Ông được đưa vào Khoa Viêm gan - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - trong tình trạng da củng mạc mắt vàng, phù 2 chi dưới, tiểu ít, bụng chướng căng, được chẩn đoán suy gan cấp, viêm phổi/viêm gan B, COPD. Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh nhân nặng, tiên lượng tử vong, gia đình xin đưa về nhà. Sau đó, bệnh nhân tử vong tại nhà.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Phương, khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết, Việt Nam có 8-10% dân số mắc viêm gan B tương đương khoảng 8-10 triệu người. Bệnh viêm gan B không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài (trừ viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn). Vì vậy, người bệnh không đi khám và không phát hiện được mình bị nhiễm virus viêm gan B.
Trường hợp ông H. là một ví dụ điển hình. Người này đã dùng thuốc nam để điều trị bệnh COPD. Ông chỉ được phát hiện viêm gan B tình cờ trong đợt ốm nặng. Thời điểm này, bệnh viêm gan đã ở giai đoạn muộn, có biến chứng xơ gan, chưa loại trừ ung thư gan.
Để phòng bệnh và quản lý theo dõi, điều trị tốt bệnh viêm gan B, theo bác sĩ Phương khuyến cáo:
- Người dân chủ động đi xét nghiệm, sàng lọc viêm gan B để còn có kế hoạch quản lý, theo dõi và điều trị.
- Nếu người bệnh đã có bệnh về gan, tuyệt đối không được dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ đặc biệt là thuốc nam, thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện bị viêm gan B cần phải theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng. Ung thư gan nguyên phát có thể xuất hiện trên nền gan lành (chưa xơ hóa) ở người bệnh viêm gan B. Nếu được chẩn đoán sớm, người bệnh sẽ có cơ hội can thiệp, điều trị tốt.
TS Hoàng Việt Hà cho biết, clip là phút ngẫu hứng tại khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 17/3.
“Ở sự kiện này, tôi tham gia với vai trò lãnh đạo, xem các hoạt động của gian hàng tư vấn tuyển sinh của trường được triển khai ra sao, cùng đó trực tiếp tham gia công tác tư vấn cho các học sinh quan tâm.
Trước gian tư vấn, các sinh viên tổ chức hoạt động nhảy để tạo không khí sôi nổi. Tại đó có cả sinh viên trường tôi và cả các sinh viên trường khác. Sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên, lúc đó trong bầu không khí sôi động, các em sinh viên cứ đẩy mình ra tham gia cùng.
Thấy các em hào hứng, tôi cũng bắt nhịp để tạo không khí vui tươi. Rất vui là khi tôi ra nhảy, các sinh viên tỏ ra vô cùng hào hứng, cảm giác không còn e dè. Sau đó, có những sinh viên, học sinh chưa nhảy bao giờ cũng tham gia vào nhảy”, thầy Hà chia sẻ.
Thầy Hà cho hay, bản thân rất vui khi được sự đón nhận, cổ vũ từ các sinh viên, học sinh. “Lúc vào nhảy, tôi cũng chỉ nghĩ ngày hội cũng cần có những hoạt động vui vẻ, sôi động”.
Theo thầy Hà, điệu nhảy popping này thầy học và tập thường xuyên trong trường nên như những kỹ năng thông thường. “Nhà trường có hoạt động dạy nhảy, xướng âm cho sinh viên và trở thành những môn học. Chính vì vậy, những thầy cô giáo như chúng tôi cũng phải học để biết. Trong các hoạt động phong trào, văn nghệ của sinh viên tại trường, tôi cũng thường xuyên tham gia. Tôi học điệu nhảy này trong vòng mấy tháng. Lâu dần cũng bị quên một chút nên một số động tác có phần hơi ngượng nghịu”, thầy Hà nói.
Được biết, ở lễ khai giảng của trường hồi tháng 9, thầy Hà cũng tham gia một tiết mục popping cùng các bạn sinh viên.
“Tôi nghĩ việc mình tham gia các hoạt động như thế này sẽ xóa bỏ khoảng cách giữa thầy cô và học trò. Khi đó, các em sinh viên có thể tự nhiên và dám thể hiện chính mình. Không những vậy, các em học sinh tham gia ngày hội cũng cảm thấy sự thoải mái, gần gũi, dễ chia sẻ hơn, qua đó tiếp cận được những thông tin tuyển sinh được tốt nhất”, thầy Hà nói.