. Mà đã là chung cư thì bắt buộc phải có hệ thống chống sét.
“Nếu như chung cư có hệ thống chống sét, thang máy vẫn bị sét đánh hỏng thì hệ thống chống sét có vấn đề. Trong công trình chung cư, hệ thống thang máy là khu vực có nhiều kim loại, nên sẽ thu hút tia sét đánh vào thang máy nếu như hệ thông chống sét của tòa nhà không đảm bảo.
Do đó, cần phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống chống sét của tòa nhà gồm: Cột thu lôi có đủ độ cao không? Hệ thống dây dẫn có vấn đề gì không? Phần thu lôi chôn dưới đất có đủ độ sâu hay không? Hệ thống chống sét có bị hư hại gì trong thời gian vận hành hay không?”, ông Đực nói.
Mạnh Đức
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản về thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng đất rừng và trật tự xây dựng tại xã Minh Phú, xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn)
" alt=""/>Chung cư Sunview Town thang máy bị hỏng do sét đánh