Đường Đồng Khởi, TPHCM trong nhóm có giá thuê mặt bằng đắt nhất thế giới (Ảnh: Quang Anh).
Khảo sát của phóng viên báo Dân trítrên một số trang rao bán, cho thuê nhà đất, giá thuê mặt bằng đường Đồng Khởi đều ở mức vài trăm triệu đồng mỗi tháng, tùy diện tích.
Một căn góc, 2 mặt tiền, 1 trệt 1 lầu, diện tích 236m2 được rao cho thuê 550 triệu đồng/tháng. Hay một căn góc khác có diện tích 250m2, được rao 400 triệu đồng/tháng. Thông tin tổng hợp cho thấy giá rao cho thuê phổ biến ở đường Đồng Khởi thời gian gần đây khoảng 300 triệu đồng/tháng, cao nhất lên tới 600 triệu đồng/tháng.
Tại mặt đường Đồng Khởi, khách thuê phần lớn là các thương hiệu xa xỉ hoặc khách sạn cao cấp. Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, cho biết Đồng Khởi là một trong những con phố sầm uất và nổi tiếng nhất tại trung tâm TPHCM, gần nhiều khách sạn cao cấp và các điểm du lịch nổi tiếng, giúp thu hút lượng khách hàng tiêu dùng cao cấp tiềm năng lớn.
Nhiều thương hiệu xa xỉ đã chọn Đồng Khởi làm địa điểm để mở cửa hàng và định vị thương hiệu của mình tại Việt Nam. Việc có mặt trên con phố này giúp các thương hiệu xa xỉ không chỉ tiếp cận được với khách hàng mục tiêu mà còn duy trì và nâng cao hình ảnh.
Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Tràng Tiền được ghi nhận là con phố có mức giá thuê mặt bằng bán lẻ cao thứ 18 trong khu vực. Giá thuê mặt bằng phố Tràng Tiền đạt 300 USD/m2/tháng, tương đương khoảng 7,8 triệu đồng.
Kể từ khi trung tâm thương mại đầu tiên của Việt Nam mở cửa, bao gồm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội và Thương xá Tax ở TPHCM, tổng nguồn cung bán lẻ đã bắt đầu với khoảng 30.000m2. Theo báo cáo, giai đoạn 1996-2019, trung bình mỗi năm thị trường chào đón 97.000m2 sàn bán lẻ gia nhập vào thị trường.
Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ có dấu hiệu chững lại về nguồn cung, đặc biệt là khu vực lõi trung tâm, điều này thúc đẩy giá thuê. Đến quý III năm nay, tổng nguồn cung bán lẻ cả 2 thành phố đạt khoảng 2,56 triệu m2.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE tại TPHCM - cho biết sau một khoảng thời gian dài yên ắng và chịu tác động của đại dịch, đến nay các nhãn hàng đã dần lấy lại niềm tin và mạnh dạn hơn trong việc mở rộng chuỗi cửa hàng của mình.
Thống kê của CBRE trên tổng số giao dịch trên thị trường trong 3 năm vừa qua ghi nhận sự mở rộng chủ yếu đến từ các nhãn hàng F&B (thực phẩm và đồ uống, chiếm đến 35%), theo sau đó là các nhãn hàng thời trang & phụ kiện (33%).
Ngành hàng Lifestyle (Phong cách sống) đứng thứ 3 với 13%, cũng đang dần vươn lên. Đây là ngành hàng có xu hướng phát triển khá mạnh ở nước ngoài và dần lan rộng ở Việt Nam, với diện tích kinh doanh mỗi cửa hàng cũng ngày càng lớn hơn, có thể lên đến 1.000m2.
" alt=""/>Đường Đồng Khởi ở TPHCM có giá thuê mặt bằng trong nhóm cao nhất thế giớiĐội bóng này từng 9 lần vô địch K-League, 2 lần vô địch AFC Champions League. Nhưng điều đặc biệt nhất là ông Kim từng gắn bó nhiều năm trong tư cách cầu thủ lẫn HLV ở Jeonbuk Hyundai Motors FC.
Tuy nhiên, chất lượng các trận đấu tập sắp tới của đội tuyển Việt Nam đang được đặt dấu chấm hỏi, khi hai "quân xanh" của đội tuyển Việt Nam là Daegu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC đều phải đá play-off trụ hạng.
Cụ thể, sau khi giải K-League 1 kết thúc, đội Incheon United xếp cuối bảng xếp hạng và xuống chơi ở K-League 2. Hai đội đứng phía trên là Daegu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC sẽ đá play-off với một đội đứng thứ 2 bảng xếp hạng K-League 2 và đội thắng trong 3 đội thứ tự từ 3-5 K-League 2.
Điều đáng nói, lịch thi đấu 2 trận play-off của Daegu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC đều trùng với 2 trận gặp đội tuyển Việt Nam, vì vậy gần như chắc chắn hai đội bóng này chỉ sử dụng lực lượng trẻ để làm "quân xanh" cho đoàn quân của HLV Kim Sang Sik.
Cụ thể, theo lịch thi đấu, Daegu FC đá trận play-off vào các ngày 28/11 (lượt đi) và 1/12 (lượt về). Trong khi đó, Jeonbuk đá play-off lượt đi vào ngày 1/12 (lượt về ngày 8/12).
Hai "quân xanh" của đội tuyển Việt Nam có nguy cơ xuống hạng (Ảnh: VFF).
Liên quan tới sự chuẩn bị của đội tuyển Việt Nam, sáng 24/11, thầy trò HLV Kim Sang Sik có buổi rèn thể lực tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju - sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, mới được đưa vào sử dụng hồi tháng 4 năm ngoái.
Đúng như tên gọi Smart AirDome (mái vòm thông minh), sân được bao phủ bởi vòm che kín khổng lồ tích hợp hệ thống sưởi ấm, làm mát và luân chuyển không khí rất hiện đại. Nhờ công nghệ này, nhiệt độ trong sân luôn đảm bảo ở 26 độ C vào mùa hè và 18 độ C vào mùa đông, với độ ẩm được duy trì ở 50%.
Điều kiện này đã giúp các cầu thủ có thể tập luyện một cách thoải mái ở mọi thời điểm trong năm, bất chấp thời tiết mùa hè oi bức hay mùa đông lạnh giá.
Lần đầu tiên được trải nghiệm môi trường tập luyện lý tưởng như vậy, nên các cầu thủ rất hứng khởi và không gặp nhiều khó khăn để nuốt trọn giáo án của chuyên gia thể lực Cedric Roger, đặc biệt là các bài biến tốc ở cự ly ngắn và trung bình.
Bên cạnh đó, các cầu thủ cũng tiếp tục được trang bị áo gắn chip GPS để giúp Ban huấn luyện thu thập, thống kê dữ liệu sinh học và thông tin về quá trình chạy, quãng đường di chuyển, vị trí, gia tốc, nhịp tim, tình trạng sức khỏe của từng cầu thủ, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Gần đây, vaccine sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động là một phần trong giải pháp tổng thể phòng chống sốt xuất huyết. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt vẫn cần được duy trì ngay cả khi đã tiêm chủng.
Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong những tháng cuối năm, Sở Y tế TPHCM đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã thực hiện điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.
Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để đưa ra hướng xử lý kịp thời và hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng cần được đồng thời thực hiện.
Song song đó, các UBND quận, huyện, phường xã cần tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động như: loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.
Trẻ điều trị sốt xuất huyết tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngành giáo dục cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, không để tồn tại vật chứa nước phát sinh lăng quăng, muỗi; thực hiện các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.
Sở Y tế lưu ý các sở, ban ngành, trong mỗi hoạt động cần có đánh giá tác động đến môi trường xung quanh và nguy cơ phát sinh dịch bệnh, để từ đó có biện pháp giải quyết căn cơ.
Và điều quan trọng là mỗi cá nhân, gia đình cần chủ động tìm, loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Khi có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Trên bình diện khu vực phía Nam, theo số liệu giám sát của Viện Pasteur TPHCM, số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 45 là 44.980 ca, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm 2023.
" alt=""/>TPHCM tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết, đã có 1 trường hợp tử vong