Hiện nay các trường học ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô không có nước hoặc nước bị nhiễm phèn nặng nên việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của học sinh là rất cần thiết. Trước tình hình này, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hội bảo trợ Bệnh nhân nghèo Tp.HCM, Hội đã phát động dự án “Hệ thống nước uống sạch cho trường học”, ưu tiên cho những địa bàn khó khăn của các tỉnh Kiên Giang, Long An, Bến Tre, Tiềng Giang, Cà Mau… nhằm mang đến nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho các em học sinh.
![]() |
Ông Bùi Xuân Huy - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland và Tiến sỹ Trần Thành Long - Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM ký biên bản ghi nhớ tài trợ, thông qua kế hoạch thực hiện chương trình |
Tùy vào điều kiện thực tế của địa phương, chương trình “Hệ thống nước uống sạch cho trường học” sẽ triển khai theo 02 hình thức: hệ thống trạm nước (gồm khoan giếng nước, xây bệ, lắp đặt bồn nước và máy lọc nước),hoặc trang bị máy lọc nước uống trực tiếp. Sau khi hoàn thành dự án, hàng ngàn giáo viên và học sinh sẽ có nguồn nước sạch, an toàn cho sinh hoạt hàng ngày.
![]() |
Đại điện Tập đoàn Novaland trao tặng số tiền 2 tỷ đồng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM |
Năm 2017, cũng thông qua Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM,Tập đoàn Novaland đã hỗ trợ 875 triệu đồng nhằm tiến hành 25 ca mổ tim cho trẻ em (từ dưới 16 tuổi)bị bệnh tim, có hoàn cảnh gia đình khó khăn tại TP.HCM và một số tỉnh thành khác (Đắk Lắk, Gia Lai, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Huế...)
Từ những chương trình cộng đồng thiết thực và bền vững, Novaland vừa vinh dự nhận bằng khen của UBND TP.HCM, ghi nhận sự đóng góp tích cực của Tập đoàn về các hoạt động an sinh xã hội Thành phố và Quỹ "Vì người nghèo" năm 2017.
Châu Bút
" alt=""/>2 tỷ đồng làm hệ thống nước uống sạch cho trường họcMón ngon từ đậu phụ trong ẩm thực Nhật
Cách làm món canh sườn nấu sấu chua dịu mát cho bữa cơm ngày hè
Cách làm mực khô xào miến, món ngon khiến ông xã ngất ngây
Dân tộc Kinh
Mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người Kinh không thể thiếu được các món ngon quen thuộc như: bánh chưng, bánh tét, dưa hành, thịt dông, nem, giò, thịt khi, củ kiệu, xôi, gà luộc, canh măng,… Tuy mỗi vùng miền có sự khác nhau về hương vị nhưng ngày bữa cơm ngày Tết không thể thiếu đi được những món ăn này.
Dân tộc Mông
Ba món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông đó chính là thịt, rượu và bánh ngô. Vào những ngày cúng đầu năm, trong nhà người Mông luôn có một mâm bánh dầy được làm ra từ những hạt gạo nếp nương ngon nhất.
Ngày 25, 26 tháng Chạp, người Mông bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Trước đây, người Mông không gói bánh chưng. Bây giờ thì có gói, nhưng bánh chưng không nhất thiết có trong bữa cỗ Tết của họ.
Dân tộc Thái
Người Thái thường sống ở các vùng ven sông, ven suối nên không những giỏi về chài lưới, đánh cá trên sông suối mà ngày càng giỏi về nuôi thả cả trên đồng ruộng, ao hồ. Vì vậy, cá là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Thái, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán, cá là món ăn chính không thể thiếu được. Người ta chọn con cá to nhất để riêng.
Đó là con cá đầu mâm cỗ nên được nướng nguyên con. Số cá còn lại được chế biến theo cách riêng của vùng này như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc, cá gói vùi tro bếp, lạp cá “pa lạp”… Đặc biệt món pa lạp là món ăn thật độc đáo thường làm để thết đãi khách quý mỗi khi tết đến xuân về.
Dân tộc Mường
Giống như người Kinh, bánh chưng là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong cái Tết của người Mường. Trước Tết từ hai đến ba ngày, mọi người trong bản, trong họ tộc hẹn lịch nhau, tập trung gói bánh hết từ nhà này sang nhà khác. Thời gian này thực sự là ngày hội, tuy bận rộn nhưng rất vui của trai, gái trong bản mường.
Dân Tộc Nùng
Người Nùng sống xen kẽ với người Tày, ngoài ra họ cũng rải rác ở một số tỉnh khác, như Bắc Giang... Tuy không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng nhưng không vì thế người Nùng sửa soạn cho ngày tết kém phần rôm rả. Ngoài bánh chưng được coi là lễ vật phần không thể thiếu để tiếp khách, họ còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro, bánh được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường phèn). Đây là món ăn được trẻ em đặc biệt ưa thích.
Dân tộc Dao
Tết đến, mỗi gia đình người Dao đều có vại thịt lợn (thịt heo) chua (gọi là ò sui). Món ăn này rất bình dị, dân dã, nhưng không thể thiếu trong những ngày tết. Nguyên liệu chế biến sẵn trong nhà, gồm thịt lợn, muối tinh, và cơm tẻ nguội. Món này ăn kèm với lá lốt và lá chấm chanh ớt mới cảm nhận được hết sự đậm đà của thịt ướp muối.
Tuy ẩm thực đặc trưng khác nhau nhưng ngày Tết vẫn là một dịp để cùng nhau quây quần thưởng thức bữa cơm gia đình ấm cúng.
Thu Hiền(tổng hợp)
" alt=""/>Món ăn ngon trong ngày Tết của các dân tộc ở Việt Nam